Tin vui: Chế phẩm “lạ” đẩy lùi bệnh khó chữa ở hoa cúc, sầu riêng
Nhiều hộ dân tại Lâm Đồng tỏ ra rất phấn khởi khi sử dụng chế phẩm sinh học của ông Nguyễn Phước (51 tuổi, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), nhằm đẩy lùi các bệnh khó chữa trên cây trồng là bệnh sọc thân trên cây hoa cúc và xì mủ ở cây sầu riêng.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho đến thời điểm hiện tại tổng diện tích hoa cúc bị nhiễm bệnh là 942,9 ha/1.625 ha. Trong đó, có 38,1ha bị nhổ bỏ, 4,5 ha có tỷ lệ nhiễm tới 70%; 217,6 ha có tỷ lệ nhiễm 30-70%.
Dù bà con nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc BVTV nhưng dịch bệnh trên hoa cúc vẫn không thuyên giảm. Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Quang Nhật (tổ Lâm Văn Thạnh, phường 11, TP. Đà Lạt) để tìm hiểu sự thay đổi của cây trồng khi anh sử dụng chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM.
Anh Nhật phấn khởi vì chế phẩm SMART MOTHER EM giúp đẩy lùi dịch bệnh trên hoa cúc.
Anh Nhật cho biết, hơn 5.000m2 của gia đình anh trồng hoa cúc và rau cải, tuy nhiên virut hoành hành khiến cúc bị sọc thân, cải bị vàng lá rồi chết dần. Mặc dù anh Nhật đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV nhưng vẫn không hết. Nhờ được giới thiệu nên anh đã sử dụng thử loại chế phẩm sinh học của anh Nguyễn Phước tại TP. Bảo Lộc.
“Khi 3.000m2 hoa cúc của tôi mới trồng được khoảng 37 ngày thì bị bệnh sọc thân, nhưng khi bơm chế phẩm sinh học được hai tuần thì đã hết và cây phát triển xanh tốt. Ngoài ra, khoảng 1.500m2 trồng rau cải của gia đình tôi cũng bị bệnh. Một nửa tôi trồng trước thì chúng bị héo rũ, vàng lá rồi chết lụi dần khiến chẳng thu được bao nhiêu. Phần còn lại, khi chúng mới bắt đầu có biểu hiện bệnh thì được giới thiệu chế phẩm sinh học dùng thử. Đến bây giờ thì tôi thấy chúng đem lại hiệu quả thật, rau và cúc đều xanh tốt phát triển đều”, anh Nhật phấn khởi cho hay.
Sự khác biệt của bên trái (sử dụng chế phẩm sinh học) và bên phải (không sử dụng) giữa hai luống rau cải.
Anh Nhật cũng cho biết, bộ chế phẩm sinh học của thạc sĩ Nguyễn Phước vừa là phân bón, vừa chữa được nấm, côn trùng gây hại trên cây mà còn làm cho virut không phát tán và lây lan ra được nên nhà nông sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong quá trình sản xuất. Sắp tới anh sẽ sử dụng loại chế phẩm này cho toàn bộ khu vườn của gia đình mình.
Không chỉ tại Đà Lạt, chế phẩm sinh học của ông Nguyễn Phước cũng được người dân tại huyện Đạ Huoai sử dụng trên cây sầu riêng bị xì mủ và có kết quả rõ rệt.
Đến vườn sầu riêng rộng 7ha của gia đình anh Nguyễn Văn Sang (36 tuổi, thôn Phước Trung, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), chúng tôi nhận thấy rõ sự phấn khởi của anh.
Video đang HOT
Anh Sang (đi đầu) dẫn thạc sĩ Nguyễn Phước thăm lại vườn sau một thời gian sử dụng chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM.
“Trước đây, vườn sầu riêng của gia đình tôi bị bệnh khá nhiều, đặc biệt là bệnh xì mủ trên thân cây, làm cây bị khô cành, vàng lá rồi chết dần. Gia đình tôi được các kĩ sư của một số công ty phân bón và thuốc BVTV đến giới thiệu cách chữa loại bệnh này. Tuy nhiên, họ lại nói dùng dao chặt và đục lên phần vỏ của thân cây rồi đổ thuốc lên. Áp dụng cách này, gia đình tôi đã tiêu tốn khoảng 300 triệu đồng tiền mua thuốc nhưng không hề hết bệnh mà vườn sầu riêng tưởng chừng phải chặt bỏ”, anh Sang buồn rầu nhìn những cây sầu riêng trong vườn nói.
