Tình báo Anh bị tố tấn công giới ngoại giao
Tình báo Anh lợi dụng vị thế chủ nhà trong các hội nghị quốc tế để tấn công xâm nhập email, điện thoại của các nhà ngoại giao nước ngoài.
Ngày 17/6, tờ The Guardian của Anh cho biết cơ quan chuyên nghe lén của Nha Tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) đã nhiều lần xâm nhập email và điện thoại của các nhà ngoại giao nước ngoài trong các hội nghị quốc tế do Anh tổ chức, thậm chí còn dựng cả một quán cà-phê Internet có gắn chíp nghe trộm nhằm đạt được lợi thế trong các cuộc thương lượng cấp cao.
Thông tin này được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Anh khai mạc hội nghị thượng đỉnh G8 hôm thứ Hai ở Bắc Ireland. Việc nước Anh bị cáo buộc lợi dụng vị thế chủ nhà để do thám đồng minh và các đại biểu tham dự có thể khiến các cuội hội đàm giữa các đoàn tham dự trở nên gượng gạo.
Trụ sở Nha Tình báo Chính phủ Anh (GCHQ)
Học giả Richard J. Aldrich cho rằng tổn thất về mặt ngoại giao của Anh sau vụ việc này là rất đáng kể, trong khi GCHQ từ chối đưa ra bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Tờ The Guardian đã trích dẫn nhiều tài liệu nội bộ của chính phủ do cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp làm cơ sở cho cáo buộc đối với hoạt động nghe lén của GCHQ, chẳng hạn như việc họ xâm nhập vào mạng máy tính của Bộ Ngoại giao Nam Phi và nhắm vào đoàn đại biểu Thổ Nhĩ Kỳ tai hội nghị G20 tổ chức ở London năm 2009.
Hiện người ta vẫn chưa rõ làm thế nào mà Snowden có được các tài liệu tình báo này của Anh, tuy nhiên tờ The Guardian cũng tiết lộ rằng thông tin được lấy từ một mạng nội bộ tối mật giữa GCHQ và cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden
Trong số các tài liệu này, đáng chú ý là việc GCHQ tấn công vào các điện thoại di động thông minh của các nhà ngoại giao nước ngoài, theo đó “khả năng tấn công điện thoại BlackBerry đem lại các bản sao báo cáo của các bộ trưởng tại hội nghị G-20″, và mục tiêu là các nhà ngoại giao đến từ tất cả các quốc gia có thói quen sử dụng điện thoại thông minh.
Một tài liệu khác cho biết GCHQ đã sử dụng một quán cà-phê Internet đã qua “xử lý” để có thể ghi lại thao tác gõ bàn phím và lấy được các thông tin nhạy cảm, và hoạt động này vẫn tiếp tục ngay cả khi hội nghị đã kết thúc. Rất có thể các máy tính tại quán cà-phê này đã được cài sẵn các phần mềm gián điệp nhằm đánh cắp mật khẩu và thâm nhập vào email của người dùng.
Theo 24h
Đến lượt tình báo Anh bị tố nghe lén
Tờ Guardian tiết lộ cơ quan tình báo Anh đã nghe lén các cuộc hội đàm của một số lãnh đạo G20 trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở London năm 2009.
Guardian cho biết họ có được thông tin này dựa trên những tài liệu mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden cung cấp.
Cựu điệp viên CIA Snowden
Theo Guardian, trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh G20 ở London, Trung tâm thông tin chính phủ Anh đã sử dụng các công nghệ trinh sát tiên tiến để thực hiện hành động gián điệp đối với lãnh đạo các nước thuộc khối NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và đặc biệt là Nga.
Tờ báo trên cho hay các điệp viên Mỹ làm việc tại căn cứ quân sự của không quân Hoàng gia Anh đã nghe lén hàng loạt lãnh đạo các nước, đặc biệt là các cuộc hội đàm của Tổng thống Nga D. Medvedev và phái đoàn Nga trong thời gian dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2009 và chuyển các thông tin nghe được cho tình báo Anh.
Theo hãng tin Nga Interfax, các cuộc điện đàm thông qua vệ tinh của Tổng thống Medvedev về Mátxcova cũng đã trở thành đối tượng bị chặn nghe.
Guardian viết rằng các điệp viên Mỹ làm việc ở căn cứ quân sự ở Bắc Yorkshire đã nỗ lực theo dõi các cuộc gọi của phái đoàn Nga từ Lodon về Matxcova và giải mã chúng. Tuy nhiên, Guardian không cho biết có bao nhiêu cuộc gọi đã được theo dõi và giải mã thành công.
Cũng theo Guardian tiết lộ, các điệp viên đã sử dụng các phương pháp theo dõi phi truyền thống. Họ đã mở các quán cà phê Internet đặc biệt dành cho các đại biểu dự Hội nghị G20 và bí mật cài đặt các thiết bị cũng như phần mềm theo dõi thư điện tử của các khách hàng.
Theo Guardian, mục đích của việc nghe lén là để tạo ra lợi thế cho bên này hoặc bên kia trong các cuộc đàm phán xung quanh Hội nghị thượng đỉnh G20.
Theo vietbao
Ba tàu hải giám Trung Quốc dồn dập xâm nhập Điếu Ngư/Senkaku Sáng 14/6, ba tàu Hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ tháng 9/2012 sau khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại vùng biển xung quanh quần đảo này và thỉnh thoảng lại tiến vào lãnh hải quần đảo. Lần xâm...