Tin vui cho người mua nhà gói 30.000 tỉ đồng
Đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 02/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết.
Trên đây là một trong những nội dung của Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa được Chính phủ ban hành.
Với quyết định trên của Chính phủ, người mua nhà đã có thể thở phào nhẹ nhõm, bởi theo quy định gói 30.000 tỉ đồng sẽ kết thúc vào 1-6-2016. Cụ thể theo thông báo trước đó của các ngân hàng, tất cả khoản giải ngân sau ngày 1-6-2016 sẽ phải chịu lãi suất theo thị trường, thay vì mức lãi suất ưu đãi 5% của gói tín dụng này.
Trước đó Ngân hàng Nhà nước cũng đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn cho các đối tượng khách hàng, hộ gia đình vay tiền thuê, mua nhà hoặc cải tạo, với lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỉ đồng nếu việc giải ngân gói này đến ngày 1-6 chưa thực hiện xong.
Tuy nhiên, từ ngày 1-4 sẽ không có thêm khách hàng mới nào được vay tiền từ gói 30.000 tỉ đồng, theo quyết định vừa ban hành của Ngân hàng Nhà nước.
Khách hàng tham quan tìm mua căn hộ tại dự án được vay gói 30.000 tỉ đồng. Ảnh: QUANG HUY
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2016 cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; khẩn trương trình, ban hành theo thẩm quyền điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định hiện hành
Đồng thời tập trung rà soát, bổ sung danh sách doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II-2016.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng gắn với bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.
Theo_PLO
Video đang HOT
Điều gì đang xảy ra với gói tín dụng 30.000 tỷ?
Khi gói tín dụng này đang trên đường về đích thì người vay rơi vào thế "việt vị" với nhiều rắc rối về lãi suất khi hết thời hạn giải ngân.
Với quy định phần vốn giải ngân sau 1/6/2016 sẽ phải trả lãi theo lãi suất thả nổi của thị trường đã khiến cho gói vay này từ mục đích ưu đãi trở thành một gánh nặng cho người mua nhà.
Người vay kêu trời
Anh Phan Huy Thế, nhân viên một công ty thiết bị ánh sáng ở TP HCM vay hơn 300 triệu ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, anh vay gói tín dụng này để mua căn hộ First Home Thạnh Lộc, chủ đầu tư là Công ty CP Tổ chức Nhà Quốc gia (N.H.O) và giải ngân theo tiến độ giao nhà. Mới đây, khi ngân hàng thông báo lãi suất sau ngày 1/6/2016 cho số vốn chưa được giải ngân sẽ thả nổi theo thị trường, anh mới tá hỏa, chạy hỏi khắp nơi về quy định này.
Theo anh Thế, trước đây, các nhân viên môi giới tư vấn, hướng dẫn anh làm hợp đồng tín dụng chỉ chăm chăm vào lãi suất chứ không đề cập đến Thông tư 11. Tại thời điểm ký hợp đồng, vì nôn nóng được giải ngân nên anh cũng không để ý xem nhân viên tín dụng có tư vấn về Thông tư 11 của NHNN hay không.
"Trên hợp đồng dự án sẽ giao nhà hoàn thiện vào tháng 6/2015, nhưng thực tế đến nay tiến độ giao nhà bị chậm nên tôi không biết khoản vay của mình sẽ giải ngân ra sao và lãi suất thế nào.
Ở thời điểm vay, tôi cũng không nghĩ một dự án nhà ở kéo dài tới 3-4 năm như bây giờ. Tình trạng của dự án hiện nay sẽ không thể nào hoàn tất trước ngày 1/6, nên chắc chắn tôi sẽ phải gánh chịu phần lãi thả nổi kia", anh Thế chia sẻ.
Người mua nhà tại dự án First Home Thạnh Lộc được vay gói 30.000 tỷ được chủ đầu tư cam kết giao nhà đúng tiến độ gói tín dụng này kết thúc giải ngân, nhưng thực tế tiến độ lại chậm hơn một năm. Ảnh: VD
Việc mù mờ về thông tin của khoản vay cũng như "khoán trắng" cho nhân viên môi giới làm hồ sơ đã đẩy anh Thế vào tình cảnh hiện tại.
Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng giao phó hoàn toàn việc làm hồ sơ tín dụng của mình cho nhân viên môi giới, mà họ tự tìm hiểu kỹ để thực hiện hợp đồng. Sự chủ động đó đã giúp họ "thoát hiểm" vì lựa chọn được dự án phù hợp.
Chị Đỗ Thùy Vân, nhân viên một công ty xây dựng ở quận 3, TP HCM, khách hàng vay gói tín dụng 30.000 tỷ của Vietinbank mua dự án căn hộ Ehome 3, cho biết, may mắn là tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn, dự án đã xong phần thô, ngân hàng chỉ giải ngân trong 12 tháng và được nhận nhà trong năm 2014, nên chị được hưởng toàn bộ lãi suất ưu đãi theo quy định.
Theo chị Vân, từ khi đặt vấn đề vay vốn bằng gói tín dụng này, chị và nhiều khách hàng khác đều biết quy định và cũng được nhân viên tín dụng giải thích khá kỹ. Nhân viên ngân hàng thậm chí còn khẳng định, ngân hàng chỉ giải ngân gói tín dụng này trong 12 tháng để khách được hưởng ưu đãi trọn vẹn theo quy định.
Song, khách hàng này cũng bày tỏ, thực tế người vay bị động vì tiền được giải ngân theo tiến độ dự án. Nếu tính từ khi gói tín dụng này ra đời, thì đến tháng 6/2016 cũng đủ thời gian hoàn thiện dự án. Nếu chủ đầu tư nghiêm túc thì khách hàng hoàn toàn không bị thiệt. Nhưng với những dự án chậm trễ, kéo dài thì khách hàng không còn cách nào khác là đành phải chịu chịu thiệt, vì nắm đằng lưỡi.
Ngoài ra, khá nhiều người vay thường chạy vạy mọi cách để lo cho được thủ tục, nên khi được vay rồi thì nôn nóng, không đọc kỹ hợp đồng. Nhiều người đinh ninh rằng, đã được vay thì giải ngân thời điểm nào cũng như nhau.
Cũng có người giao toàn bộ phần thủ tục nhờ nhân viên sàn giao dịch BĐS lo nên hoàn toàn không biết quy định. Ngoài ra, một số dự án dù khởi công vào giữa cuối 2015, nghĩa là không thể hoàn thành bàn giao nhà trước tháng 6/2016, nhưng vẫn cố tình gài gói tín dụng này vào cho dễ bán, bẫy khách mua.
Người mua có bị gài bẫy?
Anh Nguyễn Văn Dũng, khách hàng đã mua một dự án nhà ở xã hội tại Hà Đông (Hà Nội) và được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giải ngân, cho biết thủ tục vay vốn hoàn toàn được nhân viên của sàn giao dịch hỗ trợ.
Bản thân anh cũng không biết phần giải ngân sau thời điểm 1/6/2016 sẽ phải trả lãi suất thả nổi. "Khi mua nhà, nhân viên môi giới có tư vấn cho tôi nhiều thứ, nhưng phần vốn giải ngân sau thời điểm gói tín dụng này kết thúc sẽ phải trả lãi suất thả nổi thì không hề được tư vấn. Gần đây, đọc báo tôi mới biết và có tìm hiểu lại thì quả thực trong các thông tư của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cũng đã có đủ cả", anh chia sẻ.
Nôn nóng để mua được nhà, nhiều người vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đang tiến thoái lưỡng nan
Tuy nhiên, theo anh Ngọc, một khách hàng khác ở Hà Nội, tất cả khách khi quyết định mua nhà gói 30.000 tỷ đều phải tìm hiểu các quy định, nguyên tắc của gói tín dụng này, bởi họ phải hoàn chỉnh hồ sơ trình lên ngân hàng.
Vì thế, nếu nói không biết phần vốn giải ngân sau 1/6/2016 sẽ phải trả lãi suất theo thị trường thì chỉ có hai trường hợp. Hoặc họ quá chểnh mảng và thiếu trách nhiệm với tiền của mình; hoặc biết mà cố tình bỏ qua, vì chỉ mong mua được nhà càng sớm càng tốt, được hỗ trợ chút nào hay chút đó.
Anh Ngọc cho biết, gia đình anh đã cân đối và cảm thấy mình đủ khả năng để chịu mức lãi suất thả nổi của phần vốn giải ngân sau thời điểm này nên mới quyết định vay vốn.
Một nhân viên môi giới BĐS xin giấu tên tại Hà Nội, cho biết: "Việc để khách hàng không biết mình phải chịu một phần lãi suất cao hơn lãi suất của gói kích cầu sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ hết thời hạn là lỗi trực tiếp của các nhân viên tư vấn, bao gồm cả môi giới nhà đất và nhân viên của ngân hàng.
Do nhân viên bán nhà chỉ quan tâm đến số lượng căn hộ bán được, nhân viên ngân hàng thì bị áp chỉ tiêu vay... Vì thế có tình trạng khách hàng biết mà truy vấn thì nhân viên môi giới sẽ nói, còn không biết thì họ cũng ỉm đi".
