Tình báo Liên Xô tìm hiểu kế hoạch của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai

Theo dõi VGT trên

Trước khi tấn công sang phía Đông, với sự hỗ trợ ngầm của Anh, Pháp và Mỹ, Hitler bắt đầu củng cố vị thế của mình ở Tây Âu.

Năm 1936, y đưa quân vào vùng phi quân sự Rheinland.

Đây là sự vi phạm trắng trợn Hòa ước Versailles. Lẽ ra, có thể ngăn chặn hành động xâm lược này, nhưng Pháp và Anh đã ngầm đồng ý, vì họ chưa sẵn sàng tham chiến và hy vọng hướng sự xâm lược của Hitler sang phía Đông.

Một kẻ thù tiềm tàng khác chống Liên Xô là quân phiệt Nhật. Moscow lo ngại rằng việc Nhật chiếm Mãn Châu có thể là khúc dạo đầu cho hành động xâm lược Liên Xô, như đã được dự tính trong “bản ghi nhớ Tanaka” mà tình báo Liên Xô khai thác được.

Điện Kremlin còn lo lắng hơn trước những ý kiến của Kohki Hirota, đại sứ Nhật Bản tại Moscow, phát biểu trong một cuộc trò chuyện với Kasahara, một trong những tướng Nhật Bản lúc bấy giờ đang ở thủ đô Liên Xô. Ý kiến này được trình bày trong một bức điện tín của đại sứ gửi Bộ Ngoại giao Nhật Bản, bị tình báo Liên Xô chộp bắt được và giải mã.

Cụ thể, đại sứ Nhật viết: “Chiến tranh Xô – Nhật bắt đầu càng sớm càng tốt cho chúng ta. Chúng ta phải hiểu rằng tình hình ngày càng trở nên thuận lợi hơn đối với Liên Xô. Nói tóm lại, tôi hy vọng chính quyền sẽ quyết định tiến hành một cuộc chiến khẩn trương với Liên Xô và bắt đầu thực hiện chính sách phù hợp”.

Tình báo Liên Xô tìm hiểu kế hoạch của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai - Hình 1
Đại sứ Nhật Bản Kohki Hirota ở Moscow.

Đây là lời kêu gọi xâm lược trắng trợn đến mức vào tháng 3/1932, Bộ Ngoại giao Liên Xô tuyên bố công khai rằng Bộ này sở hữu các tài liệu do các quan chức quân sự cao cấp Nhật Bản viết, trong đó thông báo về các kế hoạch tấn công và xâm chiếm lãnh thổ Liên Xô. Tờ báo “Tin tức” của Liên Xô đã công bố các đoạn giải mã từ các bức điện tín của Nhật Bản, trong đó có đề nghị của Kasahara về một “cuộc chiến khẩn trương” và lời kêu gọi chiếm miền đông Siberia của Kohki Hirota.

Tình báo đối ngoại của Liên Xô cũng đọc được nội dung các cuộc trò chuyện kéo dài giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Đế chế thứ ba, JoachimvonRibbentrop, và tùy viên quân sự Nhật Bản (sau này là Đại sứ Nhật Bản tại Đức), tướng Osima. Các cuộc trò chuyện này kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Đức – Nhật vào ngày 25/11/1935. Mùa xuân năm 1936, một nhân viên tình báo Liên Xô ở Berlin đã lấy được sách mật mã của Đại sứ quán Nhật Bản, kể từ đó Moscow thường xuyên đọc được tất cả thư từ của Đại sứ Nhật Bản Osima ở Đức Quốc xã gửi Bộ Ngoại giao nước này.

