Tin vui: Đã tìm thấy kháng thể vô hiệu hóa nCoV
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc thông báo, họ có thể tìm và sử dụng kháng thể từ SARS và MERS để điều trị Covid-19.
Ngày 4/3 vừa qua, tại Viện nghiên cứu Công nghệ hóa học Hàn Quốc (CEVI) đã đưa ra thông báo về việc tìm thấy các loại kháng thể có thể trung hoà virus Corona.
Kháng thể trung hòa chính là những kháng thể mang khả năng ‘chiến đấu’ và giúp vô hiệu hóa hoạt động của virus trong tế bào. Các kháng thể này được phát hiện dựa trên quá trình nghiên cứu kháng thể của virus SARS và MERS.
Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khi có hơn 6.000 ca nhiễm và 42 trường hợp tử vong.
Theo đó, hai kháng thể vô hiệu hóa virus SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) và một kháng thể vô hiệu hóa MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) có thể kết hợp với protein dạng gai của nCoV.
Virus corona sử dụng protein dạng gai để xâm nhập vào tế bào. Nếu bệnh nhân tiếp nhận kháng nguyên thông qua vaccine chứa kháng thể vô hiệu hóa virus SARS và MERS, cơ thể có khả năng tạo kháng thể thông qua phản ứng miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.
Minh họa ARN của các virus trong nghiên cứu. Ảnh: KRICT.
Video đang HOT
Cùng với thông báo này, các nhà khoa học Hàn Quốc cũng phát hiện ra sự tương đồng giữa virus SARS và nCoV khi tiến hành phân tích bộ gene của nCoV, đồng thời dự đoán về việc kháng thể vô hiệu hóa của SARS và MERS có thể kết hợp với virus Corona nhờ quá trình phân tích tin sinh học (bioinformatics).
Họ lấy mẫu vật nCoV từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hàn Quốc, sau đó nuôi virus ở KRICT và thu được ARN.
Theo Tiến sĩ Lee Mi Hye – Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ hóa học Hàn Quốc, quá trình so sánh này sẽ giúp phát triển bộ kit giúp chẩn đoán và phát hiện RT-PCR với độ nhạy hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Lee Mi Hye còn chia sẻ thêm: ‘Đây là lần đầu tiên chúng tôi so sánh độ nhạy của virus và điều này góp phần phát triển chẩn đoán kết hợp tạo ra vắc xin chống virus corona mới’.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc là tín hiệu tốt trong công tác tìm ra vacxin phòng ngừa và điều trị virus Corona.
Chang Min
Theo baodatviet
Dịch COVID-19: nhiều điều khó hiểu về nguy cơ tử vong ở người bệnh
Một phát hiện đáng chú ý từ nghiên cứu ở Trung Quốc là rất ít trường hợp trẻ em dưới 10 tuổi nhiễm COVID-19 (chưa tới 1%) và số ca tử vong bằng 0. Trong khi người trên 70 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất, và nam cao hơn nữ.
Kiểm tra thân nhiệt một hành khách đến Hungary từ nước Ý tại sân bay quốc tế Debrecen, Hungary ngày 24-2-2020 - Ảnh: Bloomberg
Cho đến nay, dịch COVID-19 đã có mặt ở 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với trên 88.000 ca nhiễm và hơn 3.000 ca tử vong. Tỉ lệ tử vong của dịch COVID-19 tương đối thấp và các chuyên gia y tế chưa thể biết được con số chính xác vì dịch bệnh vẫn đang diễn tiến từng ngày.
Ước tính tỉ lệ tử vong vì COVID-19 hiện nay là vào khoảng từ 1% đến hơn 3%, tức cao hơn cúm mùa (khoảng 0,07%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các dịch bệnh trước đây vốn cũng liên quan đến virus corona là MERS (34,4%) và SARS (9,6%).
Tỉ lệ tử vong tăng theo độ tuổi
Phân tích đầy đủ nhất cho đến nay từ chính quyền Trung Quốc cho thấy nguy cơ tử vong vì nhiễm COVID-19 tăng theo độ tuổi. Hãng tin AFP ngày 1-3 dẫn lời các chuyên gia cho biết họ đang chú ý đến nhóm người có nguy cơ tử vong cao nhất tính đến thời điểm hiện nay: những ông cụ bà cụ trên 70 tuổi.
