Tin xấu cho hành tinh có thể có sự sống gần chúng ta nhất
Dạng vật thể “mẹ” của các hành tinh mà người Trái Đất mong đợi tìm thấy sự sống nhất có thể là một quái vật.
Công bố nghiên cứu trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii (IfA – Mỹ) cảnh báo các hành tinh quay quanh các ngôi sao lùn đỏ có thể đã bị tước bỏ sự sống.
Đó là vì các ngôi sao lùn đỏ – dạng sao mát và nhỏ nhất – lại đáng sợ hơn vẻ ngoài rất nhiều.
Các ngoại hành tinh phù hợp với sự sống và gần chúng ta nhất như Proxima b có thể gặp nguy hiểm từ chính sao mẹ – Ảnh đồ họa: VIỆN THIÊN VĂN HỌC ĐẠI HỌC HAWAII
Trước đó, người ta đã nhận thấy rằng một số ít sao lùn đỏ là kẻ hung dữ, có thể tạo ra các vụ bùng nổ tia cực tím đủ mạnh để gây hại cho các hành tinh.
Giờ đây, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng điều đó phổ biến và khốc liệt hơn chúng ta tưởng.
Họ đã sử dụng dữ liệu lưu trữ từ kính viễn vọng không gian GALEX để tìm kiếm các vụ bùng phát trong số 300.000 ngôi sao gần đó.
Video đang HOT
GALEX là một sứ mệnh của NASA hiện đã ngừng hoạt động, nhưng đã kịp quan sát hầu hết bầu trời ở bước sóng UV gần và xa từ năm 2003-2013.
Sử dụng các kỹ thuật tính toán mới, nhóm nghiên cứu đã khai thác được những hiểu biết mới lạ từ dữ liệu.
Khả năng phát xạ UV của các ngôi sao nói chung có thể làm xói mòn khí quyển của các hành tinh quanh nó, đe dọa khả năng hỗ trợ sự sống của các hành tinh này hoặc ngược lại góp phần hình thành các khối xây dựng RNA, vốn rất cần thiết cho sự sống.
Không may mắn như Trái Đất, lượng UV mà các hành tinh quanh sao lùn đỏ nhận được lại nhiều quá mức.
Đó là mức năng lượng cao gấp 3-12 lần những gì sự sống cần, tức gây ra sự hủy diệt.
Nguyên nhân chính xác của sự phát xạ tia cực tím xa mạnh hơn này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng do chính thành phần khác biệt của các sao lùn đỏ so với Mặt Trời.
Vì vậy, tuy nhỏ bé và lạnh hơn ngôi sao mẹ của chúng ta rất nhiều, các sao lùn đỏ lại trở nên “sát thủ”.
Rất tiếc, sao lùn đỏ lại là dạng sao phổ biến nhất trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta.
Nhiều ngoại hành tinh mà các nhà sinh học thiên văn kỳ vọng là có sự sống nhất rất tiếc cũng có “mẹ” là sao lùn đỏ.
Một ví dụ là Proxima b ( Proxima Centauri b) quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng, nơi mà một số nhóm nghiên cứu đã kỳ vọng tồn tại nhiều sinh vật biển.
Đó sẽ là tin buồn cho các nhà sinh học thiên văn, dù là dữ liệu quan trọng giúp chúng ta khoanh vùng chính xác hơn những thế giới có tiềm năng hỗ trợ sự sống.
Phát hiện mới: 7 hành tinh giống Trái Đất có thể ở được
Bảy hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1 đều mang vài đặc điểm giống với Trái Đất và thuận lợi để hỗ trợ sự sống.
Bảy hành tinh TRAPPIST-1 từ lâu vẫn là tâm điểm của cuộc tranh cãi kéo dài, khi các nhà khoa học lo ngại rằng một số yếu tố từ ngôi sao mẹ và trong chính nội tại các hành tinh có thể cản trở khả năng sinh sống của chúng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature, dẫn đầu bởi nhà thiên văn Franck Selsis từ Đại học Bordeaux (Pháp), đã đem lại một tin vui lớn.
Bảy "miền đất hứa" cho sự sống xung quanh ngôi sao TRAPPIST-1 - Ảnh: NASA
TRAPPIST-1 là một ngôi sao lùn đỏ, nhỏ bé và mát hơn Mặt Trời rất nhiều, nằm cách chúng ta chỉ 40 năm ánh sáng. Bảy hành tinh của nó - với kích cỡ và dạng thức tương đối khác biệt - đều mang vài đặc điểm giống với Trái Đất và thuận lợi để hỗ trợ sự sống.
Thứ khiến các nhà khoa học chú ý nhất là cả bảy hành tinh đều có một khả năng khá lớn là chứa đựng được nước lỏng trên bề mặt hoặc bên trong.
Tuy nhiên có những cản trở đặt ra. Sự kỳ lạ của vài "hành tinh đại dương" trong số đó làm một số nhà khoa học "lung lay", lo rằng việc nó có quá nhiều nước so với Trái Đất sẽ làm hại sự sống.
Mối lo ngại lớn nhất vẫn là ngôi sao mẹ: Sao lùn đỏ tuy mát mẻ nhưng có bức xạ rất lớn, với những cơn gió sao mạnh mẽ có thể khiến nước trong khí quyển tan vào không gian và biến thành bản sao của Sao Kim thay vì Trái Đất.
Nhưng TS Selsis cho biết sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 sẽ giảm độ sáng theo thời gian.
Mô hình do ông và các cộng sự phát triển chỉ ra rằng TRAPPIST-1 trẻ tuổi ban đầu đúng là đã tạo nên các điều kiện "địa ngục" cho 7 hành tinh của nó, nhưng vì chỉ là sao lùn đỏ nên sẽ không đủ nóng để làm tan chảy lớp vỏ và lớp phủ của các hành tinh magma này.
Điều này có nghĩa khá nhiều nước vẫn còn tồn tại trong đá. Tức là việc đa số các hành tinh này ngậm nước nhiều hơn Trái Đất vô tình mang lại lợi thế.
Vào những năm sau khi sao mẹ nguội đi, các đại dương nước lỏng đã có thể hình thành, mà cho đến thời điểm hiện tại có thể chứa đựng sự sống dồi dào.
Theo tờ Space, phát hiện này không chỉ làm tăng thêm niềm tin vào 7 "miền đất hứa" vốn được giới thiên văn quan tâm trong thời gian qua, mà còn tăng thêm cơ hội rất lớn để loài người chứng minh mình không cô đơn trong Ngân Hà.
Bởi lẽ, sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 là loại sao phổ biến nhất trong Ngân Hà - tức Milky Way, thiên hà chứa Trái Đất của chúng ta.
120 hành tinh kỳ lạ: Tiết lộ mới về "số phận" Trái Đất Hình ảnh của Trái Đất 5 tỉ năm sau đã được thể hiện thông qua một số hành tinh đặc biệt vừa được phát hiện. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Viện Thiên văn học (IfA) của Đại học Hawaii (Mỹ) đã công bố một danh mục mới gồm 120 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt...