Tình báo phát hiện Ukraine định tấn công Crimea, Donbass ngày 8/3, Putin ra tay trước một bước?
Ông Denis Pushilin- người đứng đầu CHND Donetsk cho biết, tình báo đã phát hiện các lực lượng vũ trang Ukraine lên kế hoạch tấn công Crimea và Donbass vào ngày 8/3/2022.
Quân đội Ukraine. Ảnh Reuters
Trong cuộc họp báo được Sputnik đưa tin ngày 6/3, ông Denis Pushilin nói rằng: “Theo dữ liệu tình báo của chúng tôi và lời khai của các tù nhân, chiến dịch tấn công của Kiev dự kiến bắt đầu vào ngày 8/3/2022. Tư liệu cho thấy cuộc tấn công đã được lên kế hoạch đồng thời nhắm vào lãnh thổ các nước Cộng hòa vùng Donbass và lãnh thổ Crimea”.
Video đang HOT
Ngoài ra, người đứng đầu DNR đã cho xem tấm bản đồ Crimea có đánh dấu các điểm bố trí quân trên đó.
Tại trụ sở của “Right Sector” (một tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga), một máy tính xách tay chứa thông tin tình báo về Donbass và Crimea với ký hiệu NATO đã được phát hiện, đây là bằng chứng trực tiếp về sự hỗ trợ của liên minh, ông Pushilin đứng đầu DNR tuyên bố. Hiện phía Ukraine chưa lên tiếng bình luận về thông tin này.
Trước đó, ngày 21/2, đáp lại đề nghị từ các nước Cộng hòa Donbass và sau lời kêu gọi của các đại biểu Duma Quốc gia, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của LNR và DNR.
Sáng sớm ngày 24/2, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine.
Tổng thống Nga, Pháp tiếp tục điện đàm trong ngày 20/2
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 19/2, Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ điện đàm trong ngày 20/2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại miền Đông Ukraine đang nóng lên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp báo chung ở Moskva, Nga, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 12/2, hai nhà lãnh đạo này đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ 40 phút, thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Vào thời điểm đó, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng những cáo buộc về việc Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine là "sự suy đoán mang tính khiêu khích" và có thể dẫn đến một cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Elysee cho hay tại cuộc điện đàm trên, Tổng thống Macron đã nói với người đồng cấp Putin rằng những cuộc đàm phán chân thành không thể diễn ra nếu không có những nỗ lực giảm leo thang căng thẳng liên quan đến Ukraine. Cả hai nhà lãnh đạo "đều bày tỏ mong muốn tiếp tục đối thoại" về biện pháp "thúc đẩy các thỏa thuận Minsk" liên quan đến khu vực Donbass, cũng như "những điều kiện an ninh và ổn định ở châu Âu".
Tổng thống Macron cũng vừa thực hiện chuyến công du lần lượt tới Nga và Ukraine trong các ngày 7 và 8/2 và hội đàm với nhà lãnh đạo hai nước nhằm tìm cách giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
So sánh sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine khi căng thẳng leo thang Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển. Theo trang tin News.sky.com (Anh) ngày 19/2, Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine. Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục...