Tin tức an toàn thực phẩm ngày 3/5
Tin tức an toàn thực phẩm ngày 3/5: &’Hô biến’ thịt heo nái hôi thối thành thịt heo rừng, Trung Quốc gom mua, thịt lợn lên cơn sốt…
&’Hô biến’ thịt heo nái hôi thối thành thịt heo rừng
Theo Báo Pháp luật Plus, tổ công tác của Đội Cảnh sát hình sự – kinh tế – Môi trường, Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã bất ngờ kiểm tra chiếc ô tô tải mang biển kiểm soát 60C-256.49 do ông Lý Minh Lành, 31 tuổi, trú tại xã Xuân Hưng huyện Xuân Lộc (Đồng Nai ), làm tài xế đang bỏ hàng tại nhà ông Nguyễn Văn Tuấn tại khu phố Phú Mỹ, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc vào khoảng 4h30 ngày 28/4.
Tổ kiểm tra đã phát hiện quả tang ông Lành đang giao cho ông Tuấn 549 kg thịt heo nái đựng trong thùng sốp trong tình trạng hôi thối, có nước nhờn, thịt màu tái nhợt, da có màu vàng.
Toàn bộ số thịt này chủ hàng không xuất trình được giấy kiểm dịch thú y. Khai nhận với tổ kiểm tra, ông Lê Phước Hòa, 27 tuổi, trú tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) người tự nhận là chủ số hàng trên đã thừa nhận, do thịt heo rừng có giá cao nên ông Hòa đã mua heo nái già về nhà rồi phù phép biến thịt heo nái thành heo rừng bằng cách nuôi nhốt heo nái cho bớt mỡ.
Đại diện cơ quan thú y và tổ kiểm tra đã giám định, xác nhận số thịt này không phải là thịt heo rừng, trên bề mặt thịt có dịch nhớt và có mùi hôi thối, thịt có màu tái nhợt. Một số loại thịt như vú heo đã chuyển sang màu thâm đen.
Đặc sản thịt heo được ” phù phép ” rất đơn giản.
Đặc biệt, tổ kiểm tra còn phát hiện một số chai nhựa chứa chất dung dịch màu đỏ được ông Tuấn dùng để ngâm tẩm thịt heo làm giả thịt bò.
Trung Quốc gom mua, thịt lợn lên cơn sốt
Video đang HOT
Nguyên nhân được xác định là do thương lái trung Quốc đang tích cực gom mua, đẩy giá lợn hơi lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Tại các chợ ở Hà Nội, giá thịt lợn các loại tăng đồng loạt. Cụ thể, tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), thịt ba chỉ, mông, vai hiện là 90.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; thịt chân giò bán giá 100.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; sườn thăn loại 1 giá 120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg, sườn cục tăng 10.000 đồng/kg lên 110.000 đồng/kg loại 1, loại 2 giá 100.000 đồng/kg,…
Trong khi đó, các chủ trang trại lợn tại tỉnh Đồng Nai cũng cho hay, nhờ thương lái Trung Quốc “ăn hàng” mà lợn hơi đang tăng giá mạnh. Cụ thể, lợn hơi xuất chuồng hiện đang được thương lái thu mua với giá 54.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000-4.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 3. Một số trại nuôi đang cố “găm” lợn lại để chờ giá tăng cao hơn nữa mới xuất bán.
Thịt lợn tại các chợ tăng giá đồng loạt
Số liệu từ Bộ NN-PTNT cho thấy, từ cuối tháng 3/2016 trở lại đây, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Nam tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu lợn hơi từ Trung Quốc tăng. Lợn hơi tại thị trường Trung Quốc hiện có giá 57.000-60.000 đồng/kg, còn giá thịt lợn hơi của Việt Nam chuyển qua biên giới phía Bắc vẫn thấp hơn nên các thương lái Trung Quốc đang tích cực thu mua với khối lượng lớn.
Bắt giữ hơn 3 tấn nội tạng heo lậu đang tuồn vào TP.HCM
Theo nguồn tin của báo Nông nghiệp, khoảng 16h45′ chiều 30/4, tại cây xăng Bàu Hàm, tỉnh lộ 762 thuộc ấp Cây Điều, xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom (Đồng Nai, Đội Cảnh sát kinh tế – Công an huyện Trảng Bom phối hợp Công an xã Bàu Hàm tiến hành kiểm tra xe Container phát hiện nhiều nội tạng lợn không rõ nguồn gốc đang chuẩn bị được vận chuyển đi tiêu thụ.