Qua sự giới thiệu của anh Sang, thạc sĩ Nguyễn Phước đã đến thăm vườn và hướng dẫn anh Sang sử dụng bộ chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM để chữa bệnh. Được biết, dịch bệnh phát triển mạnh trên diện tích vườn của anh Sang từ năm 2018. Vì thấy dịch bệnh quá nặng, có lúc tưởng cây chết nên gia đình anh đã cưa bỏ khoảng 80% cây bị bệnh.
Vì chữa bệnh không đúng cách nên những cây sầu riêng của anh Sang bị thối hết phần vỏ.
Theo quan sát của PV, những cây sầu riêng của anh Sang phần vỏ đã bị thối hết do những vết chặt từ cách chữa bệnh cũ. Tuy nhiên bên trong đó, một phần biểu bì đã được phát triển trở lại sau 6 tháng sử dụng chế phẩm sinh học.
“Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học, tôi hoàn toàn bất ngờ về hiệu quả của nó. Phần cành và lá của những cây sầu riêng đã xanh trở lại và lá phát triển to hơn, cây không còn hiện tượng xì mủ. Với 7ha, gia đình tôi trồng hơn 1.000 cây thì sản lượng trung bình khoảng 10 tấn/ha”, anh Sang phấn khởi nói.
Anh Sang được hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM.
Nói về bộ chế phẩm sinh học của mình, thạc sĩ Nguyễn Phước cho biết: “Do lâu nay người dân quá lạm dụng thuốc BVTV, vì vậy đã làm cho cơ cấu rễ cây, cơ cấu của đất bị mất đi. Điều này làm cho cây không hút được khoáng đưa lên thân cây nuôi dưỡng thân, cành và quả khiến cây bị xì mủ.
Khi sử dụng chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM thì giúp người dân cải tạo được môi trường đất, phòng trừ được nấm bệnh và côn trùng gây hại trên cây, tạo được bộ rễ khỏe cho cây để cây phát triển tốt. Đặc biệt là chế phẩm sinh học giúp cân bằng độ pH, phân giải các khoáng chất cho cây hấp thụ dinh dưỡng và hoàn toàn vô hại, đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như nông sản của họ sản xuất ra”.
Ông Nguyễn Phước cũng mong muốn rằng, qua công trình nghiên cứu tâm huyết 5 năm của mình, người dân Việt Nam sẽ dần thay đổi được thói quen canh tác dùng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học độc hại. Mà thay vào đó, người dân sử dụng những sản phẩm sinh học, phát triển nền nông nghiệp sạch, mang lại những sản phẩm chất lượng cao cho chính con người Việt Nam.
Theo Danviet
Nghe phát hoảng: Bỏ lương trăm triệu về làm thuốc sâu uống được
Những chai thuốc trừ sâu, diệt nấm được một nhà khoa học tại Lâm Đồng nghiên cứu và điều chế theo công nghệ Enzim tiên tiến nhất, an toàn với con người và có tác dụng cải thiện môi trường, đặc biệt, loại thuốc trừ sâu này người nghiên cứu làm ra có thể uống ực ực.
Đó là ông Nguyễn Phước, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thuốc trừ sâu uống được là sản phẩm trải qua 5 năm nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Phước (51 tuổi, ngụ đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Ông Phước cho biết, vào năm 2014, trong thời gian tu nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Tokyo (Nhật Bản) ông đã nung nấu nghiên cứu một chế phẩm sinh học. Bởi theo ông, tại Việt Nam người nông dân lạm dụng các loại hoá chất để bảo vệ thực vật, diệt cỏ, phòng và chữa bệnh cho gia cầm, gia súc, thuỷ sản...nên môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Phước bên những chế phẩm sinh học do mình nghiên cứu tạo ra.
"Chính vì những lý do đó mà tôi đã tập trung nghiên cứu để tạo ra các chế phẩm sinh học, bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu tạo ra các chuẩn vi sinh vật gốc trên nền tảng công nghệ Enzim, bảo vệ từng chuẩn vi sinh vật", ông Phước cho biết.
Sau khi đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu ông Phước đã từ bỏ công việc với mức lương 97 triệu đồng tại một công ty ở Nhật để về Việt Nam áp dụng sản xuất loại thuốc này.
Đến năm 2017, ông đã điều chế ra các chế phẩm sinh học chuyên trị nấm và côn trùng trên cây trồng; xử lý thức ăn tồn đọng trong ao hồ nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo môi trường đất, môi trường nước bị ô nhiễm; chữa bệnh cho tôm, cá bằng chế phẩm sinh học an toàn...
Ông K'Điền - Phó Bí thư Đảng ủy xã Lộc Nam cũng là một người trồng sầu riêng tại xã Lộc Nam (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) cho biết: "Trong năm 2015- 2016, vườn sầu riêng nhà tôi bị bệnh, chết mất 20 cây đang cho thu hoạch do bị vàng lá. Tôi đã dùng các loại hoá chất ngoài thị trường mà không chữa trị nổi. Sau khi dùng các chế phẩm sinh học do ông Phước chế ra, pha chế theo đúng hướng dẫn và đổ vào gốc, sau 10 ngày thì toàn bộ vườn cây đã phục hồi trở lại".
Năm 2016, nhiều vườn trồng sầu riêng tại xã Lộc Nam bị bệnh vàng lá khiến cây chết.
Ông Điền cho biết thêm, cũng vào thời gian đó, tại xã Lộc Nam xuất hiện dịch bệnh trên cây sầu riêng thì ông Phương đã đến để xin chữa bệnh miễn phí cho bà con. Tuy nhiên, vì không tin tưởng nên chính quyền địa phương đã không đồng ý. Thế nhưng, sau khi những cây sầu riêng đầu tiên được ông Phương chữa khỏi, phục hồi thì nhiều người đã tìm đến để mua thuốc chữa.
Bà Lý Xí Mùi (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đang canh tác 8ha trồng các loại rau củ quả cho biết: "Gia đình tôi trồng các loại rau củ quả đã nhiều năm. Tuy nhiên, năm 2017 bệnh nấm tại địa phương hoành hành khiến tôi phải đổ bỏ 6 tấn củ cà rốt. Sau khi được người quen giới thiệu loại chế phẩm sinh học của ông Phương thì bệnh nấm đã được chữa khỏi và cây trồng cho năng suất cao hơn. Hiện tại toàn bộ diện tích của gia đình tôi đều được sử dụng loại chế phẩm này".
Theo ông Phương, các vi sinh vật gốc này được nuôi cấy trong môi trường nước trái cây, trứng gà, sữa...vô trùng, không có vi khuẩn tạp. Bởi vậy các chế phẩm sinh học này hoàn toàn an toàn với con người, có thể uống được. Tại văn phòng của mình, ông Phương đã chứng minh sự an toàn của chế phẩm mình tạo ra bằng cách uống trực tiếp. PV báo điện tử Dân Việt cũng được nếm thử mùi vị của loại chế phẩm sinh học dùng làm thuốc trừ sâu này. Chế phẩm có vị chua, có mùi tỏi và không xuất hiện triệu chứng gì sau khi uống.
Ông Phương uống chế phẩm sinh học của mình để chứng minh sự an toàn với người sử dụng.
Hiện nay, ông Phương đã thành lập Công ty TNHH sản xuất thương mại giải pháp sinh học SMART MOTHER EM để sản xuất thương mại loại chế phẩm sinh học này. Được biết, các sản phẩm của công ty đã được Bộ Khoa học công nghệ cấp phép và đưa ra thị trường ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Nông, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang...
"Sắp tới chúng tôi sẽ nghiên cứu để sản xuất loại thuốc đặc trị bọ xít muỗi đang gây hại trên cây điều của người dân các tỉnh Tây Nguyên. Hiện loại bọ xít nuỗi này đang khiến người dân và chính quyền địa phương đau đầu vì không có thuốc đặc trị", ông Phương cho biết dự định của mình.
Vừa qua, vào tháng 11.2018, Công ty TNHH sản xuất thương mại giải pháp sinh học SMART MOTHER EM là đơn vị duy nhất đã được tỉnh Lâm Đồng đề cử tham dự Chương trình truyền thông, nghiên cứu và khảo sát "Sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao năm 2018" do Hội đồng khoa học Viện chất lượng Việt Nam tổ chức. Vượt qua hơn 70 sản phẩm, thương hiệu trong cả nước SMART MOTHER EM đã được Hội đồng xét duyệt và cấp dấu hiệu Cúp vàng "Sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao năm 2018".
Theo Danviet
Mất 3,3 triệu con lợn, chấp nhận sống chung với dịch tả lợn châu Phi Hiện dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 62/63 tỉnh thành, khiến 3,3 triệu con lợn bị tiêu hủy. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đã đến lúc cần xác định "sống chung" với dịch bệnh này, đồng thời coi an toàn sinh học là cánh cửa duy nhất có thể chặn nguồn lây lan của virus. "Sống chung" với...