Tin xấu dồn dập với chứng khoán Hàn Quốc
Sau khi trải qua đà lao dốc tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây, mà nguyên nhân chính xuất phát từ mối lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, thị trường chứng khoán Hàn Quốc lại lao đao khi đón nhận thêm các tin xấu mới.
Ảnh Shutterstock.
Khoảng 2/3 trong số 50 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thuộc chỉ số Kospi vừa thông báo kết quả kinh doanh quý I/2019 thấp hơn so với dự báo được đưa ra trước đó, theo số liệu tổng hợp bởi Bloomberg. Trong khi đó, EPS của các cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016 và P/E forward 12 tháng ở mức hơn 11 lần, mức cao nhất kể từ năm 2016.
Chỉ số Kospi vẫn xoay sở để tăng 7,3% kể từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, con số này có phần khiêm tốn so với đà tăng 15% của chỉ số MSCI Các quốc gia toàn cầu (MSCI All-Country World Index).
Theo giới chuyên gia, thị trường chứng khoán Hàn Quốc chịu tổn thương một phần bởi các doanh nghiệp công nghệ, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 30%) trong chỉ số Kospi lao đao vì ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Diễn biến này được thể hiện rõ nhất tại kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ trong quý I. Cụ thể, LG Display Co, nhà sản xuất màn hình LCD hàng đầu Hàn Quốc công bố lợi nhuận 3 tháng đầu năm đi xuống. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với Samsung Electronics Co, Peer SK Hynix Inc…
“Tất cả các thành viên thị trường đều lo lắng về lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quý I tại Mỹ và Hàn Quốc. Nhà đầu tư đã nhầm về tình hình tại Mỹ, nhưng đoán đúng tại Hàn Quốc”, Seo Sang-young, chiến lược gia tại Kiwoom Securities cho biết.
Video đang HOT
Diễn biến tăng trưởng GDP và chỉ số Kospi của Hàn Quốc.
áng chú ý, hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp tại Hàn Quốc không được như kỳ vọng một phần cũng ảnh hưởng từ việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Theo số liệu chính thức từ Hàn Quốc, tăng trưởng GDP trong quý I/2019 đạt 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là 2,4%. ây là mức tăng chậm nhất trong 1 thập kỷ qua. Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu cũng giảm 2,6% trong quý I so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, theo Park So-yeon, chiến lược gia tại Korea Investment & Securitites, số liệu GDP đã phần nào được đoán định trước. iều khiến giới đầu tư bất ngờ vẫn là việc các công ty vốn hóa lớn đi lùi trong thời gian qua. Trong số đó, Samsung Biologics Co, công ty con thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học của Samsung Group gây sốc với báo cáo thua lỗ. Trước đó, đây là “con cưng” của nhiều nhà đầu tư bởi hoạt động tại lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng tích cực, được Chính phủ Hàn Quốc dành cho nhiều ưu đãi.
Mặc dù đang đón nhận nhiều tin xấu, nhưng ít nhất, thị trường chứng khoán Hàn Quốc vẫn đón nhận sự chú ý của giới đầu tư quốc tế. Khối ngoại đã rót thêm 6,8 nghìn tỷ won (5,8 tỷ USD) vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc kể từ đầu năm tới nay. Diễn biến này xuất phát từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tạm ngừng quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dần đi đến thỏa thuận cuối cùng.
“Sự lo lắng của giới đầu tư đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Một số nhà đầu tư bắt đầu cho rằng, đã tới lúc mua vào tại vùng đáy, trước khi thị trường có sự hồi phục trở lại tại một số nhóm cổ phiếu vào nửa cuối năm”, Heo Pil-Seol, CEO Midas International Asset Management cho biết.
Lam Phong
Theo báo chí nước ngoài
Tự doanh CTCK bán ròng 5 tháng liên tiếp, đạt gần 2.000 tỷ đồng
Trong tháng 4, tự doanh ở sàn HoSE đã bán ròng 351 tỷ đồng
Kết thúc tháng 4, VN-Indexđứng ở mức 979,64 điểm, giảm 0,11% so với tháng 3. HNX-Index dù tăng so với tháng trước nhưng biên độ cũng chỉ là 0,02% lên 107,46 điểm. Thị trường liên tục có những phiên rung lắc và hồi phục đan xen nhau trên nền thanh khoản thấp dần.
Điểm tích cực của thị trường trong tháng 4 đó là việc khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng mạnh. Ở sàn HoSE, khối ngoại mua ròng khoảng 660 tỷ đồng (giảm 33% so với tháng 3), dù vậy nếu tính về khối lượng thì họ đã bán ròng trở lại 2,5 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại sàn HoSE đã có 8 tháng mua ròng liên tiếp, với tổng giá trị lên đến 17.407 tỷ đồng.
Trong tháng 4, khối ngoại sàn HoSE đã mua ròng rất mạnh các cổ phiếu bluechip, trong đó, MSN đứng đầu danh sách này với giá trị lên đến 452 tỷ đồng. Tiếp theo là GAS cũng được mua ròng 319,3 tỷ đồng. Bộ ba cổ phiếu họ 'Vin' là VHM, VRE và VIC được mua ròng lần lượt 244 tỷ đồng, 189 tỷ đồng và 119 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VJC đứng đầu danh sách bán ròng sàn này với giá trị đạt 388 tỷ đồng. VCI cũng bị bán ròng hơn 208 tỷ đồng. Các mã HDB, AAA hay POW đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Như tháng trước, diễn biến giao dịch của khối tự doanh CTCK lại hoàn toàn trái ngược so với khối ngoại. Trong tháng 4, tự doanh ở sàn HoSE đã bán ròng 351 tỷ đồng (giảm khoảng 26% so với tháng 3), tương ứng khối lượng bán ròng đạt gần 15 triệu cổ phiếu. Đây cũng là tháng bán ròng thứ 5 liên tiếp của khối tự doanh CTCK với tổng giá trị là 1.953 tỷ đồng.
MBB là cổ phiếu nhận được sự quan tâm lớn nhất của khối tự doanh khi có giá trị mua ròng đạt 128 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PLX và MWG được mua ròng lần lượt 111 tỷ đồng và 76 tỷ đồng.
Trong khi đó, HPG lại đứng đầu danh sách bán ròng với 114 tỷ đồng. VHM được khối ngoại mua ròng rất mạnh nhưng lại bị tự doanh CTCK bán ròng 98 tỷ đồng. Các cổ phiếu như TMT, THI hay HAX cũng đều bị bán ròng mạnh.
Bình An
Theo Người đồng hành
Dòng tiền đổ vào các quỹ ETF trong tháng 4 ở mức thấp nhất tính từ đầu năm 2019 Trong tháng 4, dòng tiền vào các quỹ ETF đã suy yếu đáng kể. FTSE Vietnam ETF, iShare ETF không còn phát hành mới chứng chỉ quỹ. Trong khi dòng tiền vào VNM ETF và VFMVN30 ETF cũng chỉ còn 13,5 triệu USD, giảm mạnh so với giai đoạn đầu năm. Sau giai đoạn tăng mạnh đầu năm, TTCK Việt Nam đã có...