Tin vui từ xứ Tuyên: Nhân giống thành công cá tiến vua đắt nhất Việt Nam
Vừa qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đã nhân giống thành công giống cá Anh Vũ-cá “tiến vua” bằng phương pháp nhân tạo. Cá Anh Vũ là một trong những loài cá quý hiếm và có giá bán đắt nhất Việt Nam.
Đề tài nhân giống cá Anh Vũ do Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và Chuyển giao công nghệ thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chủ trì chuyển giao cho Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện tại tỉnh. Việc nhân giống cá Anh Vũ-cá “tiến vua” gặp nhiều khó khăn, bởi môi trường sống của loài cá này phải có sự lưu thông nước thường xuyên, có hang hốc để cá cư ngụ, có rong rêu cho cá ăn.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang kiểm tra cá Anh Vũ giống.
Để làm được điều này, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã đầu tư máy tạo dòng chảy nhân tạo, dưới đáy ao đổ một lớp cát suối dày khoảng 20 cm – 30 cm, trên là lớp đá cuội tạo nhiều hang hốc giống với môi trường tự nhiên. Cá bố mẹ được thả với mật độ 2 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ đạm 35 – 40%, kết hợp chất phụ gia làm chất kết dính để thức ăn lâu tan trong nước, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Anh Phạm Mạnh Thông, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Từ đàn cá Anh Vũ bố mẹ 50 con ban đầu, sau gần 3 năm triển khai, đến cuối năm 2018 đã nhân giống được 1 vạn con cá Anh Vũ con. Trung tâm dự kiến tháng 2 – 2019 sẽ xuất bán toàn bộ số cá Anh Vũ giống và tiếp tục cho nhân giống loài cá “tiến vua” này.
Tiến sĩ Đỗ Hồng Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Cá Anh Vũ nhân giống thành công góp phần đưa được loài cá quý hiếm có tên trong sách đỏ nuôi trên diện rộng, góp phần tạo thêm mặt hàng đặc sản trong nền nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.
Video đang HOT
Cá anh vũ (danh pháp hai phần): Semilabeo notabilis) là một loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae). Ở Việt Nam, chúng được xem là loài cá quý với danh hiệu cá tiến vua. Cá có thân dày, thuôn dần về phía đuôi, không có râu. Thân cá có màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác, với nhiều gai thịt tròn nổi. Cá anh vũ có kích thước trung bình, chiều dài toàn thân từ 31-67 cm, trọng lượng có thể lên đến 5 kg.
Cá anh vũ được xem là một loài cá quý và thường được làm cá tiến vua trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Huyền sử người Việt cổ truyền lại rằng, cá Anh Vũ có ở Việt Nam từ hai ngàn năm trước Công nguyên, được một người dân dâng lên Vua Hùng. Vua Hùng ban tên Anh Vũ, phong là “Văn Lang đệ nhất ngư” và ra chiếu dụ yêu cầu dân chúng nếu bắt được loài cá này phải dâng triều đình.
Ở Việt Nam, cá Anh Vũ được xem là 1 trong những loài cá quý hiếm có giá bán đắt nhất, thông thường giá bán cá Anh Vũ còn sống lên đến hàng triệu đồng/kg.
Theo Lê Duy (Báo Tuyên Quang)
Vợ chồng lên đèo hiểm trở nuôi 2 loài cá "tiến vua", mãi mới lớn
Nuôi cá ở lưng chừng đèo, câu chuyện tưởng vô lý nhưng lại là có thật của vợ chồng anh Nguyễn Việt Hòa, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Giữa mênh mông núi rừng, ngay ở lưng chừng đèo Ái Âu hiểm trở, trang trại nuôi cá đặc sản "tiến vua" của vợ chồng người dân tộc Tày đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách và thu hút đông đảo những người dân đến học tập kinh nghiệm.
Do có thời gian dài nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, anh Hòa rất am hiểu về đặc tính các loại cá. Năm 2005, để xây dựng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang, anh cùng gia đình phải chuyển về xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.
Nhận thấy ở đèo Ái Âu có lợi thế là nguồn nước sạch, có nhiệt độ thấp, nước chảy quanh năm rất thuận lợi để nuôi cá, anh đã bàn với vợ mang tất cả số vốn dành dụm bấy lâu vào mua đất làm trang trại nuôi cá đặc sản. Anh Hòa chia sẻ: "Giờ nghĩ lại thấy quyết định của mình khi ấy là "quá liều" bởi trước đây làm gì đã có ai làm ao nuôi cá trên đỉnh núi bao giờ đâu".
Mô hình nuôi cá anh vũ, cá bỗng-2 loài cá tiến vua của gia đình anh Nguyễn Việt Hoà ở lưng chừng đèo Ái Âu.Ảnh: Báo Tuyên Quang.
