Tình báo Mỹ quyết ngăn cản liên minh Đức-Nga
Những biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, những gì diễn ra ở Ukraine cho thấy Mỹ đang muốn ngăn chặn sự thân thiện nguy hiểm giữa Đức-Nga…
Lãnh đạo cơ quan tình báo tư nhân Mỹ Strafor nhận định, những gì Washington đang tiến hành tại Ukraine và biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow cho thấy, Mỹ đang muốn ngăn chặn liên minh Đức-Nga.
Lần đầu tiên, cơ quan chuyên nguyên cứu và phân tích các vấn đề địa chính trị trên toàn cầu, có trụ sở ở Austin, Texas đã lên tiếng công khai chiến lược an ninh của Mỹ.
Theo đó, người đứng đầu Stratfor George Friedman đã nhận định mục tiêu chiến lược quan trọng của Chính phủ Mỹ là ngăn ngừa việc hình thành liên minh Đức-Nga. Chặn đứng được liên minh này là cách duy nhất để tiêu diệt từ trong “trứng nước” một liên minh cường quốc thế giới có khả năng tiếm quyền và giành vị trí siêu cường duy nhất trên thế giới của Mỹ.
Phát biểu trong một video được đăng tải trên trang tin GlobalResearch, ông nhận định, công nghệ và nguồn vốn của Đức kết hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực đất đai của Nga có thể tạo ra một thế giới lưỡng cực. Lo sợ trước triển vọng đó, Mỹ đã tìm mọi cách ngăn chặn liên minh này, bằng cách làm suy yếu cả Đức và Nga.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành của Stratfor George Friedman
Chiến lược đó giải thích cho những gì ông Obama đang thực hiện ở Ukraine, và các biện pháp trừng phạt hiện đang gây “tổn thương” cho cả Nga và Đức. Tuy nhiên, ông Friedman cho hay, Mỹ đang tiến hành những điều vô nghĩa, và chiến lược này chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng Ukraine và những gì đang diễn ra vừa qua, Đức là quốc gia duy nhất gần như đi ngược lại toàn bộ những chính sách của Mỹ về điểm nóng Đông Âu này. Khi Washington kêu gọi gia tăng trừng phạt Nga hồi tháng 9/2014, Đức là quốc gia đầu tiên phản đối việc này. Với họ, các biện pháp được áp dụng từ tháng 6 đã đủ thích đáng.
Sau đó, thỏa thuận Minsk 1 được ký kết, tuy nhiên chiến tranh ở miền Đông Ukraine không có tiến triển, lệnh ngừng bắn liên tiếp bị vi phạm. Mỹ đề xuất một loạt các biện pháp gia tăng trừng phạt, trong đó có việc loại đồng ruble khỏi hệ thống thanh toán quốc tế, và siết chặt việc kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài vào Nga.
Tuy nhiên, Đức chính là quốc gia đi đầu trong việc phản đối điều này. Theo Berlins, họ cần Moscow như một bên quan trọng để giải quyết vấn đề, và việc gia tăng các biện pháp trừng phạt chỉ làm căng thẳng thêm leo thang.
Đồng thời, khi những ngày vừa qua, Mỹ liên tiếp tổ chức tập trận với khối quân sự NATO, thì liên minh châu Âu đã đề xuất việc thành lập quân đội riêng. Như vậy, EU sẽ trở thành một nhà nước thống nhất với nền chính trị, quân sự, kinh tế đồng nhất, và sẽ là quốc gia mạnh nhất trên thế giới. Tất nhiên, Đức sẽ nắm vai trò then chốt trong việc lãnh đạo quốc gia ấy.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Merkel trong một hội nghị thượng đỉnh ở Hannover
Nếu điều này thực sự xảy ra thì Mỹ sẽ hoàn toàn mất đi vai trò siêu cường số một, nắm quyền kiểm soát, chi phối thế giới mà họ đang tại vị từ sau khi Liên Xô sụp đổ cho đến nay.
Tiếp đến, Mỹ kêu gọi viện trợ quân sự cho Ukraine, một lần nữa Đức là quốc gia phản đối quyết liệt. Bởi Berlins cho rằng hành động này sẽ châm ngòi cho một sự can thiệp quân sự từ phía Nga – một cường quốc vũ khí và cả hạt nhân, điều ấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh của cả châu Âu chứ không riêng một mình Ukraine.
Bằng mọi cách, Đức đang đi ngược lại với ý chí của Mỹ, và tỏ ra ngày càng bênh vực nước Nga. Và đây là câu chuyện không mới, khi từ năm 2008, sau khi thực hiện cách mạng màu ở Ukraine, Mỹ, Anh, Pháp đã có ý định đưa quốc gia này trở thành thành viên của NATO.
Nhưng khi đó, Đức đã một mực phản đối vì cho rằng hành động ấy sẽ khiến Nga nổi giận và gây bất ổn đến toàn châu lục. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, Berlins luôn thể hiện những hành động thúc ép Kiev thực hiện thỏa thuận Minsk 2 (12/2/2015) một cách nghiêm túc nhất.
Đức cũng là quốc gia có hợp tác chặt chẽ nhất với kinh tế Nga. Khi lệnh cấm vận được áp đặt, cả Nga và Đức đều hứng chịu những thiệt hại nặng nề.
Phải nói rằng, mối quan hệ giữa Đức và Nga ngày càng thân thiết. Và điều ấy hoàn toàn khiến cho Mỹ cảm thấy bất an. Việc họ tìm cách chia rẽ liên minh tương lai này là điều dễ hiểu.
Theo Đất Việt