Tin vui cho những người bị rám má
Rám má là một bệnh da thường gặp ở người trưởng thành với tổn thương là các đốm tăng sắc tố màu nâu, xanh đen hoặc đen sạm, thường xuất hiện ở vùng mặt, khiến chị em thiếu tự tin khi bị rám má và luôn đặt câu hỏi có chữa trị được rám má không?
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và tư vấn cho bệnh nhân
Vì sao bị rám má?
Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết điều trị rám má là một thách thức với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Đây là một quá trình khó khăn và lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị. Hơn nữa, còn tùy thuộc vào tình trạng rám, thời gian mắc phải, nguyên nhân gây rám, tính chất công việc, cơ địa, thói quen,… mà khả năng chữa trị cũng khác nhau.
Nếu rám má xảy ra trong thời gian mang thai của chị em, bệnh có thể biến mất một vài tháng sau khi sinh và điều trị có thể là không cần thiết (tuy nhiên, có thể trở lại trong thai kỳ khác).
Bên cạnh đó, do ánh nắng mặt trời và stress là các tác nhân gây bệnh, nên những người làm việc trong môi trường công việc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không quá nhiều áp lực và căng thẳng, thì việc điều trị rám sẽ dễ dàng đạt hiệu quả cao và nhanh hơn.
Video đang HOT
Tình trạng rám thượng bì (nông), mới xuất hiện cũng sẽ dễ điều trị hơn đối với rám trung bì hay hỗ hợp (sâu) hoặc thời gian bị rám đã lâu.
Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị bằng các công nghệ thẩm mỹ, kỹ thuật cao, các phương pháp phối hợp giữa dùng thuốc và không dùng thuốc cùng với việc chăm sóc da đúng cách đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt.
Kỹ thuật mới điều trị không chỉ rám má
Tin vui với nhiều người khi chiều nay, 13/12, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật điện chuyển Ion dẫn thuốc để phối hợp điều trị rám má, trứng cá, viêm da cơ địa, chống lão hóa da. Đây là đơn vị đi đầu trong áp dụng công nghệ điện chuyển ion bằng máy Acthyderm với quy trình chuẩn xác, an toàn.
Bệnh nhân điều trị nám má tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
TS. BS. Vũ Thái Hà (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, khi bôi thuốc trên da, thuốc sẽ được hấp thụ xuống dưới da và gây ra tác dụng. Sự hấp thu thuốc qua da phụ thuộc vào các yếu tố dược học của thuốc (dược chất, tá dược, kiểu bào chế), yếu tố sinh học của da (loại và tình trạng da, độ dầy da, nhiệt độ da, mức độ hydrat hóa lớp sừng). Để tăng khả năng thẩm thấu của thuốc thì điện chuyển ion dẫn thuốc chính là một trong phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Theo TS. BS. Vũ Thái Hà, dùng năng lực của dòng điện là một kỹ thuật không xâm lấn, làm tăng sự xâm nhập của thuốc có điện tích qua da nhờ áp dụng một dòng điện. Năng lượng điện giúp sự chuyển động của ion qua lớp sừng tương ứng theo nguyên tắc điện cơ bản: các điện tích cùng dấu đẩy nhau và ngược lại các điện tích trái dấu hút nhau. Dòng điện làm tăng đáng kể sự thâm nhập của thuốc vào các mô bề mặt bằng cách đẩy các điện tích cùng dấu và hút các điện tích trái dấu.
Phân tử trung hòa di chuyển theo dòng chảy liên kết do điện lực thẩm thấu. Khi dòng điện được áp dụng, cũng có một dòng nước từ các bình điện cực vào da. Bất kỳ loại thuốc nào trong dung dịch, ion hóa hoặc không ion hóa, đều có thể theo dòng nước chảy vào da. Theo cách này, một số loại thuốc không ion hóa cũng có thể được cung cấp ion trên da.
Có thể chỉ định phối hợp trong điều trị rám má, trứng cá, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc; tăng sắc tố, tăng sắc tố sau viêm; trẻ hóa da, chống lão hóa da; giảm mỡ, cellulite …
Theo viettimes
Căn bệnh khiến người mắc khổ sở vì bị kỳ thị
Bạch biến ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh dù không lây nhiễm.
PGS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay bạch biến là một trong các bệnh da thường gặp, chiếm 0,5-1% dân số thế giới. Căn bệnh khiến làn da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân.
Vết bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, niêm mạc, mặt duỗi bàn tay bàn chân. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay chiếm đến 80% diện tích cơ thể. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng, bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân bạch biến chiếu NB-UVB tại viện. Ảnh: HĐ.
Theo PGS Doanh, nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân bạch biến đến khám từ 2015-2018 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho thấy trung bình mỗi năm có khoảng 2.300-3.000 bệnh nhân đến khám, tăng dần theo các năm. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là 12-40, trong đó, nam cao hơn nữ. Năm 2018, số bệnh nhân bạch biến đến khám chiếm 1,06% tổng số bệnh nhân.
Bạch biến ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân dù không lây nhiễm. Bệnh gây tâm lý tự ti bởi sự kỳ thị, soi mói của người xung quanh. Thậm chí, nhiều người bị trầm cảm, tìm tới cái chết.
Hiện tại, các phương pháp điều trị bệnh gồm dùng thuốc, laser, liệu pháp ánh sáng và phẫu thuật. Trung bình, mỗi ngày, khoảng 30 bệnh nhân bạch biến được chiếu NB-UVB tại viện.
Theo PGS Doanh, bệnh viện đang dự định triển khai ghép tế bào. Đây là phương pháp có thể chữa khỏi bạch biến đối với một số thể nhất định.
Các vấn đề về căn bệnh sẽ được chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực da liễu trên thế giới và Việt Nam trình bày tại hội nghị chuyên đề bạch biến và các bệnh da tăng sắc tố diễn ra vào ngày 24/6.
Theo PGS Doanh, các thông tin tại hội nghị sẽ giúp người mắc bạch biến và cộng đồng hiểu hơn về căn bệnh. "Hãy làm quen, học cách thích ứng với bạch biến và cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình, tự tin, yêu đời, tỏa sáng là những thông điệp chúng tôi muốn đem tới người bệnh", ông cho hay.
Theo Zing
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Thời tiết diễn biến phức tạp ngay trong cùng một ngày như hiện nay đang khiến số bệnh nhân - cả trẻ em và người lớn - bị viêm da cơ địa tìm đến các bệnh viện và chuyên khoa da liễu tăng cao. Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng không dễ điều trị dứt điểm và...