Tình báo Mỹ bất ngờ với kế hoạch của Nga ở Ukraine
Giới chức tình báo Mỹ đã không thể dự báo được cuộc can thiệp quân sự bất ngờ của nước Nga ở bán đảo Crimea thuộc Ukraine.
Các binh sĩ được cho là của Nga triển khai tại bán đảo Crimea – Ảnh: AFP
“Tình báo Mỹ đã không dự đoán được động thái quân sự này”, một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên nói với tờ Los Angeles Times ngày 3.3.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Shawn Turner, các cơ quan tình báo Mỹ đã “cung cấp thông tin kịp thời và có giá trị giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ tình hình hiện tại và đưa ra những quyết định phù hợp”.
“Đó là sự thật chứ không phải lời biện hộ. Và bất kỳ ai cho rằng tình báo Mỹ thiếu sót thông tin liên quan đến tình hình ở Ukraine là những người không am hiểu vấn đề và bị sai lệch”, ông Turner nói.
Những khó khăn mà cộng đồng tình báo Mỹ gặp phải trong việc dự đoán động thái quân sự của Nga hiện nay cũng tương tự với lỗ hổng tình báo hồi năm 2008 khi quân đội Nga ủng hộ lực lượng ly khai ở Nam Ossetia chống lại Georgia trong một cuộc chiến tranh kéo dài 5 ngày. CIA đã mất cảnh giác vào thời điểm đó, các quan chức cho biết.
Video đang HOT
Cũng yêu cầu giấu tên khi thảo luận về vấn đề nhạy cảm, một cựu sĩ quan CIA cho biết, việc cơ quan tình báo đặt trọng tâm vào chống khủng bố trong vòng 13 năm qua đã làm suy yếu khả năng tiến hành các hoạt động gián điệp chống lại những đối thủ truyền thống, bao gồm cả Nga.
“Cụm tình báo CIA ở Kiev (Ukraine) chỉ có khoảng từ 2 đến 3 sĩ quan đặc trách. Và họ hầu như không đủ nguồn tin để có thể dự đoán ý định của Nga”, ông nói.
Ngoài ra, một cựu sĩ quan tình báo cao cấp có kinh nghiệm hoạt động trong khu vực cho biết, CIA không đủ nguồn lực để có thể dự báo kế hoạch của ông Putin ở Crimea. Tuy nhiên, ông cho biết, không nên xem đó như là một thất bại tình báo vì thậm chí các nhà phân tích cũng đã không lường trước được việc các đơn vị của Nga rời căn cứ, theo Los Angeles Times.
“Sự hiện diện của quân đội Nga là một sự đã rồi, vì vậy không ai quan tâm tìm hiểu những gì đang diễn ra bên trong các căn cứ đó”, ông nói.
Một phát ngôn viên của CIA cũng bác bỏ quan điểm cho rằng các cơ sở hoạt động gián điệp của cơ quan đã bị teo lại, theoLos Angeles Times.
“Mặc dù không được phép nói về những nỗ lực tình báo cụ thể, nhưng có thể nói cơ quan của chúng tôi là một tổ chức hoạt động linh hoạt với quy mô toàn cầu, và phải giải quyết một loạt các mối đe dọa an ninh quốc gia xảy ra hầu như mỗi ngày, và cùng một thời điểm”, phát ngôn viên Boyd nói.
Nguyên Giang
Theo TNO
Lục quân Mỹ giảm mạnh quân số
Lầu Năm Góc có kế hoạch tinh giản quân số của lục quân và loại bỏ một phi đoàn phản lực cơ tấn công của Không quân, theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Các binh sĩ lục quân Mỹ ở Afghanistan - Ảnh: Reuters
Tờ New York Times cuối tháng 2.2014 dẫn lời một số quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết lục quân Mỹ sẽ giảm quân số xuống tương đương với thời kỳ trước Thế chiến thứ hai nhằm thích ứng với tình trạng cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Theo đề xuất, quân số của lục quân Mỹ sẽ giảm xuống còn 440.000 - 450.000 binh sĩ. Trước đó, lục quân Mỹ được cho là sẽ bị cắt giảm xuống còn khoảng 490.000 binh sĩ, so với đỉnh điểm 570.000 quân sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001.
