Tin vui dồn dập với người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, cổ phiếu “đổi màu”
Trong khi vừa nhận thông tin dẫn đầu thị phần hàng không nội địa nửa đầu 2019 thì mới đây cổ phiếu VJC của hãng hàng không VietJet do tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đồng sáng lập lại được thêm vào danh mục của FTSE Vietnam Index thay cho CII bị loại.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (giữa) đang là CEO của VietJet
Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (6/9) trong sắc đỏ. VN-Index kết phiên với việc ghi nhận giảm 2,71 điểm tương ứng 0,28% còn 974,08 điểm và HNX-Index cũng sụt nhẹ 0,05 điểm tương ứng 0,05% còn 100,92 điểm.
Thống kê trên quy mô thị trường cho thấy số lượng mã giảm vẫn lấn lướt so với số mã tăng. Có 347 mã giảm, 44 mã giảm sàn so với 263 mã tăng và 47 mã tăng trần.
Bên cạnh đó, VN-Index lại còn chịu tác động tiêu cực do VIC giảm và lấy đi của chỉ số 0,89 điểm. Ngoài ra, BID, HVN, VCB, HPG, VHM cũng có tác động xấu lên diễn biến chung của chỉ số. Chiều ngược lại, VNM, GAS, CTD, MWG tăng giá nhưng ảnh hưởng của những mã này đến xu hướng VN-Index lại khá khiêm tốn.
Cổ phiếu VJC của hãng bay VietJet hôm qua cầm cự ở mức tham chiếu 130.400 đồng. Đây là kết phiên tích cực với VJC vì trong phiên, phần lớn thời gian mã này giảm giá.
Doanh nghiệp do bà Nguyễn Thị Phương Thảo đồng sáng lập vừa nhận tin vui khi cổ phiếu VJC của công ty này đã lọt vào danh mục trong kỳ tái cơ cấu mới nhất của FTSE Vietnam Index thay cho CII bị loại ra khỏi danh mục này. Đây là kết quả không nằm ngoài dự báo của các công ty chứng khoán.
VJC được đánh giá là đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được thêm vào danh mục FTSE Vietnam Index, bao gồm tiêu chí về thanh khoản, room ngoại còn lại và vốn hóa có thể đầu tư được đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Cụ thể, VNDirect cho biết, giá trị giao dịch bình quân phiên trong 3 tháng gần nhất của cổ phiếu VJC đạt 3,6 triệu USD/phiên, cao hơn yêu cầu tối thiểu để vào FTSE Vietnam Index là khoảng 1 triệu USD/phiên (1 triệu USD xấp xỉ 40% giá trị giao dịch bình quân phiên của các cổ phiếu trong danh mục FTSE Vietnam Index hiện tại). Room ngoại còn lại của VJC là 10,8%, cao hơn mức yêu cầu tối thiểu là 10%.
Về hoạt động kinh doanh của VietJet, theo số liệu thống kê ngành hàng không, trong nửa đầu năm nay, hãng bay này tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị phần nội địa với tỷ lệ 44% trong khi thị phần quốc tế vẫn còn dư địa phát triển lớn.
Đáng chú ý, doanh thu quốc tế từ vận chuyển hành khách của doanh nghiệp này tăng 51% so với cùng kỳ lên 6.865 tỷ đồng và doanh thu phụ trợ vận chuyển hàng không đạt 5.429 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu từ sự gia tăng vận chuyển hành khách các tuyến quốc tế và đạt tỷ trọng 27% trong tổng doanh thu vận tải hàng không.
Theo đó, tổng doanh thu quốc tế (tính theo quốc gia ở điểm đến) là 10.944 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54% trong tổng doanh thu vận tải hàng không của VietJet.
Trở lại với thị trường chứng khoán, theo nhận định của BVSC, trong tuần tới, thị trường dự báo sẽ có diễn biến điều chỉnh trong những phiên đầu tuần và hồi phục trở lại về cuối tuần.
Cụ thể, chuyên gia phân tích của BVSC cho rằng, VN-Index sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ vùng 970 điểm. Tại đây, chỉ số có thể sẽ có phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại.
Mặc dù vậy, nhóm phân tích cũng lưu ý đến khả năng chỉ số sẽ rơi về các vùng hỗ trợ sâu hơn như 955-960 điểm nếu ngưỡng 970 điểm bị xuyên thủng. Diễn biến thị trường trong giai đoạn này nhìn chung vẫn sẽ theo hướng giằng co, đi ngang với các nhịp tăng giảm đan xen kèm theo sự phân hóa rõ nét giữa các dòng cổ phiếu.
Chiến lược đầu tư mà BVSC đưa ra đó là tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 30-35% cổ phiếu. Với các nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao có thể xem xét giải ngân một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn khi thị trường giảm về vùng hỗ trợ quanh 970 điểm và vùng 955-960 điểm.
