Tin vui về sự hồi phục của kinh tế Nga
Dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 của Nga chỉ giảm 3% và sẽ tăng trưởng 0% trong năm 2016.
Đây là dự báo của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s ngày 28/5, thay cho dự báo kém lạc quan trước đó rằng GDP 2015 của Nga sẽ giảm 5,5% và tăng trưởng giảm 3%.
Cũng theo Moody’s, kể từ cuối tháng 1/2015, thị trường tài chính Nga đã ổn định trở lại, tình trạng suy thoái không kéo dài và trầm trọng như đánh giá trước đó.
Một khu chợ tại St. Petersburg, Nga.
Moody’s cho rằng tình hình kinh tế Nga được cải thiện chủ yếu nhờ Ngân hàng trung ương Nga giảm lãi suất cơ bản và sự hồi phục của thị trường dầu mỏ thế giới.
Moody’s dự báo giá trung bình của dầu thô Brent sẽ ở mức 55 đô la Mỹ/thùng trong năm 2015 vào 65 đô la Mỹ/thùng vào năm 2016.
Video đang HOT
Theo dự báo của Moody’s, lạm phát của Nga sẽ đạt 12% trong tháng 12/2015 (so với cùng kỳ năm trước đó) và còn 8,5% trong năm 2016.
Những nhận định lạc quan về sự hồi phục của kinh tế Nga ngày càng mạnh mẽ. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, những động thái hỗ trợ nền kinh tế và chống khủng hoảng của các nhà hoạch định chính sách Nga đã giúp ổn định tình hình kinh tế cũng như thị trường tiền tệ. Theo IMF, rõ ràng sự bình ổn này đã giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.
IMF dự đoán kinh tế Nga sẽ suy giảm 3,4% trong năm nay, nhưng sẽ tăng trưởng 0,2% vào năm 2016.
Hiện EU đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga nếu các bên tuân thủ thỏa thuận Minsk đạt được trong tháng 2/2015 liên quan đến việc ngừng bắn tại Ukraine.
Vào đầu tháng 5/2015, Tổng thống Czech Milos Zeman cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga có thể được dỡ bỏ hoàn toàn trước khi kết thúc năm nay.
Theo Báo Đất Việt
Nga nỗ lực giải cứu ngân hàng
Nga hiện đang tìm cách tái cơ cấu vốn trong hệ thống ngân hàng vốn bị tác động nặng nề trước sự biến động của đồng rúp.
Phó Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi quốc gia Nga, Andrei Melnikov, cho biết người gửi tiền tại Transportny Bank (ngân hàng phá sản trong cuộc khủng hoảng kinh tế) sẽ nhận được số tiền bảo hiểm kỷ lục gần 40 tỷ rúp, tương đương 800 triệu USD.
Transportny là một ngân hàng có quy mô trung bình, chỉ đứng thứ 103 trong số các ngân hàng lớn nhất nước Nga, song sự sụp đổ của nó khiến Cơ quan bảo hiểm tiền gửi quốc gia phải chi số tiền bảo hiểm kỷ lục.
Nga đã chi rất nhiều tiền để cứu trợ các ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã giải cứu một số ngân hàng gặp vấn đề như Trust Bank, với lượng tiền bơm vào lên tới 127 tỷ rúp hồi tháng 12 năm ngoái.
Trong khi đó, ngân hàng lớn thứ hai nước Nga, VTB mới đây thông báo thua lỗ 18,3 tỷ rúp trong quý 1 năm nay.
Trước đó, hồi cuối tháng 4/2014. Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định hạ lãi suất cơ bản thêm 1,5 điểm phần trăm, xuống 12,5% trong một động thái nhằm đưa nền nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Đây cũng là lần cắt giảm lãi suất thứ ba trong năm nay, sau khi Ngân hàng Trung ương Nga bất ngờ tăng lãi suất tới 6,5% lên 17% hồi tháng 12/2014 để chặn đà giảm giá của đồng ruble.
Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết rủi ro lạm phát hiện đã hạ nhiệt, đồng thời sẵn sàng tiếp tục hạ lãi suất khi giá tiêu dùng dự báo tiếp tục giảm.
Chính phủ Nga hy vọng, việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay và đưa lãi suất trở lại ngưỡng "bình thường".
Kinh tế Nga đã sụt giảm 2,2% trong ba tháng đầu năm 2015, chủ yếu do giá dầu tụt dốc mạnh và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tỷ lệ lạm phát của Nga hiện ở mức 16,5%, song lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 8% trong năm 2016 và hướng tới mục tiêu 4% vào năm 2017.
Điểm sáng cho kinh tế Nga là đồng rúp đã tăng giá trở lại. Thậm chí, mới đây, hôm 19/5, tờ The Washington Times (Mỹ) cho biết đồng rúp Nga bất ngờ trở thành một trong những "ngôi sao" trên các thị trường tiền tệ trong năm 2015 khi tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013 so với đồng USD và buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải đưa ra biện pháp kìm hãm đà tăng giá quá nhanh của đồng tiền này vài ngày qua.
Sau khi rơi xuống 79 rúp/USD vào giữa tháng 12/2014, đồng rúp đang được giao dịch ở mức 49 rúp/USD. Theo chỉ số do JPMorgan lập ra, đồng rúp là đồng tiền thể hiện tốt nhất trên các thị trường mới nổi toàn thế giới tính đến thời điểm này trong năm 2015.
Trong chương trình đối thoại thường niên trực tiếp qua truyền hình hồi tháng 4/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, kinh tế nước này đã vượt qua thời khắc khó khăn nhất và dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại trong vòng chưa đầy hai năm tới.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ dự báo tương lai sáng của kinh tế Nga Trang CNBC của Mỹ nhận định, nền kinh tế Nga đang dần trở lại từ "miệng vực" của một cuộc khủng hoảng kinh tế. Theo trang này, kinh tế Nga có được điều này là nhờ sự kết hợp không thể tốt hơn giữa lãi suất được cắt giảm, giá dầu hồi phục và căng thẳng ở miền Đông Ukraine phần nào lắng...