Tin vui cho bệnh nhân đái tháo đường
Theo báo cáo gần đây của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam khi mà có đến 4,5 triệu người có bệnh hoặc đang bị ảnh hưởng bởi bệnh ĐTĐ.
Đáng chú ý là khoảng một nửa trong số 4,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ được biết đến ở Việt Nam chưa bao giờ được chẩn đoán hoặc điều trị. Trên thế giới, bệnh ĐTĐ ảnh hưởng khoảng 350 triệu người, và được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Bệnh ĐTĐ đã và đang trở thành một đại dịch toàn cầu gây ra những biến chứng nghiêm trọng mà thế giới phải chi khoảng 465 tỉ đô la Mỹ hàng năm để chữa trị. Và theo ước tính của WHO vào năm 2011, trên toàn thế giới có:
&bull 366 triệu người trưởng thành được chẩn đoán là bị ĐTĐ
&bull 183 triệu người bị ĐTĐ không được chẩn đoán
&bull 4,6 triệu người tử vong do ĐTĐ
ĐTĐ là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể với những biến chứng như:
&bull Ngưng tim hay đột quị (tai biến mạch máu não). Người ĐTĐ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần so với người bình thường.
&bull Tỷ lệ người béo phì bị ĐTĐ rất cao. Béo phì là sự tích tụ các tế bào mỡ đặc biệt ở vùng bụng và vùng tạng. Đối với nam vòng eo trên 90cm, nữ trên 80cm thì bị xem là tích lũy nhiều mỡ ở vùng bụng và có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
&bull Các vấn đề về mắt dẫn tới rối loạn về thị lực hay mù
&bull Tổn thương các dây thần kinh gây cảm giác châm chích, tê buốt, mất cảm giác, vết thương ở tay chân có thể đưa tới cắt cụt chi.
&bull Biến chứng thận gây suy thận mạn tính
Video đang HOT
“Hội chứng chuyển hóa là tập hợp những biểu hiện rối loạn y khoa gồm tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipit máu, rối loạn dung nạp glucose và insulin. Nếu một người có 3 trong 5 triệu chứng này thì anh ta sẽ bị chẩn đoán là mắc hội chứng chuyển hóa. ” Phát biểu của GS.BS.TS Osama Hamdy – Giám đốc Y Khoa Chương trình Bệnh béo phì lâm sàng và Giám Đốc Điều Hành Khoa ĐTĐ Nội Trú tại Trung tâm ĐTĐ Joslin,Trường Y Harvard (Hoa Kỳ) tại Hội thảo chyên đề “Cập Nhật Liệu Pháp Dinh Dưỡng Trong Phòng Ngừa và Điều Trị Hội Chứng Chuyển Hóa” do công ty Abbott và Vinutas (Viện Dinh dưỡng Việt Nam) tổ chức vào tháng 4/2012.
Liệu pháp dinh dưỡng y học (LPDDYH): tin vui cho bệnh nhân ĐTĐ
Trong dân gian thường có những quan niệm sai lầm về ĐTĐ như: những người bị bệnh ĐTĐ không thể ăn bất cứ thức ăn ngọt nào hay để giảm đường huyết cần ăn thật ít cơm thay thế cơm bằng thức ăn khác, thậm chí ăn quá nhiều đường sẽ dễ bị ĐTĐ…
Đến thời diểm này, bệnh nhân ĐTĐ có thể tiếp cận những phượng thức dinh dưỡng khoa học hợp lý đó là việc áp dụng LPDDYH trong trong điều trị và phòng ngừa bệnh ĐTĐ. Theo GS.BS.TS Osama Hamdy tại Hội thảo chyên đề “Cập Nhật Liệu Pháp Dinh Dưỡng Trong Phòng Ngừa và Điều Trị Hội Chứng Chuyển Hóa” do công ty Abbott và Vinutas (Viện Dinh dưỡng Việt Nam) tổ chức ngày 6 & 7 tháng 4 tại Hà Nội và TP HCM thì việc áp dụng LPDDYH trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ sẽ giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và làm giảm nguy cơ của bệnh ĐTĐ và các biến chứng của nó.
Dinh dưỡng y học bản chất là dinh dưỡng, nhưng đặc biệt hơn nó là dinh dưỡng với tác dụng trị liệu. LPDDYH nhắm đến việc điều trị các vấn đề bệnh lý và các triệu chứng liên quan thông qua chế độ ăn uống được thiết kế chuyên biệt. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh như tiền ĐTĐ, ĐTĐ, rối loạn lipit máu, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp hay bệnh tim mạch. Trong LPDDYH thì cần chú ý đến 3 yếu tố chính: carbohydrates (chất đường bột), chất béo và protein mà bệnh nhân hấp thu vào qua thức ăn. Việc điều chỉnh những thành phần này có thể tác động đáng kể đến những vấn đề về sức khỏe nêu trên.
