Tin tuyển dụng giáo viên mầm non mùa dịch gây tranh cãi chỉ vì yêu cầu “nhỏ” đính kèm: Bình thường hay xúc phạm?
“Ba mươi năm đi dạy, chưa bao giờ đọc một cái tin mà chạnh lòng đến vậy”, một cô giáo nêu ý kiến.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid – 19, học sinh nghỉ học dài ngày, nhiều chủ trường mầm non phải bù lỗ, lo trả lãi vay, tiền mặt bằng vô cùng căng thẳng.
Chủ trường kiệt quệ, giáo viên mầm non (GVMN) tư thục cũng lâm vào cảnh thất nghiệp chưa biết ngày nào quay trở lại trường. Tạm xa trẻ mùa dịch, nhiều giáo viên phải trở thành người trông trẻ, bán hàng online, giúp việc theo giờ để trang trải…
Học sinh dừng đến trường, giáo viên mầm non tư thục cũng lao đao (ảnh minh họa).
Tuy vậy, không phải ai cũng chấp nhận “lăn xả” chỉ để có một công việc mùa dịch. Mới đây, một cô giáo chia sẻ cảm thấy chạnh lòng khi thấy tin đăng tuyển GVMN làm công việc của một người giúp việc. Câu chuyện ngay lập tức kéo theo tranh cãi với những ý kiến trái chiều.
“Đọc những tin như này còn ai muốn thi vào Sư phạm Mầm non?”
Trong tin tìm người được đăng trên mạng xã hội, người đăng yêu cầu GVMN “giúp mẹ và bé sau sinh” trong 2 tháng, mỗi ngày từ 7h đến 17h, nghỉ chủ nhật.
Trong phần mô tả công việc, ngoài hỗ trợ trông em bé, chủ nhà còn yêu cầu giáo viên nấu cơm, dọn dẹp, giặt đồ bằng máy… Chính những phần yêu cầu “đính kèm” này khiến nhiều giáo viên cho rằng nghề nghiệp của mình đang bị thiếu tôn trọng, “đọc xong thấy nhói lòng”, không còn ai muốn thi vào Sư phạm Mầm non vì nghề GVMN còn “rẻ” hơn cả giúp việc.
Có người còn khẳng định 10 triệu cũng không làm. Thất nghiệp thì đi làm công nhân cũng được, chứ không phải đi làm “osin”: “Giúp việc nhà mình đã 6 triệu lương tháng 13 năm 2 triệu tiền quần áo tiền về quê… mà chỉ chăm 1 bé thôi. Các cô cũng học hành ra, mong mọi người tôn trọng”.
Video đang HOT
Tin tuyển dụng gây tranh cãi.
Một giáo viên khác cũng đồng quan điểm khi cho rằng, cuộc sống đúng là có những thời điểm bắt buộc khiến ta phải bỏ qua cái tôi của mình, nhưng nhìn người ta tuyển giúp việc là giáo viên không thể tránh khỏi cảm giác xót xa, thấy thương cho nghề:
“Chủ thớt nên tuyển GVMN chăm bé và chăm mẹ sau sinh, còn nấu ăn, dọn dẹp nhà, giặt đồ thì thuê giúp việc theo giờ. GVMN có học thức, các cô bị khó khặn trong tình hình dịch bệnh thật nhưng như này đúng là quá coi rẻ các cô. Ba mươi năm đi dạy, chưa bao giờ đọc một cái tin mà chạnh lòng đến vậy”, người này nói.
Bên cạnh đó, một luồng ý kiến khác cho rằng, tin tuyển dụng như thế này là bình thường, kiểu “thuận mua vừa bán”, nếu thấy lương thấp thì có thể trao đổi. Dịch bệnh ai cũng cần việc và việc nào kiếm ra tiền nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật thì đều là việc chân chính.
Nhiều GVMN sẵn sàng làm nhiều việc để vượt khó mùa dịch.
“Thực ra mọi người đều đang suy nghĩ rất tiêu cực, ai cũng nghĩ nghề của mình là cao quý không riêng gì giáo viên. Nhưng dịch bệnh đến, việc tìm người và người tìm việc, ai thấy phù hợp thì họ sẽ nhận thôi, sao cứ phải cố nghĩ tiêu cực, chúng ta đâu ai ăn cắp, ăn xin để có tiền đâu nhỉ? Nghề nào cũng có giá trị riêng. Nói thế này hóa ra lại rẻ rúng nghề giúp việc ư? Thời đại 4.0 rồi, chúng ta không thay đổi tư duy thì làm sao các con, các học sinh của chúng ta thay đổi đây?”.
Tại sao giáo viên lại ngại làm công việc của “osin”?
Là một chủ trường và cũng trải qua những khó khăn do dịch bệnh, nhưng chị Hà Ngọc Nga, (Quản lý trường mầm non Tatuschool Montessori Childrens House, TP.HCM) cho rằng, công việc nào giúp chúng ta kiếm tiền một cách tử tế đều đáng quý như nhau. Hiện tại do trường vẫn đang phải đóng cửa, chị Nga cùng các giáo viên khác vẫn đang làm những công việc khác nhau để đợi dịch “đi qua”:
“Covid ập đến, 1 phi công mất việc sẵn sàng ra phố chạy Grab thì cớ sao GVMN không đi làm được công việc của một giúp việc? Việc chúng ta làm gì không quan trọng bằng chúng ta làm việc đó như thế nào! Nếu bạn làm giám đốc mà cẩu thả và vô trách nhiệm thì cũng chẳng đáng giá bằng một lao công cọ toilet luôn sạch bong!
“Bán được kí đậu thấy giá trị của đồng tiền mình làm ra quý giá vô cùng”, chị Nga chia sẻ.