Những ngày đầu lập trang trại, vợ chồng anh phải dựa theo địa hình mà đào từng ao nuôi nhỏ rồi dẫn nước suối vào. Với kinh nghiệm từ việc nuôi cá trên lòng hồ thủy điện trước đây, anh liên hệ với các hộ đánh cá trên lòng hồ để thu mua cá nheo có kích thước bé đưa về nuôi. Nguồn nước khe ở đèo Ái Âu mát mẻ, chảy thường xuyên, đàn cá của anh phát triển tốt.
Tuy nhiên, giống cá này có đặc tính là chỉ ăn những loài tôm cá nhỏ. Vì vậy, vào mùa đông, nguồn thức ăn không còn khiến cá chậm lớn. Mặt khác, nguồn cá giống cũng khan hiếm dần bởi nước hồ dâng cao, cá di chuyển lên vùng nước nông hơn ở thượng nguồn.
Không nản chí, anh lại tiếp tục đi tìm giống cá mới, biết được đặc tính loài cá bỗng, cá anh vũ thích sống vùng nước mát, có dộ dốc nên anh đã lăn lội lên các huyện Bắc Mê, Bắc Quang (Hà Giang) tìm mua. Lứa cá bỗng, cá anh vũ giống đầu tiên lấy về chỉ sống được vài ngày rồi chết nổi trắng mặt ao. Đợt 2 anh Hoà mang cá giống về nuôi cũng chỉ một nửa sống sót. Bao lần lội xuống ao vét bùn, vệ sinh ao cá tìm hiểu nguyên nhân, mới biết cá chết do nhiệt độ nguồn nước không phù hợp. Sau này, anh chị điều chỉnh lại dòng chảy và mực nước trong ao nuôi hợp lý nên cá mới phát triển được.
Khu ao nuôi 2 loài cá quý hiếm, cá "tiến vua" là cá anh vũ và cá bỗng của gia đình chị Hoàng Thị Thơm, anh Nguyễn Việt Hòa được thiết kế, xây dựng kiên cố. Ảnh; Trần Liên, Báo Tuyên Quang.
Cá bỗng và cá anh vũ là các loại cá quý hiếm, trước đây chỉ dùng để tiến vua. Đây là loại cá phát triển chậm, nuôi mãi mới lớn, sau 3 năm mới đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3kg và khi đạt trọng lượng từ 7 - 8kg, cá mới bắt đầu sinh sản. Mặc dù lớn chậm nhưng loại cá này ít dịch bệnh, thịt cá lại dai ăn rất ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao.
Anh Hòa cho biết, hiện nay, trang trại của anh có rộng khoảng hơn 2 ha với hơn 3.000m2 mặt nước. Trên diện tích đó, anh chia ra 10 ao thả khoảng 2.500 con cá bỗng và 1.000 con cá anh vũ. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, anh trồng các loại rau, bí đỏ. Hiện số cá bỗng đã có trọng lượng từ 2,5kg trở lên với giá bán trên thị trường là 250.000 đồng/kg, khi bán ra sẽ mang lại một nguồn thu rất lớn cho gia đình.
Bên cạnh nuôi cá tiến vua-cá anh vũ, cá bỗng, anh Nguyễn Việt Hòa, thôn Cốc Phát, Thượng Lâm nuôi cả cá chép, trôi, trắm cỏ trong ao chuôm. Ảnh: Bàn Minh Đoàn (Cổng TTĐT Tuyên Quang).
Do cá "tiến vua" phải nuôi trong khoảng thời gian dài mới có thể thu hoạch, vợ chồng anh Hòa còn nuôi thêm các loài cá ngắn ngày hơn như trắm cỏ, trôi, chép...để tăng thêm thu nhập với phương châm "lấy ngắn nuôi dài". Ngoài phát triển cá, vợ chồng anh Hoà còn trồng cam, quýt, chăn nuôi thêm vịt suối, lợn đen và gà đồi. Sau 3 năm miệt mài lao động, bãi đất hoang vu nơi lưng chừng đèo ngày nào, giờ đây đã trở thành trang trại quy mô, là điểm dừng chân của nhiều du khách.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Hòa cho biết, tới đây anh sẽ đi Sapa (Lào Cai) để học tập cách nuôi cá hồi, bởi đặc tính loài cá này lớn nhanh hơn cá anh vũ, cá bỗng mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn, trong khi nguồn nước ở đây có nhiệt độ thấp thích hợp cho loài cá này phát triển.
Ông Quan Văn Phùng, Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm (Lâm Bình) cho biết, xã đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên một số cây, con đặc sản là thế mạnh của địa phương. Trang trại nuôi cá bỗng và cá anh vũ của gia đình anh Hòa là một trong những mô hình kinh tế điển hình của địa phương. Nuôi cá đặc sản không những mang lại giá trị kinh tế cao còn góp phần bảo tồn những loại cá quý hiếm.
Theo Nguyễn Văn Tý (Dantocmiennui)
Giám đốc sở Lao động Thương binh và xã hội Quảng Nam được tín nhiệm thấp nhất Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam có 49 phiếu tín nhiệm cao, 4 phiếu tín nhiệm và không có phiếu tín nhiệm thấp. Ngày 5/12, tại kỳ họp thứ IX, khóa 9 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tiến hành bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng...