Tình bạn khác lạ của Elon Musk và Larry Page
Elon Musk và Larry Page xem nhau như anh em, nhưng nhiều lần tranh cãi vì quan điểm công nghệ của cả hai trái ngược nhau.
“Họ có một mối quan hệ khá vui vẻ”, Ashlee Vance, tác giả cuốn Elon Musk: Tesla, SpaceX, and the Quest for a Fantastic Future (Elon Musk: Tesla, SpaceX và Sứ mệnh tìm kiếm tương lai), nhận xét hồi năm 2015. “Khi Elon ở Thung lũng Silicon, ông ấy thường không ở nhà mà đến khách sạn ở hoặc nhà bạn bè. Nhà của Larry là nơi Elon đến bất cứ lúc nào ông ấy muốn”. Trong sách, Larry Page cũng nói về Musk: “Anh ấy như người vô gia cư vậy. Nghe hài hước nhưng đúng là thế.
Theo Vice , tình bạn giữa Musk và Page được xem là mối quan hệ thân thiết hiếm có trong giới công nghệ tại Thung lũng Silicon. Họ có thể chơi điện tử và chia sẻ với nhau mọi thứ trên đời.
Elon Musk (trái) và Larry Page (giữa) trong một sự kiện năm 2019. Ảnh: Flickr/Doug Dirac Delta
“Đôi khi anh ấy gửi email, nhưng thường là tôi sẽ nhận được tin nhắn rằng tôi không biết ở đâu tối nay, tôi có thể đến nhà cậu không. May là tôi chưa đưa chìa khóa hay tài sản gì cho anh ấy”, Page đùa vui.
Năm 2014, nhà đồng sáng lập Google từng nói muốn giao toàn bộ tài sản của mình cho Musk sau khi chết, thay vì làm từ thiện. “Bạn biết đấy, nếu hôm nay tôi bị xe buýt đâm, tôi sẽ giao toàn bộ tài sản cho Elon Musk”, Page chia sẻ trên Vox .
Page nói ông được truyền cảm hứng về tầm nhìn của Musk trong các dự án hỗ trợ nhân loại. Ông muốn dành toàn bộ tài sản của mình cho sứ mệnh này, thậm chí từng khuyến khích mọi người nên ủng hộ tiền cho các dự án của Musk.
Cả hai thỉnh thoảng gặp nhau tại một căn hộ bí mật của Google ở Palo Alto và cùng nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin bàn về các ý tưởng mới “có vẻ kỳ lạ nhưng tuyệt vời”. Năm 2016, khi Tesla ra ôtô mới, Musk cũng mời Brin và Page đi lái thử đầu tiên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải lúc nào Musk và Page cũng chung quan điểm. Họ không ít lần tranh cãi với nhau, nhất là liên quan đến tương lai của AI. CEO SpaceX thường bày tỏ lo ngại về AI. Từ 2014, ông đánh giá việc phát triển công nghệ này giống như “triệu hồi một con quỷ”.
Nhưng Page không nghĩ vậy. Nhiều năm qua, Google đầu tư mạnh vào AI với mục tiêu tự động hóa và thay thế sức người. Musk cho rằng công ty của bạn mình đang “gây ra sự sụp đổ cho nhân loại” bằng các cỗ máy AI, và cuối cùng sẽ tạo ra một loại robot siêu thông minh có thể tiêu diệt loài người.
“Musk nói Page có thể đang làm một việc mà trong đó tạo ra các AI xấu xa, có thể gây nên sự kết thúc của nhân loại”, Vance viết trong cuốn sách. “Ông ấy nghĩ Page có một trái tim tốt, nhưng gần như là quá tốt đến mức ngây thơ và không nhận ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai”.
Elon Musk hiện đầu tư hơn 10 triệu USD vào Future of Life Institute – một tổ chức nghiên cứu về sự an toàn của AI. Mục đích của ông là giữ cho trí tuệ nhân tạo luôn “thân thiện” với con người.
Trong khi đó, Google muốn phát triển AI theo hướng đa dạng hơn. Larry Page từng phát biều hồi 2015 rằng mục tiêu của công ty là “cố gắng phát triển AI để tạo điều kiện cho loài người tiếp cận với các dạng kiến thức mới”.
Đỉnh điểm của tranh luận là vào 2018. Khi đó, Giáo sư Max Tegmark thuộc Đại học MIT ra cuốn Life 3.0: Being Human In The Age of Artificial Intelligence ( Cuộc sống 3.0 – Con người trong thời đại AI) và mời Larry Page và Elon Musk tham gia. “Cuộc trò chuyện bên ly cocktail về nội dung cuốn sách của tôi sau đó biến thành một cuộc tranh cãi nảy lửa”, Tegmark kể lại.
Ông cho biết, Page luôn ám chỉ Musk đang nghĩ đến một tương lai tiêu cực, nơi chỉ có các lãnh chúa robot, còn con người bị đàn áp. “Lo ngại của Page là chứng hoang tưởng về AI của những người như Musk có thể khiến tương lai AI không được phát triển như kỳ vọng”, Tegmark nói. “Page nhiệt tình ủng hộ một tương lai không tưởng, nơi con người và robot cùng tồn tại hòa bình”.
Trong khi đó, Musk tin robot là tác nhân không thể tránh khỏi của cái chết. Ông liên tục yêu cầu Page phải làm rõ các lập luận, chẳng hạn tại sao lại tự tin rằng cuộc sống kỹ thuật số sẽ không phá hủy. Đáp lại, Page nói Musk là “người theo chủ nghĩa loài”, coi một số dạng sống nhất định là thấp kém chỉ vì chúng dựa trên silicon chứ không phải carbon.
“Page muốn thuyết phục bạn mình rằng cuộc sống kỹ thuật số sẽ là bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa vũ trụ, rằng con người nên tiếp tục phát triển và thích nghi thay vì cố gắng ngăn chặn”, Tegmark kể. “Page lại nghĩ cuộc sống của con người cần được lan rộng khắp thiên hà, và sẽ tốt nhất dưới hình hài kỹ thuật số”.
Cuối cùng, cả hai ra về trong tâm trạng vui vẻ. Tuy vậy, từ đó đến nay, cả Larry Page và Elon Musk ít nhắc đến nhau trên truyền thông. Musk vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng lớn về đào hầm đường bộ, robot, xe tự lái, hàng không, chinh phục vũ trụ… tại các công ty do mình thành lập. Còn Page đã rời khỏi vị trí điều hành Google từ cuối 2019 và tập trung vào công việc từ thiện.
Tại sao đồng sáng lập Google biến mất khỏi truyền thông?
Đại dịch Covid-19 khiến cựu CEO Alphabet phải chọn một trong những quần đảo riêng tư nhất thế giới làm nơi ẩn náu trong suốt thời gian qua.
Ông Larry Page
Với những hành động và phát ngôn gây chú ý, các nhà lãnh đạo Big Tech như Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Elon Musk thường là chủ đề làm hao tốn biết bao giấy mực của báo chí. Thế nhưng, Larry Page và Sergey Brin - hai nhà sáng lập Google lại là trường hợp ngoại lệ. Sau khi tạo ra công ty phần mềm giá trị nhất thế giới và rời khỏi vai trò lãnh đạo Alphabet - công ty mẹ của Google vào năm 2019, cả hai sống khá kín tiếng, không thường xuyên nhận phỏng vấn hay xuất hiện trước truyền thông.
Dẫu vậy, gần đây cánh phóng viên Daily Mail vẫn bắt gặp doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái Sergey Brin đi nghỉ mát cùng gia đình ở Ý. Còn tung tích của Larry Page - mảnh ghép còn lại của bộ đôi Google mới thực sự là ẩn số trong những năm gần đây.
