Tin tức thế giới 13/9: Giao thông tê liệt ở thủ đô Pháp do bãi công phản đối cải cách lương hưu
Giao thông tê liệt ở thủ đô Pháp do bãi công phản đối cải cách lương hưu; Nga tuyên bố cuộc chiến ở Syria đã kết thúc; Trung Quốc và Malaysia sẽ lập cơ chế đối thoại mới về Biển Đông… là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 13/9.
Công nhân, viên chức ngành vận tải tiến hành bãi công phản đối cải cách lương hưu, tại Paris (Pháp) ngày 13/9/2019. (Ảnh: AFP)
Giao thông tê liệt ở thủ đô Pháp do bãi công phản đối cải cách lương hưu
Đây là cuộc bãi công lớn nhất ở Paris kể từ năm 2007 đến nay, làm tê liệt vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp. Cụ thể 10 trong số 16 tuyến tàu điện ngầm ở Paris và 2 tuyến đường sắt chính trong khu vực đã tạm ngừng hoạt động vào giờ cao điểm buổi sáng.
Cuộc bãi công này bị xem là thách thức đối với các kế hoạch cải cách lương hưu – hợp nhất 42 chế độ lương hưu khác nhau thành một chế độ duy nhất dựa trên thang điểm, của Tổng thống Emmanuel Macron. Theo một kết quả thăm dò, gần 75% số người tham gia khảo sát không nghĩ rằng ông Macron sẽ đưa ra một kế hoạch cải cách hưu trí tốt.
Nga tuyên bố cuộc chiến ở Syria đã kết thúc
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serge Lavrov hôm 12/9 cho biết cuộc chiến ở Syria đã kết thúc, cuộc sống đang dần trở lại bình thường, tuy nhiên còn vài điểm nóng tồn tại ở các vùng không do chính phủ Syria kiểm soát. Ông Lavrov đồng thời nhấn mạnh cần phải thúc đẩy các biện pháp giải quyết khủng hoảng kéo dài ở Syria và Trung Đông.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban Điều tra Liên Hợp Quốc về Syria vừa công bố báo cáo cho thấy các lực lượng của Mỹ, Syria và Nga có thể phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh ở quốc gia này.
Trung Quốc và Malaysia sẽ lập cơ chế đối thoại mới về Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc thông báo nước này và Malaysia đã đồng ý thiết lập một cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông. Ngoại trưởng Malaysia cho biết cơ chế này sẽ được Bộ Ngoại giao hai nước quản lý và các chi tiết khác sẽ được tuân theo.
Đây xem là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo phương pháp “một đối một” thay vì thảo luận về tuyên bố chủ quyền trên biển với các quốc gia duyên hải láng giềng tại các diễn đàn quốc tế và đa phương, nhằm giảm bớt sự phản đối tập thể mạnh mẽ từ các nước trong khu vực.
Huawei sẵn sàng “bán phá giá” công nghệ 5G
Huawei ngày 12/9 đã xác nhận khẳng định của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi rằng “sẵn sàng chia sẻ công nghệ với các đối tác tiềm năng đến từ phương Tây”. Cụ thể, chỉ với một khoản phí trả một lần, người mua sẽ có quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật 5G của Huawei.
Như vậy Huawei và Chính phủ Trung Quốc về lý thuyết sẽ không thể kiểm soát bất kỳ hệ thống viễn thông nào được xây dựng bằng thiết bị mới sản xuất. Theo giới quan sát, việc ông Nhậm đưa ra lời kêu gọi lần này được xem là lời đề nghị táo bạo nhất so với các lần trước đó.
Ông Trump không muốn nhưng sẽ xem xét thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump hôm 12/9 nói ông muốn đạt một thỏa thuận “trọn gói” với Trung Quốc nhưng sẽ xem xét khả năng có thỏa thuận tạm thời.
Gần đây, chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại sắp tới vào đầu tháng 10, hai bên có động thái nhượng bộ nhau. Trung Quốc tạm thời đưa một số mặt hàng nhập khẩu Mỹ ra khỏi danh sách bị tăng thuế, Mỹ cũng lùi thời hạn áp thuế lên hàng Trung Quốc 2 tuần. Hiện Trung Quốc còn đang tìm hiểu cách thu mua nông sản Mỹ như thịt lợn và đậu nành.
Philippines bắt một lúc 277 người Trung Quốc
Đặc vụ Philippines hôm 11/9 đột kích tòa nhà văn phòng ở Manila để bắt 4 nghi phạm liên quan vụ lừa đảo 100 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD), tình cờ bắt thêm 273 người thực hiện các hoạt động trực tuyến bất hợp pháp.
Khi điều tra thêm, cảnh sát phát hiện các nghi phạm, những người không có giấy tờ hợp pháp ở Philippines, cũng đang bị nhà chức trách Trung Quốc truy nã vì lừa đảo đầu tư quy mô lớn. Toàn bộ 277 người sẽ bị giam theo hoạt động phối hợp giữa quan chức Philippines và Trung Quốc.
H.T (t/h)
Theo petrotimes
Vì sao Trung Quốc không phải là "anh cả" của Nga?
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho rằng thật sai lầm khi gọi Trung Quốc là "anh cả" của Nga. Theo ông, Nga ủng hộ việc xây dựng quan hệ với các quốc gia khác trên cơ sở cùng có lợi, nhưng không hề có chút độc tài.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Chính trong cách tiếp cận này mà quan hệ với Bắc Kinh đã được xây dựng, và mối quan hệ đó đã đạt đến "cấp độ chiến lược chưa từng có", ông Lavrov lưu ý.
"Đây là mối quan hệ đối tác nhiều mặt và tương tác chiến lược. Bản chất cùng có lợi của quan hệ này không chỉ được ghi nhận trong nhiều thỏa thuận và các tài liệu khác nhau, mà còn được thực hiện một cách nhất quán trong thực tế", - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Lavrov nói thêm rằng chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dựa trên các nguyên tắc tương tự. Ông nhớ lại rằng trong số các cường quốc hạt nhân, chỉ có Nga và Trung Quốc bảo vệ các nguyên tắc chính của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quan hệ Nga-Trung hiện đại được các bên xác định chính thức là quan hệ đối tác tin cậy và tương tác chiến lược toàn diện. Hai bên đang đối thoại chính trị tích cực. Cụ thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hàng năm gặp nhau ít nhất năm lần.
Hồi tháng 4, ông Putin đã có chuyến thăm làm việc tới Trung Quốc, tham gia các sự kiện của diễn đàn quốc tế thứ hai "Một vành đai, một con đường". Vào tháng 6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Nga.
Theo Danviet
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bàn cách tăng cường phối hợp hành động ở Syria Ngoại trưởng nước này Serge Lavrov đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu để thảo luận về các biện pháp phối hợp hành động tốt hơn ở Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. (Nguồn: Sputnik) Bộ Ngoại giao Nga ngày 31/7 cho biết Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut...