Tin thế giới: Tính toán táo bạo của Kim Jong Un khi ‘trảm’ 3 tướng cùng lúc
Theo Skynews, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có những tính toán quyết liệt và táo bạo cho con đường phát triển của đất nước, trong đó động thái cải tổ lãnh đạo quân đội có thể nhằm mục đích ngăn chặn phản đối bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong chính sách hạt nhân của đất nước.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn một nguồn tin tình báo cho biết 3 quan chức quân sự hàng đầu của Triều Tiên đã bị thay thế, đánh dấu một sự cải tổ rõ rệt trong nhóm quan chức nòng cốt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trước thềm cuộc gặp thượng định đã được vào tuần tới với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các quan chức được cho là bị bãi miễn khỏi một số vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu quân sự Triều Tiên, bao gồm ông Ri Myong-su – Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) và cũng là bạn thân của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Theo Yonhap, 2 nhân vật khác là Bộ trưởng Quốc phòng Park Yong-sik và Cục trưởng Cục Chính trị KPA Kim Jong-gak. Không rõ khi nào những thay đổi này được thực hiện khi nào, nhưng kế hoạch thay thế ông Kim Jong-gak đã được truyền thông Triều Tiên loan báo từ tháng trước.
Video đang HOT
Bình Nhưỡng chưa hề nhắc tới bất kỳ những thay đổi quân sự nào và vẫn khó đánh giá liệu sự cải tổ này có thể báo hiệu một sự thay đổi đáng kể trong những chính sách của nước này hay không. Tuy nhiên, đã có đánh giá rằng, đây là bước đi táo bạo của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, khi muốn thay thế thế hệ lãnh đạo mới có tư tưởng hiện đại hơn những lãnh đạo gạo cội đang có thể có những bất đồng trong cách tiếp cận của ông Kim Jong Un đối với Mỹ và Hàn Quốc. Trong khi tân bộ trưởng Quốc Phòng Triều Tiên No Kwang Chol dường như là một nhân vật “ôn hòa”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một lần đi thị sát với các tướng lĩnh cấp cao Triều Tiên.
Hãng tin Skynews bình luận, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có những tính toán quyết liệt và táo bạo cho con đường phát triển của đất nước, trong đó động thái cải tổ lãnh đạo quân đội có thể nhằm mục đích ngăn chặn phản đối bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong chính sách hạt nhân của đất nước.
Tại Hàn Quốc, nơi mà chính quyền đang cố cải thiện quan hệ với Triều Tiên, nhiều nhà phân tích nghĩ rằng những cải tổ nhân sự lãnh đạo quân sự là một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị thay đổi đường lối chính trị và dành ưu tiên cho kinh tế hơn là cho quân đội.
Theo ông Kim Yong-hyun, Giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul, ban lãnh đạo quân sự mới sẽ đưa ra ý kiến chuyên môn về các công việc kinh tế do quân đội điều hành thay vì các chiến lược tác chiến.
Đây có thể là một dấu hiện cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên đang “theo đuổi một chính sách mới để trở thành một quốc gia đang phát triển mà không có vũ khí hạt nhân thay vì một quốc gia nghèo khó sở hữu vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên, cũng có những đánh giá thận trọng hơn với nhận định lạc quan như vậy, bởi vì “rất khó mà biết được chuyện gì xảy ra bên trong Triều Tiên”. Triều Tiên đã rất nhiều lần tuyên bố, vũ khí hạt nhân chính là sự sống còn của chế độ này.
Theo Danviet
Ông Assad đến Triều Tiên gặp Kim Jong Un, điều gì xảy ra với Mỹ?
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3.6 đưa tin, Tổng thống Syria Assad sẽ tới thăm Triều Tiên và gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Syria Assad.
Tuy nhiên, bài báo không nêu cụ thể thời gian diễn ra cuộc gặp, trong khi truyền thông nhà nước Syria cho tới giờ vẫn chưa đưa tin về chuyến thăm dự kiến này.
Nếu cuộc gặp được tổ chức tại Bình Nhưỡng, đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo trên thế giới tới thăm ông Kim Jong Un tại thủ đô của Triều Tiên.
Theo KCNA, Tổng thống Assad đã nhận được thư ủy nhiệm từ Đại sứ Triều Tiên tại Syria hôm 30.5. KCNA dẫn lời ông Assad cho biết: "Thế giới hoan nghênh các sự kiện đáng chú ý diễn ra gần đây trên Bán đảo Triều Tiên nhờ phẩm chất chính trị xuất sắc và tài lãnh đạo sáng suốt của ông Kim Jong Un.
Tôi tin chắc rằng ông Kim sẽ đạt được thắng lợi cuối cùng và thống nhất thành công Triều Tiên. Chính phủ Syria tiếp tục dành sự ủng hộ hoàn toàn với chính sách và các biện pháp của Chính phủ Triều Tiên, sẽ mở rộng và củng cố quan hệ hữu nghị với CHDCND Triều Tiên".
Trước đó, hồi tháng 4 khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh tiến hành cuộc không kích bằng hơn 100 tên lửa hành trình và không đối đất nhằm vào các mục tiêu tại Syria. Cuộc không kích diễn ra sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc lực lượng chính phủ Syria gây ra vụ tấn công hóa học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng ở thị trấn Douma tại Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus hồi đầu tháng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cuộc tấn công này chính là điều mà chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang lo sợ trong bối cảnh Washington liên tục gây sức ép với Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi. Hiện chưa rõ, cuộc gặp của ông Kim Jong Un và ông Assad sẽ bàn về chuyện gì, nhưng rõ ràng, cả hai bên sẽ không bỏ quan vấn đề Mỹ.
Bình Nhưỡng và Damascus duy trì mối quan hệ tốt đẹp, và các quan chức Liên Hiệp Quốc cáo buộc Triều Tiên hợp tác với Syria về vũ khí hóa học, song Bình Nhưỡng đã phủ nhận.
Cả hai nước đã phải đối mặt với sự cô lập quốc tế, Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân của mình, và Syria về chiến thuật của mình trong một cuộc nội chiến đẫm máu. Nếu Syria và Triều Tiên ngày càng xích lại gần nhau trong một mối quan hệ "thắm thiết", đó là thách thức không nhỏ đối với Mỹ.
Theo Danviet
Hàn Quốc "lấn cấn" về khả năng góp mặt tại thượng đỉnh Mỹ - Triều Tổng thống Donald Trump gợi ý về khả năng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại thượng đỉnh Mỹ - Triều tuần tới, nhưng các quan chức Seoul lại ra tín hiệu thận trọng. Một quan chức Hàn Quốc cho biết, chưa có quyết định nào được đưa ra về việc liệu Tổng thống Moon Jae In (giữa) có tham...