Ngân hàng lập lờ nên khách hiểu sai
Trao đổi với Zing.vn, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, quy định của thông tư quá đánh đố, và có thể làm đổ sụp tài chính của người mua nhà.
"Đừng đổ lỗi cho người dân không đọc kỹ hợp đồng. Sáng giờ tôi đọc khá nhiều hợp đồng vay mua nhà của khách hàng và không hề thấy hợp đồng nào có ghi phần giải ngân sau tháng 6/2016 không được hưởng lãi suất ưu đãi. Lẽ ra ngân hàng phải ghi hẳn phần này vào hợp đồng. Bởi tiền vay được ngân hàng giải ngân theo tiến độ dự án. Người dân nếu có biết cũng không thể chủ động bố trí rút vốn bằng bất cứ cách nào" ông Hiển nói.
Chuyên gia này cho rằng, nếu đúng tinh thần của một gói kích cầu thì Thông tư phải thể hiện là thời gian hưởng ưu đãi lãi suất sẽ hết khi chương trình kết thúc, chứ không phải khi gói tín dụng hết thời hạn giải ngân. Cần thể hiện theo cách khoản vay mua nhà theo chương trình kích cầu này được hưởng ưu đãi trong thời gian 15 năm và tối đa không quá năm 2033 thì khách mua nhà được hưởng ưu đãi tối đa không hơn 15 năm, đồng thời dừng ở năm 2033. Điều đó được hiểu là hợp đồng ngân hàng ký với khách ở thời điểm 2015 thì khách được hưởng lãi suất ưu đãi đến năm 2030. Nhưng ở đây, khách mua căn hộ phải giải ngân theo tiến độ thì phần giải ngân sau tháng 6/2016 thời hạn được hưởng lãi suất ưu đãi không còn trọn vẹn 15 năm, tức chỉ còn 13, 14 năm, chứ không phải phần giải ngân sau thời gian này thì họ phải trả lãi theo thị trường.
"Ví dụ, khách ký hợp đồng mua nhà năm 2015, nhưng trước tháng 6/2016 chỉ được giải ngân 50% thì sau đó họ vẫn phải được giải ngân tiếp theo để trả đủ cho căn hộ họ mua, thậm chí đóng tới 2017, và thời gian hưởng lãi suất ưu đãi bị trừ ra 1-2 năm. Ở đây thông tư đã thể hiện như thế thì hợp đồng tín dụng của khách hàng phải ghi rõ ra. Bây giờ khách hàng tiến thoái lưỡng nan. Nếu sau này lãi suất tăng cao, những khách đã lỡ vay không cân đối được tài chính thì làm sao trả nổi nợ", ông Hiển chia sẻ.
Hiện tại, tại một số dự án, chủ đầu tư đang có động thái gọi khách hàng và tư vấn ký phụ lục đẩy nhanh tiến độ thanh toán lên trước thời hạn kết thúc giải ngân gói 30.000 tỷ.
Tuy nhiên, theo quy định, chủ đầu tư chỉ được phép huy động không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng. Trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu không bàn giao được nhà trước ngày 1/6 thì 30% còn lại không thể hưởng lãi suất ưu đãi.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội BĐS TP HCM cho rằng: "Lẽ ra khách hàng nên tìm mua những dự án nhà ở thương mại giá rẻ đã cất nóc, hoặc xong phần thô, vì có thể sẽ vay được 80- 90% giá trị nhà vào thời điểm ký hợp đồng mua nhà. Phần còn lại khách hàng sẽ trả lãi suất ít áp lực hơn và sẽ nhanh hơn. Chứ nếu đi mua nhà mới xây xong móng, hoặc thanh toán theo tiến độ xây dựng thì tỷ lệ giải ngân sẽ thấp". Ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cũng xác nhận chủ trương lãi suất có thể thả nổi sau 1/6/2016 đối với gói 30.000 tỷ là đúng. Theo ông, 36 tháng là thời gian nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng sẽ kết thúc, kể từ khi Thông tư 11 có hiệu lực (1/6/2013).
Theo Zing News
Nhận định thị trường ngày 13/: Rất khó để có thể cơ cấu lại danh mục Phiên giao dịch ngày 1/3, thị trường vẫn sẽ giảm điểm với áp lực bán mạnh đầu phiên, tuy nhiên, khả năng kết thúc giao dịch thị trường không giảm sâu, VN-Index sẽ giảm xuống mức 558-560 điểm. ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 1/3. Triển vọng ngắn hạn vẫn khả...