Các cô giáo trường mình hiện giờ cô thì đi bán chả cá, cô thì làm cộng tác viên bán hàng online, cô thì bán sách… Bản thân mình thì đang cùng chị dâu (cũng là 1 GVMN) gom từng kí đậu của bà con ở quê để bán. Bán được kí đậu thấy giá trị của đồng tiền mình làm ra quý giá vô cùng. Nó vui không kém gì khi kí được những hợp đồng cả trăm triệu mình kí được trước đây.
Hôm nay ngồi đong đậu ship cho khách, An hỏi mẹ: “Vì dịch nên mẹ không được làm hiệu trưởng nữa phải đi bán đậu kiếm tiền hả mẹ?”. Mình cười bảo An: “Không phải thế con ạ, dịch nên trường đóng cửa và mẹ vẫn làm việc của mình thôi đó là tạo ra giá trị để kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và học được cái mới. Đi bán đậu hay làm hiệu trưởng thì mình tùy tình hình thực tế mà làm con ạ. Còn hơn mỗi ngày trôi qua để mình ngồi không “.
Mình nghĩ giáo viên mầm non cũng như bao nghề khác, giá trị của bạn nằm ở sự tử tế, nhiệt huyết, sự linh hoạt và kỹ năng của bản thân chứ không phải ở danh xưng cái nghề” , chị Hà chia sẻ.
Phụ huynh quên đóng tiền ăn, cô giáo bắt học sinh cầm bát trống không quay clip gây phẫn nộ
Nữ giáo viên mầm non đã bắt đứa trẻ phải cầm chiếc bát không rồi quát nạt đến mức khóc, sau đó quay clip xin ăn để "dằn mặt" phụ huynh chưa nộp tiền ăn.
Một giáo viên mầm non tại Trung Quốc vì không hài lòng với việc phụ huynh nộp tiền ăn chậm nên đã cố tình quay một clip học sinh cầm chiếc bát trống không và khóc lóc như đang xin ăn rồi gửi cho nhóm chat của các phụ huynh, nhằm nhắc nhở bố mẹ của học sinh này hãy nhanh chóng nộp tiền. Vụ việc này hiện đang gây phẫn nộ trong dư luận và cộng đồng mạng.
Sự việc xảy ra tại một trường mầm non ở thành phố Trì Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Gần đây, giáo viên của trường đã đốc thúc phụ huynh nộp tiền ăn tháng mới cho học sinh. Sau đó, tất cả các phụ huynh đã nộp, duy chỉ có bố mẹ của một em chậm trễ. Điều này đã khiến giáo viên của em học sinh này tỏ ra tức giận và bực bội.
Vì vừa muốn trút giận, lại vừa muốn "dằn mặt" và nhắc nhở phụ huynh nhanh chóng nộp tiền ăn, cô giáo mầm non này đã cố tình quay một clip đứa trẻ đang cầm chiếc bát không để xin ăn, trông vô cùng đáng thương và tội nghiệp.
Trong clip, có thể đoán đây là bữa ăn sáng của những đứa trẻ. Trong khi tất cả những học sinh khác đều được phát đồ ăn thì có một học sinh vẫn cầm bát không. Vì quá đói, cậu bé khóc lóc thảm thiết và cầm bát lên để xin cô giáo đồ ăn. Nữ giáo viên hoàn toàn phớt lờ điều này, lấy điện thoại ra quay clip rồi gửi vào nhóm chat của các phụ huynh. Một lúc lâu sau đó, cô ta mới đem một ít măng và thịt bằm lên cho cậu bé này.
Sau khi đoạn clip câu bé xin ăn được gửi vào nhóm của các phụ huynh, rất nhiều người tỏ ra bất ngờ và bức xúc, cho rằng nữ giáo viên không nên làm như vậy. Tuy nhiên, cô giáo chỉ giải thích rằng muốn nhắc nhở bố mẹ của cậu bé hãy nhanh chóng hoàn thành khoản phí hàng tháng.
Thế nhưng sau đó, khi nữ giáo viên này kiểm tra kỹ càng, cô mới phát hiện ra rằng phụ huynh của cậu bé kia đã nộp đầy đủ tiền ăn từ đầu tháng, tuy nhiên vì nhà trường sơ suất nên chưa lưu lại danh sách.
Hiện tại, không rõ nữ giáo viên và nhà trường đã có động thái xin lỗi phụ huynh và cậu bé trong clip hay chưa, cũng không rõ bố mẹ của cậu bé có hành động khiếu nại nào hay không.
Sau khi đoạn clip được lan truyền trên mạng, cộng đồng mạng Trung Quốc tỏ ra vô cùng phẫn nộ và tức giận. Tất cả mọi người đều cho rằng hành vi của nữ giáo viên là không thể chấp nhận được:
"Một đứa trẻ thì ăn được bao nhiêu, có cần làm đến mức độ này hay không?".
"Giáo viên này quá độc ác, hoàn toàn không có đủ tư cách để dạy dỗ ở trường mầm non".
"Cần có biện pháp kỷ luật với những giáo viên thế này để răn đe cho những người khác"...
'Thất nghiệp' vì Covid, cô giáo trẻ vào gần 20 nhóm tìm việc làm Dịch Covid-19 ập đến khiến nhiều giáo viên mầm non bỗng dưng "thất nghiệp". Nhiều thầy cô gọi đây là thời kỳ "khốn đốn chưa từng có". Thậm chí, nhiều người đành phải nghỉ việc sau nhiều năm gắn bó. Chồng lao đao, vợ cũng chật vật Gắn bó hơn 10 năm với nghề, cô giáo L.T.H từng trải qua nhiều ngôi trường...