Chỉ ba ngày sau khi ký kết Hiệp ước Đức – Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Maksim Litvinov đã công khai tuyên bố tại Moscow về sự tồn tại của hiệp ước bí mật Đức – Nhật, không được công bố trên báo chí. Việc ký kết hiệp ước bí mật này diễn ra sau 15 tháng đàm phán giữa tùy viên quân sự Nhật Bản và Bộ trưởng Ngoại giao Đức. Đương nhiên, bài phát biểu công khai của Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô không trích dẫn nguồn thông tin. Thế nhưng, ông nói rõ rằng tình báo Liên Xô đã “phá” được mật mã của Nhật Bản. Ví dụ, Bộ trưởng Ngoại giao cho biết: “Một số người cho rằng hiệp ước Đức – Nhật được viết bằng một mật mã đặc biệt, trong đó từ “chống cộng” mang nghĩa hoàn toàn khác với nghĩa từ điển của từ này, rằng mọi người giải mã văn bản đó theo những cách khác nhau”.

Video đang HOT

Tình báo Liên Xô tìm hiểu kế hoạch của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai - Hình 2
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Maksim Litvinov.

Những tuyên bố như vậy của chính phủ Liên Xô giống như một gáo nước lạnh dội xuống giới lãnh đạo Nhật Bản. Tuy nhiên, Tokyo không những không ngồi yên mà còn tìm cách “thử thách” sức mạnh quân sự thực tế của Liên Xô. Điều này được giải thích bởi những hành động khiêu khích của quân đội Nhật Bản tại khu vực hồ Khasan và sông Khalkhin Gol vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước.

Như chúng ta biết, xung đột quân sự cục bộ giữa quân đội Liên Xô và Nhật Bản diễn ra từ mùa xuân đến mùa thu năm 1939 trên sông Khalkhin Gol ở Mông Cổ (cách Ulan Bator khoảng 900 km về phía đông) gần biên giới Mãn Châu với Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

Trận chiến cuối cùng diễn ra vào cuối tháng 8 với sự thất bại hoàn toàn của sư đoàn bộ binh số 23 thuộc Tập đoàn quân số 6 của Nhật Bản. Sau khi nhận được một đòn chí tử, Nhật Bản buộc phải chấp nhận tình hình hiện tại và đồng ý giải quyết hòa bình mối quan hệ với Moscow. Hiệp định đình chiến giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký kết vào ngày 15/9/1939.

Tình báo Liên Xô tìm hiểu kế hoạch của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai - Hình 3
Cục trưởng Cục Tình báo đối ngoại Liên Xô Pavel Fitin.

Ngày 13/4/1941, hiệp ước về trung lập giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký kết trong thời hạn 5 năm. Người Nhật đồng ý ký hiệp ước này để đáp lại việc Đức và Liên Xô ký kết hiệp ước không tấn công lẫn nhau mà Berlin không thông báo trước cho Tokyo. Hiệp ước trung lập đóng vai trò tích cực trong việc ổn định tình hình ở Viễn Đông. Tuy nhiên, Moscow biết rằng ngày 27/9/1940, Nhật Bản đã ký hiệp ước hỗ trợ lẫn nhau với Đức và Ý, và do đó Moscow cho rằng tính trung lập của Nhật Bản có thể bị vi phạm bất cứ lúc nào, giống như Đức đã vi phạm hiệp ước không tấn công.

Chẳng hạn, tại phiên họp của Hội đồng Cơ mật ở Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yosuke Matsuoka nói rằng theo hiệp ước ba bên, “Nhật Bản sẽ hỗ trợ Đức trong trường hợp xảy ra chiến tranh Nga – Đức, còn Đức sẽ hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra chiến tranh Nga -Nhật”. Ông ta cho rằng trong khoảng hai năm nữa, mối quan hệ của Nhật Bản với Liên Xô có thể được xét lại. Điều này có nghĩa là Tokyo có thể sớm tấn công Liên Xô. Vì vậy, cần có thông tin chính xác về các kế hoạch thực sự của Nhật Bản đối với Liên Xô.

Tình báo Liên Xô tìm hiểu kế hoạch của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai - Hình 4
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yosuke Matsuoka.