Tóm lại, cần lưu ý chế độ ăn uống dành cho người tiền ĐTĐ và ĐTĐ vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng, vì vậy để cải thiện kết quả điều trị người bệnh có thể áp dụng một số chiến lược dinh dưỡng sau:
- Đẩy mạnh giảm cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu vào hoặc tăng cường vận động
- Thay thế năng lượng từ carbohydrates (chất bột đường) bằng MUFA
- Giảm ăn các thực phẩm làm tăng chỉ số đường huyết. Ăn gạo lức thay vì gạo đã xay xát sẽ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Không nhất thiết phải nhịn ăn cơm mà quan trọng là ăn với lượng vừa phải, phối hợp với nhiều rau, quả (quả bơ, dâu tây, đào, dưa lưới, cam, bưởi), các loại đạm động vật và thực vật tốt cho tim mạch (như cá hồi, cá basa có nhiều Omega-3, PUFA, các loại đậu như đậu phụ, đậu phộng)
- 1 tuần ăn từ 3 đến 4 bữa cá để đảm bảo đủ chất béo tốt cho cơ thể. Nên tránh các chất béo như transfat, chất béo bão hòa… Thay thế vào đó những loại chất béo đơn hay đa nối đôi…
- Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt dành cho người ĐTĐ 1 hay hai 2 mỗi ngày thay thế bữa ăn thông thường sẽ rất tốt cho người bệnh ĐTĐ. (Glucerna Triple Care là nhãn hàng số 1 tại Mỹ được các bác sĩ khuyên dùng dành cho người bệnh ĐTĐ)
Theo VNN
Thanh long - loại quả nhiều công dụng
Cây thanh long còn gọi là tường liên, tên khoa học là Hylocereus undatus (Haw) Britt & Rose, thuộc họ xương rồng (Cataceae), có nguồn gốc ở các nước Trung và Nam Mỹ, được nhập vào các nước Đông Nam Á để làm cảnh, làm thực phẩm và làm thuốc.
Trong cây có chứa chất hentriacontane và sitosterol. Về mặt dinh dưỡng, trong 100g phần ăn được của thanh long có chứa: nước 84g, protein 1,4g, lipid 0,4g, glucid 11,8g, cellulose 1,4g, vitamin C 8mg, một ít vitamin A, chất nhầy.
Vỏ trái thanh long khá dày, chiếm 26% trọng lượng trái, giúp cho việc bảo quản được lâu, không bị hư thối. Hơn nữa, thanh long ít sâu bệnh nên người trồng ít sử dụng các thuốc bao vê thưc vât.
Thanh long là một món giải khát, tráng miệng rất được ưa chuộng ở các nước nhiệt đới và một số nước ôn đới. Trái thanh long phải để chín rục ăn mới ngon, nhưng có người lại thích hương vị chua chua ngọt ngọt khi trái vưa chín tơi.
Theo Đông y, trái thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.
Thân cây thanh long có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoe khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc.
Hoa thanh long có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Người ta sử dụng trái thanh long để giải nhiệt, nhuận trường. Đặc biệt, chất nhầy trong trái thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng cao nên ăn thanh long.
Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên.
Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt, gãy xương.
Hoa thanh long khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, được dùng chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. Liều dùng 15-30g tươi, sắc uống hoặc 10-12g khô sắc uống, hãm trà để uống.
Ảnh: Internet
Người ta còn nấu hoa thanh long với thịt heo nạc để làm món xúp bổ dưỡng, chữa được tình trạng phổi yếu hay bị ho đàm.
Các nhà khoa học ước tính rằng, chỉ cần khoảng 600-700g thanh long đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, chống được bệnh scorbut và một số chứng bệnh do thiếu vitamin C.
Trái thanh long còn được dùng để chế biến nhiều món ăn như: gỏi thanh long, salad thanh long, thanh long xào, thanh long nấu canh cá, cá xốt thanh long, chè thanh long, nước ép thanh long, sinh tố thanh long, thạch thanh long...
Người ta đã làm món thạch thanh long có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, giúp giảm mỡ, làm đẹp da mặt... như sau:
Nguyên liệu: bột thạch rau câu (agar-agar) 12g, đường trắng 100g, nước cốt dừa 200ml, thanh long chín xay nhuyễn một cốc 300ml, lá dứa ba cái, nước sôi để nguội 200ml.
Cách làm: cho nước, bột thạch và lá dứa vào nồi, đun sôi. Nấu cho tới khi bột thạch hòa tan. Để nhỏ lửa, thêm nước cốt dừa, đường và thanh long vào, khuấy đều, đun sôi lại rồi tắt bếp. Vớt bỏ lá dứa, đổ hỗn hợp vào khay, để nguội và cho vào tủ lạnh bảo quản, dùng ăn mát.
Có thể làm món chè thanh long như sau:
Nguyên liệu: thanh long hai trái (nếu có hai màu khác nhau càng tốt), đường cát trắng 200g, dừa khô nạo sẵn 200g, kem sữa tươi 50 ml, vani một ống, nước sạch 600ml.
Cách làm: thanh long rửa sạch, lột bỏ vỏ, dùng muỗng múc thành từng viên tròn. Dừa khô vắt lấy nước cốt, pha chung với kem sữa tươi, quậy đều, cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Đun sôi nước, cho đường vào nấu tan, thêm vani, quậy đều, để nguội. Xếp khoảng 8-10 viên thanh long vào tô, chan nước đường, nước đá đập nhuyễn, nước dừa sữa. Dùng ăn giải nhiệt, giải khát rất tốt.
Những người thường bị lạnh bụng, đi cầu phân lỏng, đầy bụng thì không nên ăn món này.
Theo PNO
Dinh dưỡng đúng cho vết thương ở bệnh nhân tiểu đường Điều trị các vết thương khó lành ở người bệnh đái tháo đường luôn đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ, lâu dài. Ngoài việc dùng thuốc, điều trị dinh dưỡng với các dưỡng chất đúng cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình lành vết thương. Diễn tiến lành vết thương ở người bình thường trung bình kéo dài khoảng 2 tuần...