Cuối tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nâng mức rủi ro lây nhiễm dịch bệnh toàn cầu lên mức cao nhất trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu do virus corona chủng mới gây ra đang tiến dần đến quy mô đại dịch.
Trong số những người nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2, người lớn tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao là nhóm có nguy cơ nhiễm và tử vong cao hơn, theo thống kê sơ bộ, bao gồm một nghiên cứu trên 72.000 bệnh nhân bệnh tại Trung Quốc.
Trong 44.700 ca nhiễm được xác định bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tính đến giữa tháng 2, hơn 80% ca nhiễm là người từ 60 tuổi trở lên và một nửa trong số này trên 70 tuổi, theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc.
Theo nghiên cứu này, đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất của COVID-19 là người trên 80 tuổi với tỉ lệ tử vong trên ca nhiễm lên đến 14,8%. Tỉ lệ tử vong cũng tăng dần theo nhóm tuổi với 0,2% của nhóm đối tượng từ 10-39 tuổi; 0,4% của nhóm từ 40-49 tuổi; 1,3% của nhóm từ 50-59 tuổi; 3,6% của nhóm từ 60-69 tuổi và 8% cho nhóm từ 70-79 tuổi.
Các báo cáo ban đầu về các ca tử vong ở bên ngoài Trung Quốc cũng cho kết quả tương tự. Theo đó, 12 nạn nhân đầu tiên tử vong tại Ý đều tầm 80 tuổi và không ai dưới 60. Một số người đã mắc sẵn các vấn đề tim mạch.
Ngoài ra, tỉ lệ tử vong trên ca nhiễm ở những người có tiền sử bệnh án về tim mạch chiếm 10,5%; tiểu đường chiếm 7,3%, bệnh hô hấp mãn tính chiếm 6,3%; huyết áp cao chiếm 6%; ung thư chiếm 5,6%. Những người không có tiền sử bệnh án có tỉ lệ tử vong là 0,9%.
Trong khi đó, tỉ lệ tử vong trên ca nhiễm của nam giới cũng cao hơn tỉ lệ tử vong trên ca nhiễm ở nữ giới với các tỉ lệ theo thứ tự là 2,8% và 1,7%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ nguyên do dẫn đến sự chênh lệch này.
Không có ca tử vong ở trẻ nhỏ
Một phát hiện đáng chú ý từ nghiên cứu ở Trung Quốc là rất ít trường hợp trẻ em dưới 10 tuổi nhiễm COVID-19 (chiếm chưa tới 1%) và số ca tử vong bằng 0. Nhà dịch tễ học Cecile Viboud của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ cho rằng điều đáng ngạc nhiên nhất là nhóm trẻ nhỏ không có trường hợp tử vong nào.
Theo bà Cecile thì có rất ít trẻ nhỏ nhiễm COVID-19 trong khi nhóm tuổi này có xu hướng bị ảnh hưởng nặng nhất với các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp liên quan đến virus hoặc vi khuẩn.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học David Fisman của ĐH Toronto cũng thắc mắc vì các ca nhiễm ở trẻ quá ít. "Những đứa trẻ nhiễm bệnh ở đâu rồi? Điều này rất quan trọng. Có thể trẻ nhỏ không được xét nghiệm vì chúng có triệu chứng nhẹ" - ông Fisman nói trong một email gửi hãng AFP.
Đến nay, tỉ lệ các ca tử vong được xác nhận chính thức vì COVID-19 rơi vào khoảng 3,4%. Tuy nhiên theo AFP, một số nghiên cứu đã kết luận rằng có tới 2/3 số ca nhiễm ở Trung Quốc và các nơi khác ngoài Trung Quốc đã không được phát hiện. Nếu đúng như các nghiên cứu này thì tỉ lệ tử vong vì COVID-19 có thể thấp hơn nữa.
"Hiện tại chúng tôi vẫn chưa biết chính xác tỉ lệ tử vong thực sự. Ước tính sẽ là khoảng 2%" - bà Sharon Lewin, giám đốc Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Doherty của ĐH Melbourne (Úc), nói.
Theo Tuổi trẻ
Covid-19 ảnh hưởng lên phổi nhiều nhất Khám nghiệm hai ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc cho thấy phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, chưa rõ ảnh hưởng lên các bộ phận khác. Báo cáo khám nghiệm, được đăng trên tạp chí Journal of Forensic Medicine của Trung Quốc số ra tháng 2, cho biết các tổn thương do viêm tập...