Ngày 19.6, Fijian Broadcasting Company News (FBC News) đưa tin người sáng lập Google đã tặng vật dụng y tế để hỗ trợ đảo quốc Fiji. Một lượng lớn khẩu trang, áo choàng, bao tay được chuyên chở bằng máy bay riêng từ Hawaii thẳng đến sân bay quốc tế của Fiji. Bài đăng kèm theo bức ảnh chụp máy bay ngay trước lúc cất cánh. Business Insider cho biết đây là máy bay của công ty Blue City Holdings. Công ty này quản lý một đội xe cho bộ đôi sáng lập Google và cựu CEO Google Eric Schmidt.
Bài đăng của FBC News nhanh chóng bị gỡ xuống theo lệnh của Bộ Y tế Fiji với lý do thông tin không nên được công khai. Các nguồn tin giấu tên cho rằng Larry Page đang ẩn náu tại Fiji suốt nhiều tháng để tránh dịch. Vị tỉ phú chủ yếu quanh quẩn trên hòn đảo Tavarua nằm về phía tây đất liền, thỉnh thoảng xuất hiện tại đảo Namotu, thậm chí người dân địa phương còn đồn rằng ông đã mua một hòn đảo trong quần đảo này.
Hình ảnh được cho là máy bay chở vật dụng y tế đến Fiji
Được biết, Fiji đã đóng cửa biên giới trong thời gian đại dịch xảy ra. Nhưng vào mùa hè năm ngoái, đảo quốc này đã khởi động sáng kiến "Làn đường xanh" cho phép chủ sở hữu du thuyền và máy bay tư nhân nhập cảnh, miễn sao họ tuân thủ quy tắc kiểm dịch. Do đó, ông Larry Page mới có thể đến Fiji cùng gia đình và một nhóm nhân viên để ẩn náu suốt nhiều tháng.
Fiji cũng là nơi nghỉ dưỡng yêu thích cho những người giàu có, hoàng tử Harry và vợ Meghan Markle từng có mặt ở đây, diễn viên Mel Gibson sở hữu đảo Mago tại Fiji. Không những thế, đảo quốc Fiji còn tự hào về sự tuyệt mật và an toàn. Michael Lewis - giám đốc của cộng đồng tư nhân Vunabaka cho biết: "Nhiều cá nhân có tài sản khổng lồ đã dùng Fiji làm nơi tránh dịch".
Một thủy thủ tên Lorenzo Cipriani nói rằng chính phủ đang mở chiến dịch chào đón giới siêu giàu đến Fiji nghỉ dưỡng. Trong thời gian họ ở đây, các cửa hàng địa phương và cơ quan dịch vụ du lịch chỉ làm việc để phục vụ cho riêng họ.
Đảo Fiji ở châu Đại Dương là điểm đến lý tưởng của giới siêu giàu trong đại dịch
Đầu năm nay, rộ lên tin đồn xung quanh việc Larry Page đã mua ít nhất một hòn đảo trong quần đảo Mamanuca của Fiji, thậm chí có người nhìn thấy Larry Page cùng vợ là Lucinda Southworth lướt sóng quanh những hòn đảo này, hoặc lướt bằng tàu cánh ngầm. Tuy nhiên hội đồng quản trị du lịch và bộ phận sở hữu đất đai của Fiji từ chối tiết lộ thông tin để giữ riêng tư cho chủ sở hữu.
Cựu CEO Alphabet không trả lời truyền thông khi được hỏi về việc lưu trú tại Fiji. Google và chính quyền Fiji cũng giữ im lặng trước những câu hỏi từ báo chí.
Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, ông Larry Page đã thường xuyên lui đến những hòn đảo tư nhân, dường như đứng ngoài mọi hoạt động của Google. Dịch bệnh hoành hành trên thế giới suốt 2 năm qua chỉ càng tô đậm thêm sự vắng mặt của ông.
Nhà lắp ghép 50.000 USD của Elon Musk Boxabl Casita làm bằng các tấm bê tông và thép siêu bền, được thiết kế để lắp ghép nhanh, nội thất cơ bản. Mẫu nhà lắp ghép Casita do Boxabl - một công ty có trụ sở tại Las Vegas - tạo ra, có thiết kế hình hộp chữ nhật, có thể xếp lại và vận chuyển đi nơi khác dễ dàng. Mẫu...