Cơ quan chức năng đã kiểm tra xe container đầu kéo biển kiểm soát 51C- 64.482 kéo theo rờ móc biển kiểm soát 51R – 123.72 do Lê Thành Nam ( SN 1978), ngụ xã An Hòa, huyện An Lão, tinh Bình Định điều khiển. Số hàng trên tài xế khai được bà Ngô Thiên Mỹ (31 tuổi, ngụ ấp Thuận An, xã Sông Thao, huyện Trảng Bom) thuê chở từ Đồng Nai lên TP.HCM.
Kiểm tra nơi sản xuất của bà Mỹ, phát hiện trong xe container 43 thùng xốp, mỗi thùng 70kg bên trong chứa hơn 3 tấn nội tạng heo không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, lực lượng chức năng phát hiện thêm 150kg ruột già và da heo trong kho đông lạnh chờ đưa đi tiêu thụ.
3 tấn nội tạng heo lậu đang tuồn vào thành phố Hồ Chí Minh.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Mỹ khai mua ruột già và da heo tại một số chợ trên địa bàn và các vùng lân cận. Sau đó mang về chế biến rồi đóng vào thùng xốp vận chuyển giao cho công ty của ông Lưu Bảo Dân của Công ty Nam Phương (52 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), có trụ sở tại Q.5 (TP.HCM), trước khi xuất khẩu.
Hiện cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ lô hàng trên và tiêu hủy theo đúng quy định pháp luật.
Anh Vân ( Tổng hợp )
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vốn ngoại chảy vào thực phẩm sạch
Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng trong sản xuất các loại thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Techna (Pháp) đang đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp nông dân Việt Nam cải thiện chất lượng chăn nuôi.
Vừa qua, 13 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Canada đã sang Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn các cơ hội giao thương với các đối tác Việt Nam. "Xuất khẩu thịt lợn Canada sang Việt Nam năm 2015 đã tăng 230% đầy ấn tượng, khẳng định tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam đối với các sản phẩm thịt lợn của Canada và cũng minh chứng cho việc người tiêu dùng Việt Nam đặt niềm tin vào chất lượng và sự an toàn của sản phẩm này", Đại sứ Canada tại Việt Nam, ngài David Devine, phát biểu.
"Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh - sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam - nơi có rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất thực phẩm" - Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp David Lennarz.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông David Lennarz, Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Hoa Kỳ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ - USFDA) cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch.
"Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh - sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam - nơi có rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất thực phẩm", ông Lennarz nói.
Trên thực tế, Registrar Corp đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005, hiện đã hợp tác với khoảng 400 doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp này cũng đang hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm chất lượng cao tại Việt Nam, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Trong một diễn biến tương tự, theo một số nguồn tin, dù thất bại trong việc mua lại 14% cổ phần chiến lược tại Công ty Vissan của Việt Nam, nhưng Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết, công ty này dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm tại Việt Nam.
Việc đầu tư thêm sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty này lên 900 triệu USD, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ hai (sau Trung Quốc) tại nước ngoài của CJ Cheil Jedang. Hiện nay, CJ Cheil Jedang đã có một trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tập đoàn Techna (Pháp) - chuyên sản xuất và cung cấp các loại chất dinh dưỡng cho vật nuôi và cây trồng - cũng đang coi Việt Nam là thị trường chiến lược để mở rộng kinh doanh tại ASEAN. Tập đoàn này đã thành lập Công ty Techna Nutrition Việt Nam vào năm 2012 và dự kiến sẽ xây nhà máy tại đây vào năm 2018. Hiện nay, tất cả các sản phẩm của Techna tại Việt Nam đều được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Techna hiểu rằng, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia cầm và lợn của Việt Nam. Do vậy, Techna cũng đang đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp nông dân cải thiện chất lượng chăn nuôi và bớt phụ thuộc vào các chất kháng sinh.
Trao đổi về làn sóng các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm sạch tại Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Lộc, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (TP. Cần Thơ) cho rằng, trong khi Việt Nam tràn ngập thực phẩm chất lượng kém, thì nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đã và đang chớp cơ hội này để đầu tư các dự án chuỗi thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Theo ông Lộc, Việt Nam có dân số hơn 93 triệu người, với nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, cũng như thu nhập ngày càng được cải thiện. "Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài củng cố niềm tin rằng, họ sẽ rất thành công tại thị trường Việt Nam", ông Lộc nói.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán>
Người tiêu dùng được thưởng tới 50 triệu khi báo tin về thực phẩm bẩn Người dân báo tin có giá trị về thực phẩm bẩn đến Phòng Thanh tra chuyên ngành của Bộ NN&PTNT sẽ được thưởng với số tiền thưởng được giới hạn trong khoảng 1-50 triệu đồng tùy vào mức độ quan trọng của thông tin. Hà Nội lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tháng hành động vì ATTP năm nay của...