Tình báo Pháp cũng bí mật theo dõi điện thoại và internet
Cục tình báo đối ngoại của Pháp đã chặn các dữ liệu điện thoại và internet trên quy mô lớn, giống chương trình theo dõi gây tranh cãi có tên gọi Prism của Mỹ, nhật báo Pháp Le Monde đưa tin.
Trụ sở của DGSE tại Paris.
Theo tờ báo, dữ liệu được lưu trữ trên một siêu máy tính đặt tại trụ sở cục tình báo DGSE.
Hoạt động trên là “vi phạm luật pháp và vượt xa bất kỳ sự giám sát đúng đắn nào”, Le Monde viết. Các cơ quan tình báo khác của Pháp được cho là đã bí mật tiếp cận các dữ liệu thu được.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu sự theo dõi của DGSE có đi xa như Prism hay không. Cho tới nay giới chức Pháp chưa bình luận về các thông tin của Le Monde.
DGSE được cho là đã phân tích “siêu dữ liệu” – không phải nội dung các e-mail và các liên lạc khác – nhưng dữ liệu tiết lộ ai đang nói chuyện với ai, ở đâu và khi nào.
Video đang HOT
Các liên lạc bên trong nước Pháp và giữa nước này với các quốc gia khác đều bị theo dõi, tờ báo cho hay.
Theo Le Monde, dữ liệu bị thu thập được lưu tại 3 tầng hầm của tòa nhà DGSE ở Paris. DGSE tương tự tư cơ quan tình báo đối ngoại MI6 của Anh.
Các chuyên gia cho hay hoạt động theo dõi trên là nhằm phát hiện các phần tử khủng bố. Nhưng quy mô của nó chứng tỏ “bất kỳ ai cũng có thể bị theo dõi, vào bất kỳ thời điểm nào”, Le Monde viết.
Trong khi đó, thế giới ngày càng phản ứng giận dữ trước những tiết lộ rằng Mỹ đã bí mật thu thập các dữ liệu internet và điện thoại.
Chính phủ Pháp đã chỉ trích mạnh mẽ chương trình theo dõi của Mỹ, vốn cũng bao gồm việc nghe lén các liên lạc chính chức của EU.
Quy mô hoạt động theo dõi của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã bị phanh phui trong các tài liệu tình báo mật mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ.
Cơ quan tình báo Anh GCHQ cũng được cho là thực hiện một hoạt động thu thập dữ liệu quy mô lớn tương tự, hợp tác chặt chẽ với NSA.
Theo Dantri
Mỹ lên án hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông
Các thượng nghị sỹ Mỹ đã đệ trình nghị quyết lên án Trung Quốc dùng đe dọa và vũ lực trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác, trên Biển Đông và Hoa Đông.
Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nghị quyết Thượng viện 167, đã được 3 Thượng nghị sĩ có uy tín tại Mỹ đồng ký tên: Robert Menendrez (đảng Dân chủ, tiểu bang New Jersey), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ; Ben Cardin (đảng Dân chủ, tiểu bang Maryland), thành viên Ủy ban Đối ngoại; và ông Marco Antonio Rubio (đảng Cộng hòa, tiểu bang Florida), một Thượng nghị sĩ có uy thế, thường được xem là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2016.
Nghị quyết cũng kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông xây dựng và phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột.
Nghị quyết dự thảo, được đệ trình lên Ủy ban đối ngoại của thượng viện Mỹ, đã trích dẫn nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp khảo sát địa chất của một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hồi tháng 5/2011, tàu Trung Quốc ngăn các tàu tiến vào bãi cạn Scarborough hồi tháng 3/2012, Trung Quốc ra bản đồ chính thức định nghĩa đường biên giới quốc gia gọi là "đường 9 đoạn" và kể từ 8/5/2013, tàu hải giám và hải quân Trung Quốc duy trì hiện diện thường xuyên quanh bãi Cỏ Mây trên Trường Sa.
Nghị quyết dự thảo cũng trích dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2012 bày tỏ lo ngại đối với việc Trung Quốc nâng cấp hành chính cái gọi là "thành phố Tam Sa" ở Biển Đông và thiết lập một đơn vị quân sự mới ở khu vực này.
Nghị quyết cho biết thêm vào tháng 1/2013, một tàu hải quân Trung Quốc đã ngắm bắn radar vào các tàu Nhật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông và vào ngày 23/4/2013, 8 tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng 12 hải lý quanh Senkaku/Điếu Ngư, làm leo thang thêm căng thẳng khu vực.
Các thượng nghị sỹ cho rằng Bắc Kinh gần đây đã thực hiện những bước đi đơn phương khác, trong đó tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "lợi ích cốt lõi" và "vẽ không đúng" đường cơ sở quanh Senkaku/Điếu Ngư, cũng như duy trì sự hiện diện của quân đội quanh quần đảo do Nhật quản lý này.
Nghị quyết dự thảo yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án "việc bắt nạt, sử dụng đe dọa, vũ lực của quân đội, hải giám, hoặc các tàu cá, máy bay quân, dân sự ở Biển Đông và Hoa Đông, nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền biển đảo hoặc lãnh thổ hoặc để thay đổi hiện trạng".
Văn kiện kêu gọi tất cả cá bên trong vùng tranh chấp kiềm chế để tránh có hành động làm leo thang căng thẳng, tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc thông qua trọng tài quốc tế.
Văn kiện ủng hộ hoàn toàn các nỗ lực của chính phủ cũng như quân đội Mỹ nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo Dantri
Việt Nam lần đầu tiên đăng cai Hội nghị các đảng chính trị châu Á (ICAPP) Tại cuộc họp báo chiều 24/4, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng thông báo: cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban thường trực của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) sẽ khai mạc vào ngày 25/4, tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức hoạt động của ICAPP với...