Số ngân sách tiết kiệm từ việc cắt giảm quân số sẽ dành cho công tác huấn luyện và trang bị các loại vũ khí tốt nhất cho quân đội, các quan chức cho biết.
Đường lối chiến tranh mới của Mỹ, được nhấn mạnh trong đề xuất của ông Hagel, là nhằm bảo vệ khoản chi phí dành cho các lực lượng đặc nhiệm và năng lực chiến tranh không gian. Ngoài ra, còn cho phép quân đội Mỹ có thể bảo vệ lãnh thổ Mỹ, lợi ích quốc gia ở nước ngoài và giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào.
"Dù bị cắt giảm quân số, nhưng quân đội sẽ cơ động, hiện đại và được huấn luyện tốt hơn", một vị quan chức nói.
Trọng tâm kế hoạch của ông Hagel là tái phối lực lượng bộ binh của Mỹ, từ quân nhân hiện dịch cho đến Vệ binh Quốc gia và Lực lượng trừ bị. Trong nhiều thập kỷ vừa qua và đặc biệt là trong chiến tranh Lạnh, Lầu Năm Góc luôn quan niệm rằng cần phải duy trì quân số đủ lớn để có thể tham gia hai cuộc chiến cùng lúc. Nhưng theo các tài liệu về ngân sách và chiến lược gần đây thì quân đội phải tốc chiến tốc thắng trong một cuộc xung đột, đồng thời chặn bước tiến của kẻ thù trong cuộc chiến thứ hai để huy động và tái triển khai lực lượng cần thiết để giành chiến thắng.
Lực lượng trừ bị và Vệ binh quốc gia bị cắt giảm ít hơn nhưng có nhiều thay đổi về vũ khí trang bị. Theo đó, trực thăng tấn công Apache của Vệ binh sẽ được chuyển giao cho Lục quân và nhận lại trực thăng Black Hawk.
Đề xuất của ông Hagel cũng cho giải nhiệm toàn bộ phi đoàn máy bay tấn công A-10 của Không quân, cũng như loại máy bay trinh sát U-2 nổi tiếng. Nhưng kinh phí phát triển chiến đấu cơ F-35 vẫn được duy trì dù đang gây nhiều tranh cãi vì quá tốn kém và chậm trễ tiến độ.
Hải quân sẽ được phép mua 2 tàu khu trục và 2 tàu ngầm tấn công mỗi năm. Nhưng 11 tuần dương hạm sẽ phải hoạt động cầm chừng trong suốt quá trình hiện đại hóa. Mặc dù có kế hoạch giải nhiệm một tàu sân bay, nhưng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục duy trì đội tàu 11 chiếc hiện nay, ít nhất là trong một năm.
Kế hoạch cắt giảm của ông Hagel phù hợp với kế hoạch ngân sách đạt được giữa Tổng thống Barack Obama và Quốc hội hồi tháng 12.2013, trong đó áp đặt mức trần chi tiêu quân sự vào khoảng 496 tỉ USD cho năm tài chính 2015. Nhưng chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự công kích của các nhóm lợi ích khác nhau như các tổ chức cựu chiến binh, các nhà sản xuất vũ khí, và một số thành viên Quốc hội, những người sẽ tìm cách ngăn chặn việc đóng cửa các cơ sở quân sự trên địa bàn của họ, theo The New York Times.
Nguyên Giang
Theo TNO
5 loại vũ khí thay đổi hình thái chiến tranh tương lai Trang National Interest của Mỹ hôm 12.2 đã thiết lập một danh sách 5 loại vũ khí có khả năng thay đổi bản chất của chiến tranh tương lai dựa trên sự cân bằng giữa chiến tranh quy ước và chiến tranh ngoại lệ. Hình mô phỏng một tên lửa siêu âm - Ảnh: Washington Times Việc dự đoán những loại vũ khí...