Tin vào giấc mơ mình là con gái, người đàn ông tự tay cắt đứt “của quý”
Đây là trường hợp đặc biệt hi hữu, nam thanh niên không những tự tay cắt đứt dương vật của mình mà còn cắt luôn 2 bên tinh hoàn.
Bệnh nhân nhập viện sau khi cắt đứt dương vật khoảng 10 tiếng. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật nối dương vật trong khoảng 13 giờ đồng hồ mới thành công.
Sau cuộc mổ một tháng, bệnh nhân đã ổn định. Theo bác sĩ, hiện tại, bệnh nhân đã chuyển vào TP.HCM sinh sống. Mẹ bệnh nhân cho biết, anh này đã được điều trị kiểm soát bệnh tâm thần và hiện đã có bạn gái.
Trước đó, theo lời kể của người nhà bệnh nhân, anh này bị tâm thần. Trong một lần nằm mơ, giấc mơ nói rằng bản thân đáng lý sinh ra phải là con gái, chính vì làm con trai nên cuộc sống mới khổ cực. Mù quáng tin theo giấc mơ nên khi tỉnh dậy, người đàn ông đã tự cắt phăng “của quý” của chính mình.
Theo ThS.BS Ngô Hải Sơn – Khoa Phẫu thuật Tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp cánh mày râu đến tái tạo “của quý”.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “của quý” bị đứt rời chủ yếu là do tai nạn, ghen tuông… Nhiều đấng nam nhi trở thành nạn nhân bởi máu hoạn thư của vợ hoặc người tình…
Nam thanh niên tự cắt đứt của quý chỉ vì một… giấc mơ. Ảnh minh họa.
ThS.BS Ngô Hải Sơn cho hay, trong trường hợp phần cơ thể bị đứt rời thì phần đứt rời phải được bảo quản. Phương pháp tối ưu là đưa phần đứt rời vào túi nilon sạch, hay bọc vào khăn sạch cho vào thùng nước đá. Tuyệt đối không để phần này tiếp xúc trực tiếp với đá sẽ gây bỏng lạnh dẫn đến chết động mạnh, tĩnh mạch.
Điều quan trọng là bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế có phẫu thuật vi phẫu càng sớm càng tốt (chậm nhất là trước 6 tiếng) để nối lại phần đứt rời, khả năng thành công sẽ cao hơn.
Video đang HOT
Đối với những “của quý” cần được tái tạo do phần đứt rời bị mất, các bác sĩ cần phải dùng đến kỹ thuật tạo hình. Một phần da cổ tay có những mạch máu tương ứng được lấy ra cuốn lại, bọc lấy sụn sườn hoặc sụn nhân tạo để làm “cốt”, sau đó phần “của quý nhân tạo” ấy sẽ được khâu nối lại với mỏm cụt.
Với các ca phẫu thuật thành công, dương vật được tái tạo vẫn sẽ sở hữu đầy đủ các chức năng thực sự. Điều đáng nói, với những bệnh nhân được nối, tạo hình nếu tinh hoàn còn nguyên thì vẫn có khả năng sinh sản.
Cách đây không lâu, hồi tháng 7/2018, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng gặp phải trường hợp cấp cứu khẩn cấp bệnh nhân 38 tuổi vì tự cắt lìa “của quý”.
Theo các bác sĩ, bên cạnh việc nối thông các mạch máu, bác sĩ còn cần phải nối liền các gân, cơ và thần kinh. Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương của dương vật và thời gian từ khi dương vật bị cắt rời đến khi được đưa đến bệnh viện chuyên khoa.
L.Nguyên
Theo Sức khỏe & Đời sống
Cô bé 10 tuổi mỉm cười sau ca mổ u não trong tình trạng hôn mê
Khi bác sĩ giải thích về ca mổ u não với nhiều rủi ro, gia đình cô bé đã quyết định từ bỏ. Nhưng rồi cô bé 10 tuổi xinh như một thiên thần rơi vào hôn mê, nhìn con nằm trên giường như rơi vào giấc ngủ không bao giờ tỉnh dậy, gia đình cô bé đưa con đến Bệnh viện K, bấu víu vào một phép màu cuối cùng...
Nhìn cháu gái ngồi trên giường, mỉm cười, trò chuyện, bà Vũ Thị Quế - bà ngoại cô bé vẫn ngỡ như mình nằm mơ.
"Mới hai ngày trước, khi đẩy Nhi vào phòng mổ, cả nhà khóc hết nước mắt không dám tin có ngày cháu lại tươi tỉnh trở lại như vậy. Còn con bé, nằm hôn mê đâu biết gì. Như một giấc mơ vậy, cháu tôi đấy sau 2 ngày mổ đã có thể ngồi, nói chuyện, đi lại", bà Quế nói trong nước mắt.
Bà Quế cho biết năm nay cháu gái lên lớp 5. Đúng ngày khai giảng 5/9, bỗng dưng cháu bị nôn nên phải ở nhà. Tuy nhiên cả nhà không ai nghĩ lần nôn đó là dấu hiệu báo căn bệnh nguy hiểm con đang mắc phải.
"Ừ thì ốm nghỉ nhà mấy hôm rồi lại đến trường, chắc con bé chỉ cảm thông thường", cả nhà đều nghĩ vậy.
Nhưng rồi cứ vài ba bữa cô bé lại thấy đau đầu, ăn hay nôn. Gia đình đưa con đi khám nhiều lần, nhưng chưa tìm ra bệnh.
Gia đình quyết định đưa con từ Hải Phòng lên Hà Nội khám bệnh. "Giời ơi, con bé nôn nguyên một ngày, mệt lả và khi bác sĩ thông báo tìm thấy một khối u não, tim chúng tôi như ngừng đập khi nghĩ đến những nguy cơ sau đó", bà ngoại Nhi chia sẻ.
"Các bác sĩ nói 95% thất bại, khối u lớn, nguy cơ cao ác tính nên gia đình chần chừ không dám mổ. Có mổ lại sợ nếu đúng là u ác thì làm sao cháu chịu được đau đớn khi hóa trị, xạ trị... nên cả nhà cho cháu về uống thuốc nam", bà Quế nhớ lại.
Hình ảnh khối u trong não trẻ có kích thước lớn, 6x7cm.
Về nhà được gần một tháng, bé Nhi bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê. Gia đình lại khăn gói đưa cháu lên Hà Nội, tìm một cơ hội cuối cùng.
TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện K cho biết, tại thời điểm bệnh nhi được đưa đến khoa, kích thước khối u lớn, khoảng 6x7cm nằm ở vị trí trung tâm não, ảnh hưởng rất nhiều chức năng quan trọng, khối u gây ứ nước trong não.
Trước tình huống này, các bác sĩ đã quyết định mổ dẫn lưu dịch não tủy. Rất may chỉ sau 3 ngày hồi sức trẻ đã tỉnh táo. Tuy nhiên bản chất là khối u lớn trong não vẫn chưa được giải quyết. Gia đình vẫn băn khoăn nếu khối u ác mổ ra, cháu thì chịu đau đớn mà không giải quyết được vấn đề.Vì thế, bệnh nhi được chỉ định sinh thiết để xác định tính chất của u. Kết quả hội chẩn nghĩ nhiều đến khối u máu khổng lồ ở vị trí giữa não, một trong những bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Với căn bệnh này, mổ là con đường duy nhất để cứu bệnh nhân. Tuy nhiên khối u nằm ở vị trí giữa não, mổ có rất nhiều nguy cơ, có thể khiến bệnh nhi gặp nhiều biến chứng sau mổ như: đi tiểu hàng chục lít một ngày, có trường hợp bỏ ăn, thờ ờ với việc ăn hoặc lại cuồng ăn. Thậm chí có thể khiến trẻ trở nên ngớ ngẩn, mất nhận định về thời gian, không gian...
Ngày 14/11, cân nhắc nhiều yếu tố, các bác sĩ quyết định mổ bóc tách khối u não. Ca mổ kéo dài 4 tiếng, các bác sĩ lấy được toàn bộ khối u.
"Đặc biệt khối u được lấy ra trọn vẹn mà không làm tổn thương đến các cấu trúc khác của não", TS Liên vui mừng thông tin.
Có được thành công này là do bác sĩ thực hiện ca mổ dưới kính hiển vi có hệ thống dẫn đường đảm bảo độ chính xác cao nhằm không làm tổn thương đến các tổ chức khác của não. Đường mở xương sọ nhỏ chỉ khoảng 4 cm. Việc mổ bóc toàn bộ khối u sẽ giúp trẻ khỏi bệnh hoàn toàn.
Tiến sĩ Liên chia sẻ thêm, thành công của ca mổ còn nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của kíp gây mê, hồi sức. Việc kiểm soát huyết động rất quan trọng vì tránh xuất huyết tiến triển. Bản chất của u đã xuất huyết, kích thước lớn, ở vị trí sâu trong não. Nhờ đường mổ ít xâm lấn, làm tốt công tác hồi sức sau mổ nên khả năng hồi phục của bệnh nhi rất nhanh.
Bé Nhi vui vẻ bên bà ngoại.
Sau một trẻ ngày tỉnh táo, ăn uống được, không có bất kỳ dấu hiệu liệt tiến triển nào. Trẻ nhận biết được người thân trong gia đình.
Đến ngày thứ 2,3 sau mổ trẻ hồi phục rất nhanh có thể ngồi, nói chuyện được. Ngày thứ 4 sau mổ, bé đã có thể đi lại, dự kiến một vài ngày tới có thể xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Kết quả sinh thiết đây là khối u máu thể hang khổng lồ, là một bệnh lý u lành tính.
"Quả thực là một phép màu. Trước mổ cháu nằm hôn mê, người mềm oặt, chúng tôi cứ sự phải lìa xa cháu mãi mãi. Giờ nhìn con bé tươi cười, thỉnh thoảng tôi lại tự "nhéo" mình xem mình tỉnh hay mơ. Chúng tôi không biết nói gì, từ tấm lòng chỉ biết cảm ơn các bác sĩ đã quyết tâm, động viên gia đình để tìm cơ hội sống cho cháu", bà Quế nói.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Giải mã hiện tượng con người hay giật mình khi ngủ Con người lúc ngủ có thể bị kích thích bởi ánh sáng, âm thanh, ảo giác rơi xuống hoặc tiếng động lớn phát ra trong đầu. Theo Livescience, hiện tượng giật mình xảy ra phổ biến khi con người trải qua giai đoạn chuyển đổi giữa thức và ngủ. Những cơn giật mình có thể xảy ra tự phát hoặc bị kích thích...