Theo Dân trí
Diễn biến "lạ" tại doanh nghiệp của nữ đại gia hàng không giàu nhất nước
Hãng bay Vietjet của nữ đại gia hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố doanh thu hợp nhất 6 tháng đạt 26.301 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, lãi trước thuế cũng tăng mạnh... Tuy nhiên, cổ phiếu VJC trên sàn chứng khoán lại bị bán và gây áp lực khiến giá sụt giảm.
Giao dịch trong tâm lý thận trọng của giới đầu tư, thị trường kết thúc phiên giao dịch đầu tháng 8 với diễn biến trái chiều trên hai sàn cơ sở.
Trong khi VN-Index nới rộng mức tăng lên 5,73 điểm tương ứng 0,58%, đạt 997,39 điểm thì HNX-Index lại đánh mất 0,55 điểm tương ứng mức thiệt hại 0,52% còn 103,88 điểm.
Độ rộng đã nghiêng về phía cổ phiếu tăng, tuy nhiên mức chênh lệch giữa số lượng mã tăng và số lượng mã giảm vẫn không đáng kể. Có tổng cộng 334 mã tăng giá, 51 mã giá tăng trần trên toàn thị trường so với 296 mã giảm và 32 mã giảm sàn.
"Bộ đôi quyền lực" cổ phiếu Vingroup tiếp tục cho thấy mức độ ảnh hưởng chi phối đến chỉ số chính. Chỉ riêng VIC đã đóng góp 2,37 điểm cho VN-Index và mức đóng góp của VHM là 2,27 điểm.
Ngoài ra, VNM, SAB, NVL, VCB, MWG, TCB... cũng có ảnh hưởng tích cực đến đà phục hồi của VN-Index. Chiều ngược lại, GAS, CTG, PLX, HVN, POW, MBB giảm giá, song tác động của những mã này lại không lớn.
Cổ phiếu của hãng bay Vietjet bất ngờ đi ngược xu hướng thị trường (trong ảnh: bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet)
Cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) gây bất ngờ khi giảm giá 0,3% còn 133.000 đồng do chịu áp lực bán vào cuối phiên trong khi báo kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh nửa đầu năm.
Cụ thể, theo công bố kết quả kinh doanh 6 tháng của hãng bay này, mảng dịch vụ vận tải hàng không mang về cho Vietjet 20.148 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Vietjet cũng tăng mạnh 16% lên 1.563 tỷ đồng.
Kết quả hợp nhất bao gồm lĩnh vực thương mại mua bán tàu bay, doanh thu hợp nhất đạt 26.301 tỷ đồng, tăng 24% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.398 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm, hãng bay gắn liền với tên tuổi nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo đã mở thêm 9 đường bay quốc tế, nâng tổng số đường bay lên 120 đường bay (bao gồm 78 đường bay quốc tế và 42 đường bay nội địa). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 32% so với nửa đầu 2018, đạt 15.622 tỷ đồng.
Theo thống kê của Forbes, tại ngày 1/8/2019, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu khối tài sản ròng đạt 2,5 tỷ USD. Con số này tăng 300 triệu USD so với thời điểm tháng 3 khi Forbes công bố danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2019.
Trở lại với thị trường chứng khoán, thanh khoản tăng mạnh trên sàn HSX với khối lượng giao dịch đạt 222,65 triệu cổ phiếu tương ứng 5.176,09 tỷ đồng, tuy nhiên tại HNX, dòng tiền vẫn khiêm tốn, chỉ đạt 293,8 tỷ đồng với 19,4 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tiến đến thử thách vùng kháng cự tâm lý 1000-1005 điểm trong phiên cuối tuần. Áp lực rung lắc, điều chỉnh của thị trường có thể sẽ lại xuất hiện tại vùng cản này, đặc biệt là khi khối ngoại đang có động thái chuyển sang bán ròng trong những phiên gần đây.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên lưu ý đến việc tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo rổ chỉ số VN30 sẽ diễn ra vào phiên 2/8. Hoạt động này có thể sẽ khiến các cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 có biến động tương đối khó lường trong phiên cuối tuần.
Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 35-40% cổ phiếu trong giai đoạn này. Với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán hạ tỷ trọng tại vùng 995-1005 điểm.
Do tính chất phân hóa mạnh của thị trường trong giai đoạn này nên nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở các mức giá cao. Các hoạt động mua mới chỉ nên thực hiện trong các nhịp điều chỉnh của thị trường và tập trung vào các cổ phiếu cơ bản tốt, vốn hóa lớn...
Theo Dân trí
Vợ chồng tỷ phú giàu nhất kiếm 5 nghìn tỷ trong chớp mắt, nữ tỷ phú bay ngậm ngùi Sau một tuần suy giảm, VN-Index đã tăng điểm trở lại trong tuần qua. Kết thúc tuần, VN-Index tăng 11,81 điểm lên 958,28 điểm. Việc TTCK tăng điểm trở lại cũng kéo theo giá trị cổ phiếu của các tỷ phú chứng khoán tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup....