Tình báo Ukraine tiết lộ chiến dịch phá 3 oanh tạc cơ Tu-22 sâu 600km trong lãnh thổ Nga
Cục tình báo quân sự Ukraine vừa tiết lộ chi tiết về một chiến dịch đặc biệt trong đó ba máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga đã bị phá hủy tại sân bay Soltsy ở vùng Novgorod của Nga.
Ukraine tuyên bố máy bay ném bom của Nga đã bị phá hủy trong cuộc xâm nhập sâu 600km của trinh sát và UAV Ukraine. Trong ảnh, phi đội Tupolev Tu-22M3 bay qua trung tâm Moskva trong buổi tổng duyệt duyệt binh Ngày Chiến thắng 7/5/2022. Ảnh: AFP
Theo tờ Kyiv Post, Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine (HUR) mới đây đã lần đầu tiên tiết lộ chi tiết về một chiến dịch đặc biệt phá hủy hoặc vô hiệu hóa 3 máy bay ném bom TU-22M3 của Nga bằng máy bay không người lái.
Một đơn vị lực lượng đặc biệt, do Anh hùng Ukraine, Đại tá Oleh Babii chỉ huy, đã xâm nhập bằng đường bộ qua. hơn 600 km qua lãnh thổ Nga để thực hiện nhiệm vụ vào tháng 8 năm ngoái.
Như Kyiv Post đưa tin vào thời điểm đó, phi đội oanh tạc cơ Tu-22 của Nga đã được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Ukraine.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sâu trong hậu phương của Nga, đội đặc nhiệm Ukraine bắt đầu rút lui với sự bọc lót của chỉ huy Oleh Babii. Tuy nhiên Babii đã bị giết khi người của anh rút lui.
Tuyên bố của Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine cho biết: “Trở lại lãnh thổ do Ukraine kiểm soát, nhóm trinh sát của Đại tá Oleh Babii đã bị phục kích và rơi vào một trận chiến không cân sức với quân Nga. Trong trận chiến này, vào ngày 30/8/2023, bọc lót cho cuộc rút lui của đồng đội, trinh sát người Ukraine Oleh Babii đã bị trọng thương và thiệt mạng.”
Video đang HOT
Vì những việc làm của mình, Đại tá Babii đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Ukraine và Huân chương Sao vàng.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga. Ảnh: Pravda
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công ngày 19/8, sân bay quân sự Soltsy được cho là mục tiêu của máy bay không người lái, được Bộ Quốc phòng Nga mô tả là “UAV loại trực thăng”.
Phạm vi hoạt động tương đối ngắn của loại máy bay không người lái này đã khiến Bộ Quốc phòng Anh và những bên khác ngay lập tức suy đoán rằng máy bay không người lái này chắc chắn đã được phóng từ ngay trong lãnh thổ Nga.
Theo tình báo quân sự Ukraine, ngay từ những ngày đầu tiên Nga đưa quân vào Ukraine, Đại tá Babii đã tổ chức, thực hiện và chỉ huy một số hoạt động của lực lượng đặc biệt cả trên các vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga kiểm soát lẫn lãnh thổ Nga, những hoạt động trên thực tế đã có tác động trong tiến trình của cuộc xung đột này.
Đại tá Babii được ghi nhận đã hoàn thành 9 nhiệm vụ hành quân thành công trong hậu tuyến đối phương, 12 nhiệm vụ tổ chức và hỗ trợ phong trào kháng chiến ở vùng lãnh thổ Ukraine mất kiểm soát và hậu tuyến đối phương.
Trong các hoạt động này, “có tới 70 mục tiêu chiến lược quan trọng của địch đã được xác định, gồm các sở chỉ huy, thiết bị quân sự, thiết bị kỹ thuật và công sự…”, tuyên bố của HURcho biết.
Cũng theo cơ quan này, do nhóm của Đại tá Babii hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, việc hỗ trợ hậu cần cho quân đội Nga đã bị gián đoạn nghiêm trọng và các cơ sở quan trọng cũng như các thành phần cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị phá hủy. Toàn bộ các đơn vị của lực lượng Nga nơi bị tấn công đã bị tước bỏ khả năng chiến đấu, mất khả năng chỉ huy và kiểm soát quân đội cũng như vũ khí, bị gián đoạn liên lạc, và do đó sự gắn kết và hiệu quả ở khắp các hậu phương của Nga bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trong thời kỳ đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã sử dụng máy bay Tu-22M từ không phận Belarus bắn tên lửa hành trình vào lãnh thổ Ukraine.
Là một sản phẩm của hãng Tupolev, và được NATO gọi là “Backfire”, máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh tầm xa Tupolev Tu-22M chủ yếu trang bị cho Lực lượng tác chiến viễn chinh của Không quân và Lực lượng tác chiến viễn chinh không quân thuộc Hải quân Nga.
Tu-22M thường sử dụng các loại tên lửa hành trình (như Kh-15) làm vũ khí chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ tình hình, loại máy bay này cũng có thể mang vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường khác để tham gia chiến đấu. Nga đã tiến hành cải tiến Tu-22M3 và trang bị thêm phi cơ này tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-32. Việc bổ sung thêm Kh-32 sẽ trao cho phiên bản nâng cấp của Tu-22M3 khả năng tấn công đầy uy lực, không chỉ chống hạm, mà còn có thể tấn công mọi mục tiêu quân sự chiến lược khác.
Những mục tiêu hàng đầu loại máy bay này đảm trách nhiệm vụ tấn công là: căn cứ tên lửa vượt đại châu; nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân; căn cứ hải quân; căn cứ không quân chiến lược; các khu công nghiệp quốc phòng có tiềm lực mạnh; lực lượng chiến đấu trên biển và đất liền của đối phương.
So với máy bay ném bom thế hệ trước (Tu-16), ưu điểm lớn nhất của Tu-22M là tải trọng, với ít nhất 12 tấn, tốc độ (1.750 km/h) và bán kính chiến đấu (trên 3.000km). So với máy bay tiêm kích/bom F-111 hoặc Su-24, khả năng tải đạn và tầm bay của Tu-22M còn lớn hơn nhiều; khoang chứa bom, đạn trên Tu-22M lớn hơn khoang chứa của F-111 và Su-24.
Tình báo Ukraine nói về tình hình mới nhất tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Những thông tin được Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine không chỉ liên quan tới yêu cầu của phía Nga đối với công nhân Ukraine làm tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà cả đối với sự luân chuyển của các kỹ sư điện người Liên bang Nga.
Bản thông báo tình hình ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine đăng tải trên Telegram. Ảnh chụp màn hình
Ngày 17/12, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) đã đăng tải một thông báo trên kênh Telegram cho biết phía Nga đang gia tăng áp lực lên những người Ukraine làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, buộc họ lấy hộ chiếu Nga và ký hợp đồng với tập đoàn hạt nhân nhà nước Nga Rosatom trước ngày 31/12/2023.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết thêm các kỹ sư điện Nga làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngày càng bất bình vì họ không được luân chuyển công tác đúng hạn.
Thay vì làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hai tháng như được hữa, họ phải ở đây từ 6 tháng trở lên vì phía Nga khó tìm được chuyên gia sẵn sàng và có trình độ để thay thế họ.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận trước thông tin mà Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine đưa ra.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Zaporozhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, có tổng cộng 6 lò phản ứng, sản xuất tới 42 tỷ kilowatt giờ (kWh) điện, đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện hạt nhân và 1/5 tổng sản lượng điện hằng năm của Ukraine.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ những ngày đầu của cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022.
Ngày 5/9/2022, lò phản ứng số 6, đồng thời là lò phản ứng hoạt động cuối cùng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã không còn kết nối với lưới điện sau khi cơ sở này bị ngắt khỏi đường dây điện cuối cùng còn lại.
Cả Ukraine và Nga đều nhiều lần cáo buộc nhau có những hành động gây căng thẳng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, dẫn tới việc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) phải thanh sát cơ sở này hồi tháng 8/2023 và điều may mắn là các chuyên gia của IAEA không tìm thấy mìn hoặc chất nổ tại đây.
Nga phát lệnh bắt lãnh đạo tình báo Ukraine Nga đã phát lệnh bắt giữ lãnh đạo Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) Kirill Budanov nhưng không nêu rõ lý do. Dữ liệu của Bộ Nội vụ Nga cho biết người đứng đầu GUR, ông Budanov, đang bị truy nã với các "cáo buộc hình sự chưa xác định tội danh". Quyết định của Nga diễn ra trong...