Cuối tháng 6/1941, phát xít Đức dồn dập tấn công vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô. Trái với những dự đoán của Stalin, lực lượng vũ trang Đức Wehrmacht tập trung hỏa lực không phải ở Ukraina, mà ở Belarus, và ngày càng tiến nhanh về phía Moscow. Trong tình hình đó, câu hỏi về thái độ của Nhật Bản khiến Stalin và ban lãnh đạo Liên Xô lo lắng. Theo chỉ thị của Pavel Fitin, Cục trưởng Cục Tình báo đối ngoại, thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô, ngay sau khi phát xít Đức bắt đầu tấn công Liên Xô, các nhiệm vụ đã được gửi đến các cơ quan tình báo đối ngoại của Liên Xô ở Tokyo, London, Sofia, một số cơ quan tình báo đối ngoại ở Trung Quốc, Stockholm, Washington và các nước Mỹ Latinh. Câu hỏi được đặt ra là: kế hoạch thực sự của Nhật Bản đối với Liên Xô là gì, liệu Nhật có đứng về phía Đức không và bao giờ?

Mười ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, ngày 2/7/1941, hội nghị cấp cao ở Tokyo đã thông qua “Chương trình chính sách quốc gia. Theo đó, trước mắt, Nhật Bản sẽ không can thiệp vào cuộc chiến tranh Đức – Xô, thế nhưng Nhật sẽ bí mật chuẩn bị cuộc chiến chống Liên Xô. Văn kiện hội nghị cho biết: “Nếu chiến tranh Đức – Xô phát triển theo hướng thuận lợi cho Nhật Bản, thì nước này sẽ sử dụng lực lượng vũ trang để giải quyết vấn đề phía bắc”. Bộ Tổng tham mưu quân đội đế quốc Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch “Kantokuen”, theo đó, đạo quân Quan Đông tinh nhuệ đồn trú ở Mãn Châu với số lượng hơn một triệu binh sĩ sẽ tấn công Liên Xô rồi chiếm vùng Viễn Đông và Primorye.

Gặp khó khăn nhiều nhất trong việc trả lời câu hỏi của Stalin và ban lãnh đạo Liên Xô là cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô tại Tokyo, nơi hoạt động của tất cả các cơ quan đại diện của Liên Xô và đội ngũ nhân viên của họ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Kempeitai (Hiến binh Nhật) – cơ quan phản gián Nhật Bản. Việc giám sát các đại diện của Liên Xô được thực hiện chặt chẽ, các điệp viên phản gián bám theo từng bước chân của họ, tiến hành khám xét bí mật trong các khách sạn, căn hộ – khắp mọi nơi công dân Liên Xô đi qua.

Tình báo Liên Xô tìm hiểu kế hoạch của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai - Hình 5
Đạo quân Quan Đông, Nhật Bản.

Như đã đề cập, các cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô nhận được thông tin chủ yếu về Nhật Bản thông qua các kênh bắt sóng vô tuyến. Trong những năm 1940-1941, cơ quan tình báo đối ngoại “hợp pháp” của Liên Xô ở Tokyo đã tuyển mộ được ba người nước ngoài làm việc trong các cơ quan chính phủ quan trọng của Nhật Bản. Cơ quan này cũng được sử dụng thông tin về các phương hướng hoạt động tình báo của Nhật Bản chống lại Liên Xô. Có ý nghĩa lớn nhất đối với Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô là các thông tin về việc chỉ có Bộ tư lệnh lục quân Nhật Bản ủng hộ ý tưởng Đức tấn công Liên Xô. Còn Bộ tư lệnh hải quân Nhật vốn có ảnh hưởng lớn hơn lại chủ trương chiến tranh chống Mỹ và chiến Đông Nam Á.

Cuối tháng 6/1941, tình báo đối ngoại Liên Xô trình lên Stalin báo cáo của cơ quan tình báo đối ngoại Tokyo đề ngày 26/6: “Nguồn của tình báo đối ngoại cho biết: “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản về cuộc chiến tranh Xô – Đức như sau:

- Nhật Bản hiện không có ý định tuyên chiến và đứng về phía Đức. Mặc dù chưa biết chính sách này sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.

- Liên Xô sẽ không đưa ra bất kỳ yêu sách nào và sẽ không tuyên bố thái độ dứt khoát của mình. Nhật Bản dự định giữ im lặng trước diễn biến của chiến tranh và quan hệ quốc tế.

Các nhà tình báo khẳng định rằng chính sách này của Nhật Bản được giải thích như sau:

- Nhật Bản chưa sẵn sàng tham chiến với Liên Xô. Họ không vội vã, vì tham chiến càng muộn, Nhật càng ít chịu tổn thất.

- Nếu Nhật Bản phát động chiến tranh chống lại Liên Xô, thì Mỹ sẽ tuyên chiến với Nhật Bản và nước này sẽ buộc phải chiến đấu trên hai mặt trận”.

Tổng cộng, trong năm 1941-1942, có hơn 30 báo cáo trả lời câu hỏi liệu Nhật Bản có tham chiến về phe Đức trong những tháng tới hay không. Đồng thời, cần đặc biệt nhấn mạnh rằng tất cả các tài liệu về Nhật Bản mà tình báo đối ngoại Liên Xô nhận được vào thời điểm đó đều chứng minh rằng chính phủ Nhật Bản coi việc tấn công Liên Xô phụ thuộc vào tình hình trên mặt trận Xô – Đức. Như vậy, vấn đề Nhật Bản tham gia cuộc chiến chống Liên Xô vẫn chưa bị loại bỏ khỏi chương trình nghị sự của tình báo đối ngoại cho đến năm 1943, sau trận Stalingrad và trận Kursk, khi sáng kiến chiến lược ở mặt trận phía Đông đã chắc chắn chuyển vào tay Hồng quân Liên Xô

Pháp theo đuổi thỏa thuận hạt nhân ở Trung Á

Pháp đang có tham vọng gia tăng cường hiện diện ở Trung Á trong bối cảnh EU đang tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc.

Pháp theo đuổi thỏa thuận hạt nhân ở Trung Á - Hình 1
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp ở Astana ngày 1/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ Politico (Mỹ), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 1/11 bắt đầu chuyến công du tới Kazakhstan và Uzbekistan, nơi Paris hy vọng có được thỏa thuận về urani cho các nhà máy hạt nhân của nước này.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng với các nhà cung cấp lớn hiện tại của EU là Niger và Nga.

Một quan chức Điện Elysée cho biết chuyến thăm của ông Macron tới hai nước thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng của Pháp trong khu vực.

Kazakhstan và Uzbekistan đều là nhà cung cấp urani hàng đầu của Pháp, vốn là nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy hạt nhân.

Mùa hè năm ngoái, chính quyền quân sự đã tiếp quản Niger, nơi cung cấp 15% nhu cầu urani của Pháp, làm dấy lên câu hỏi liệu quốc gia châu Phi này có thể tiếp tục là nguồn cung cấp đáng tin cậy hay không. Tình hình nhập khẩu urani của Nga cũng không ổn định kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

"Niger và Nga có thể đặt ra vấn đề về lâu dài nếu EU áp đặt các lệnh trừng phạt lĩnh vực hạt nhân. Chuyến thăm Trung Á của Tổng thống Macron giúp giải đáp phần nào những lo ngại đó", một chuyên gia nghiên cứu về năng lượng châu Âu tại Viện Nghiên cứu Jacques Delors ở Paris cho biết.

Lĩnh vực hạt nhân của Nga cho đến nay vẫn chưa trở thành mục tiêu trừng phạt của EU nhưng các nước thành viên vẫn tiếp tục gây áp lực với Moskva. Lượng urani mà EU nhập khẩu từ Nga vào năm ngoái đã giảm 16% so với năm 2021, trong khi lượng urani từ Kazakhstan tăng hơn 14%.

Đầu năm nay, Yerzhan Mukanov, Giám đốc điều hành công ty hạt nhân nhà nước Kazatomprom, nói với Politico rằng ông nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng từ châu Âu và Kazakhstan có ý định trở thành nước đóng góp đáng kể cho thị trường hạt nhân châu Âu.

Công ty hạt nhân Orano của Pháp đang hoạt động ở Kazakhstan, nơi họ đã vận hành các mỏ urani từ những năm 1990 và gần đây hơn là ở Uzbekistan. Chủ tịch của Orano Claude Imauven đang tháp tùng ông Macron trong chuyến thăm cùng với 14 giám đốc điều hành người Pháp khác, trong đó có Luc Remont, người đứng đầu tập đoàn năng lượng khổng lồ EDF của Pháp.

Một quan chức Pháp cho biết các hợp đồng mới và quan hệ đối tác kinh doanh sẽ được công bố trong chuyến thăm, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. EDF cũng muốn là nhà cung cấp lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy hạt nhân đầu tiên của Kazakhstan.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại họcCảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại học
15:33:26 14/01/2025
Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất muaChuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua
15:19:05 13/01/2025
Ứng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân PhápỨng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân Pháp
13:08:50 14/01/2025
UAV 'không thể gây nhiễu' của Nga gây khó cho UkraineUAV 'không thể gây nhiễu' của Nga gây khó cho Ukraine
22:32:22 14/01/2025
Los Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừngLos Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừng
21:47:43 13/01/2025
Giữa cháy rừng nghiêm trọng, trộm định 'ghé' nhà Phó tổng thống Mỹ?Giữa cháy rừng nghiêm trọng, trộm định 'ghé' nhà Phó tổng thống Mỹ?
22:43:54 13/01/2025
Ngành bảo hiểm chao đảo do cháy rừng tại MỹNgành bảo hiểm chao đảo do cháy rừng tại Mỹ
17:08:44 13/01/2025
Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở pháo đài chiến lượcUkraine tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở pháo đài chiến lược
10:15:09 13/01/2025

Tin đang nóng

Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?
23:46:43 14/01/2025
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặtLễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặt
21:40:56 14/01/2025
HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!
22:22:25 14/01/2025
Động thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phúĐộng thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phú
23:49:39 14/01/2025
Bị nợ tiền cát-sê, nữ diễn viên cay đắng viết lời tâm sự khi Tết đến gầnBị nợ tiền cát-sê, nữ diễn viên cay đắng viết lời tâm sự khi Tết đến gần
21:44:31 14/01/2025
Tài xế lái xe Mercedes lao xuống biển Nha Trang ra trình diệnTài xế lái xe Mercedes lao xuống biển Nha Trang ra trình diện
21:12:46 14/01/2025
Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở CampuchiaCuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia
22:35:54 14/01/2025
Bộ phim Trung Quốc tôn trọng phụ nữ nhất hiện tại: Được khen khắp MXH, nữ chính đã đẹp còn diễn hayBộ phim Trung Quốc tôn trọng phụ nữ nhất hiện tại: Được khen khắp MXH, nữ chính đã đẹp còn diễn hay
23:32:12 14/01/2025

Tin mới nhất

Houthi tuyên bố phóng tên lửa bội siêu thanh tấn công Bộ Quốc phòng Israel

Houthi tuyên bố phóng tên lửa bội siêu thanh tấn công Bộ Quốc phòng Israel

06:39:33 15/01/2025
Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 14.1 tuyên bố bắn tên lửa đạn đạo bội siêu thanh nhằm vào trụ sở Bộ Quốc phòng Israel, đánh dấu vụ phóng tên lửa thứ 3 trong vòng 12 tiếng.
Phiên điều trần vụ luận tội tổng thống Hàn Quốc kết thúc sau 4 phút

Phiên điều trần vụ luận tội tổng thống Hàn Quốc kết thúc sau 4 phút

22:27:10 14/01/2025
Phiên điều trần đầu tiên tại Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol đã kết thúc chỉ sau 4 phút do ông Yoon vắng mặt.
Giáo hoàng Francis nói gì về sức khỏe của mình trong tự truyện mới?

Giáo hoàng Francis nói gì về sức khỏe của mình trong tự truyện mới?

22:23:30 14/01/2025
Trong quyển tự truyện mới xuất bản hôm nay (14.1), Giáo hoàng Francis (88 tuổi) cho hay vẫn cảm thấy khỏe mạnh và chưa có kế hoạch từ chức.
Mỹ siết chặt xuất khẩu dòng chip AI

Mỹ siết chặt xuất khẩu dòng chip AI

22:20:16 14/01/2025
Chính phủ Mỹ cho biết sẽ tăng cường biện pháp hạn chế xuất khẩu chip và công nghệ sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).
Thống đốc Texas trái lệnh Nhà Trắng, thượng cờ mừng lễ nhậm chức ông Trump

Thống đốc Texas trái lệnh Nhà Trắng, thượng cờ mừng lễ nhậm chức ông Trump

22:15:04 14/01/2025
Tổng thống Joe Biden cho biết tuân theo quy định dành cho tang lễ của các cựu tổng thống, Nhà Trắng và các tòa nhà liên bang, công cộng trên toàn nước Mỹ sẽ treo cờ rủ tổng cộng 30 ngày.
Người Mỹ tìm đến 'Tiểu Hồng Thư' khi TikTok sắp bị cấm

Người Mỹ tìm đến 'Tiểu Hồng Thư' khi TikTok sắp bị cấm

22:11:20 14/01/2025
Các nhà sáng tạo nội dung sáng tạo Mỹ đã tìm đến ứng dụng mạng xã hội RedNote (Tiểu Hồng Thư) của Trung Quốc như một nền tảng thay thế cho TikTok sắp bị cấm.
Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế trở thành tân thủ tướng Li Băng

Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế trở thành tân thủ tướng Li Băng

22:08:58 14/01/2025
Tổng thống Li Băng Joseph Aoun ngày 13.1 đã chỉ định ông Nawaf Salam, Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trở thành tân thủ tướng của Li Băng.
Ông Biden nói đã để lại di sản đối ngoại mạnh mẽ cho ông Trump

Ông Biden nói đã để lại di sản đối ngoại mạnh mẽ cho ông Trump

22:04:58 14/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi những thành tựu về đối ngoại trong 4 năm nhiệm kỳ và để lại nền tảng vững chắc cho chính quyền kế nhiệm.
Nhân dân tệ trước nguy cơ thương chiến bùng phát

Nhân dân tệ trước nguy cơ thương chiến bùng phát

21:55:52 14/01/2025
Giữa rủi ro có thể leo thang thương chiến với Mỹ ở mức độ cao hơn trong thời gian tới, Trung Quốc đang đối mặt thách thức không nhỏ để giữ ổn định cho nhân dân tệ.
Ukraine nói điều kiện trả lính Triều Tiên bị bắt

Ukraine nói điều kiện trả lính Triều Tiên bị bắt

21:53:17 14/01/2025
Ngoài những người lính đầu tiên đến từ Triều Tiên bị bắt, chắc chắn sẽ còn nhiều người nữa. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi binh sĩ của chúng tôi bắt được những người lính khác , ông Zelensky chia sẻ trên nền tảng X.
Chính trường Mỹ căng thẳng vì cháy rừng

Chính trường Mỹ căng thẳng vì cháy rừng

21:48:40 14/01/2025
Phản ứng về các cáo buộc trên, văn phòng của ông Newsom cho biết không hề có tài liệu nào về khôi phục nguồn nước như ông Trump đề cập và điều đó hoàn toàn là hư cấu .
Trước ngày đổi chủ, Nhà Trắng nỗ lực đưa đàm phán Gaza về đích

Trước ngày đổi chủ, Nhà Trắng nỗ lực đưa đàm phán Gaza về đích

21:42:39 14/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của một thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và thả con tin, tăng cường viện trợ nhân đạo.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ cầu thủ Xuân Mạnh vay lãi, bán trâu để mua giày tập cho con

Mẹ cầu thủ Xuân Mạnh vay lãi, bán trâu để mua giày tập cho con

Sao thể thao

06:47:03 15/01/2025
Biết Phạm Xuân Mạnh cần đôi giày tập, nhà không có tiền, bà Phan Thị Hà đi vay lãi gửi tiền cho mua. Sau đó, gia đình phải bán con trâu duy nhất để trả khoản vay.
Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

06:42:37 15/01/2025
Theo công tố viên, chứng cứ thu thập đủ để truy tố ông Trump trước tòa, nhưng chiến thắng của ông Trump trong ngày bầu cử 5.11.2024 đã đảo lộn mọi thứ.
Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Loạt đồ ăn vặt Thái Lan hút giới trẻ Sài thành, có món đang 'hot trend'

Ẩm thực

06:27:04 15/01/2025
Xúc xích phô mai tan chảy, bánh sữa chảy After You, Crepe Thái, nước dừa matcha... là một trong những món ăn vặt nổi tiếng Thái Lan thu hút giới trẻ Sài thành thời gian qua.
Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim

Nghệ sĩ Phương Dung: Từng bỏ nghề mười mấy năm vì đi theo tiếng gọi con tim

Tv show

06:00:53 15/01/2025
Gây ấn tượng bởi lối diễn duyên dáng, ít ai biết rằng nghệ sĩ Phương Dung từng trải qua không ít gian truân, thậm chí có giai đoạn bỏ nghề suốt một thập kỷ.
Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Loạt phim điện ảnh Hàn đặc sắc nào chuẩn bị ra mắt năm 2025?

Phim châu á

06:00:05 15/01/2025
Là một tín đồ của điện ảnh Hàn, bạn đã bỏ túi ngay lịch phát hành và thông tin của rất nhiều bộ phim đặc sắc ra mắt ngay đầu tháng 1 năm 2025 chưa?
Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra theo kế hoạch

Hậu trường phim

05:59:38 15/01/2025
Theo trang Variety đưa tin vào thứ Hai, lễ trao giải Oscar vẫn diễn ra vào ngày 2 tháng 3 (giờ địa phương) mặc dù ngày công bố đề cử đã bị trì hoãn.
Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên

Nữ chính phim Việt giờ vàng xấu tính, vô duyên

Phim việt

05:57:28 15/01/2025
Thời gian gầy đây, bộ phim Đi Về Miền Có Nắng nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả khi lên sóng trên khung giờ vàng của VTV3.
Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh chán ăn tâm thần ở trẻ nhỏ

Sức khỏe

05:47:53 15/01/2025
ThS.BSNT Vũ Thị Mỹ Hạnh, Khoa Sức khỏe vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cha mẹ, giáo viên hoặc người chăm sóc có thể phát hiện dấu hiệu trẻ em hoặc vị thành niên mắc chứng chán ăn tâm thần, mặc dù nhiều trẻ có xu hướng...
Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Sao châu á

23:29:22 14/01/2025
Giới thạo tin cho biết cha Quan Hiểu Đồng đã ép cô phải chia tay với Lộc Hàm vì sợ bạn trai ảnh hưởng tới sự nghiệp của con gái.
Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Sao việt

23:04:58 14/01/2025
Trương Quỳnh Anh có buổi tiệc sinh nhật ấm áp bên bạn bè thân thiết, đón chào tuổi 35 với nhan sắc xinh đẹp và ngọt ngào.
Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Nhạc quốc tế

22:39:22 14/01/2025
Ador nhấn mạnh bản thân là công ty đại diện của NewJeans, do đó nhóm không thể tự ý ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng khác.