Tin vui giữa mùa Covid-19: Bất chấp dòng vốn vào Việt Nam dần chậm lại, startup eDoctor lại vừa nhận thêm 1,2 triệu USD từ 4 quỹ lớn
Giữa dịch COVID-19, startup eDoctor được rót 1,2 triệu USD từ 4 quỹ đầu tư lớn, bao gồm cả số vốn eDoctor kêu gọi thành công từ Shark Dzung qua chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3. Khoản vốn đầu tư lần này chưa bao gồm 200.000 USD từ Shark Bình và Shark Việt.
Startup cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ di động eDoctor vừa chính thức công bố được rót vốn từ 4 quỹ đầu tư lớn là CyberAgent Capital, Genesia Ventures (Nhật Bản), Bon Angels và Nextrans (Hàn Quốc).
Tổng số tiền đầu tư là 1,2 triệu USD, bao gồm cả 500.000 USD eDoctor kêu gọi thành công từ Shark Dzung Nguyễn – Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam và Thái Lan (CAC) qua chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3, hồi tháng 9/2019.
TS. Huỳnh Phước Thọ, đồng sáng lập, phó tổng giám đốc eDoctor, cho biết sẽ dùng khoản đầu tư mới này để tiếp tục xây dựng hệ thống tư vấn sức khỏe từ xa và đưa dịch vụ y tế đến tận nhà người dùng thông qua ứng dụng di động.
Khám chữa bệnh từ xa (telemedicine), chăm sóc sức khỏe tại nhà (home healthcare) và chăm sóc sức khỏe chủ động (preventive healthcare) là các định hướng lớn và là các mô hình dịch vụ mà eDoctor sẽ hoàn thiện trong tương lai gần.
Video đang HOT
Hiện tại, với dịch vụ của eDoctor, người dùng ứng dụng di động có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ mọi lúc mọi nơi; đặt các dịch vụ xét nghiệm tại nhà nhận kết quả sau 3 giờ; đặt dịch vụ khám và tư vấn sức khỏe tại nhà. eDoctor kết hợp với đội ngũ điều dưỡng, các trung tâm xét nghiệm, các phòng khám và bệnh viện, và các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa, giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không cần phải chờ đợi ở cơ sở y tế.
Tính đến thời điểm này, eDoctor đang hợp tác với hơn 500 điều dưỡng, hơn 400 bác sĩ, 80 phòng khám và bệnh viện trên cả nước, đã phục vụ gần 100.000 lượt khám sức khỏe cho cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp.
Trước đó, hai nhà sáng lập Vũ Thanh Long – Huỳnh Phước Thọ của eDoctor đã lên Shark Tank Việt Nam kêu gọi 500.000 USD cho 10% cổ phần, với mong muốn có ngay nguồn vốn để scale up (mở rộng) nhanh hơn. Thời điểm ấy, dù nhìn nhận mô hình kinh doanh của eDoctor là “hóa vàng” và “đốt tiền”, vẫn có tới 3 cá mập đầu tư cho startup này.
Cụ thể, Shark Dzung rót 500.000 USD cho 15,6%, Shark Việt và Shark Bình mỗi người rót 100.000 USD cho 3,1% cổ phần.
Lần nhận được khoản đầu tư 1,2 triệu USD này đã bao gồm 500.000 USD từ Shark Dzung như cam kết trên Shark Tank Việt Nam, chưa bao gồm 200.000 USD từ Shark Bình và Shark Việt.
Trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp cẩn trọng hơn với khoản đầu tư của mình. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không bị ảnh hưởng trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020, nhưng bắt đầu có dấu hiệu chậm lại và gây áp lực lên cán cân thanh toán, ông Jacques Morisset, Kinh tê trương của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định.
TPHCM dừng cho thuê căn hộ homestay, Airbnb để phòng dịch COVID-19
Các loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb, các loại hình kinh doanh tương tự, các đại lý kinh doanh phòng lưu trú qua mạng khác như agoda.com, booking.com... đa số khai thác các căn hộ chung cư cao cấp, cao ốc để cho khách thuê phòng;
Liên quan đến Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID - 19 cùng với đề nghị của Sở Du lịch về đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TPHCM trong tình hình dịch bệnh, UBND TP vừa có công văn chỉ đạo tạm ngưng việc tiếp nhận khách mới tại các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình Homestay, Airbnb và loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ trên địa bàn TP kể từ 00 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.
UBND cũng giao Sở Du lịch hướng dẫn cụ thể cho các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TPHCM thực hiện phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp giám sát y tế theo quy định của cơ quan y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách lưu trú và người lao động; đồng thời giao Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an TP, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý theo quy định.
Được biết, trước đó Sở Du lịch TP.HCM có văn bản kiến nghị UBND TP xem xét, chỉ đạo tạm ngưng hoạt động tiếp nhận khách mới của các cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb, loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ trên địa bàn TP đến hết ngày 15-4.
Các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn (kể cả loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb) nếu đang có khách ở vẫn tiếp tục phục vụ khách theo thời gian đã đăng ký. Yêu cầu chủ cơ sở lưu trú rà soát, nắm đầy đủ thông tin cá nhân của khách (tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, tình trạng sức khỏe hiện tại, nơi đi, lịch trình di chuyển...).
TP.HCM hiện có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch từ 1 đến 5 sao đang có khách ở. Việc tiếp nhận các khách mới ở các cơ sở lưu trú du lịch (trừ loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb) phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp giám sát y tế theo quy định của cơ quan y tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch lưu ý đo thân nhiệt cho khách, nhắc nhở khách hạn chế ra khỏi cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống tại phòng, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, đề nghị tất cả các khách du lịch hiện đang lưu trú thực hiện khai báo y tế bắt buộc; đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách và người lao động.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, hiện nay các loại hình kinh doanh này (gồm loại hình kinh doanh theo mô hình homestay, Airbnb, các loại hình kinh doanh tương tự, các đại lý kinh doanh phòng lưu trú qua mạng khác như agoda.com, booking.com...) đa số khai thác các căn hộ chung cư cao cấp, cao ốc để cho khách thuê phòng; và loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ cũng được xem như là một trong các nguồn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Lan Nhi
Cái "phao cứu sinh thứ 2": Các lãnh đạo doanh nghiệp "đổ" khoảng 2.000 tỷ đồng tiền mặt vào thị trường chứng khoán Các lãnh đạo, người thân đang đồng loạt đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều hoạt động thường ngày, đến các doanh nghiệp và cả người dân. Thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng chung khi hàng loạt mã chứng khoán giảm sâu. Trước tình hình đó,...