Tin thế giới: Nga mạnh tay ra đòn trả đũa Đức
Nga quyết định trục xuất 2 nhà ngoại giao Đức để trả đũa việc Berlin trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga trước đó.
Bộ Ngoại giao Nga tiết lộ Moscow sẽ đáp trả “ăn miếng trả miếng”, trước việc 2 nhà ngoại giao nước này bị trục xuất khỏi đại sứ quán ở Berlin và theo đó trục xuất 2 nhà ngoại giao Đức dang làm việc tại đại sứ quán ở Moscow.
“Để đáp trả, phía Nga đã quyết định xem 2 nhân sự tại đại sứ quán Đức ở Nga là ‘persona non grata’ (người không được chào đón)”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết các nhà ngoại giao Đức có 7 ngày để rời khỏi Nga.
Bộ Ngoại giao Đức đã lên tiếng bình luận về vụ việc. “Chính phủ Đức lấy làm tiếc về quyết định của Chính phủ Nga tuyên bố 2 nhân viên Đại sứ quán Đức ở Moscow là những người không được hoan nghênh”, tuyên bố của Bộ cho biết.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa Nga và Đức gia tăng sau khi Bộ Ngoại giao Đức hồi tuần trước thông báo trục xuất 2 nhân viên ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Nga ở thủ đô Berlin.
Quyết định này được đưa ra sau khi Văn phòng Công tố Liên bang Đức cáo buộc cơ quan tình báo Nga hoặc Cộng hòa Chechnya thuộc Liên bang Nga đứng sau vụ sát hại ông Zensonkhan Khangoshvili, 40 tuổi, quốc tịch Gruzia, tại công viên Kleiner Tiergarten ở Berlin hôm 23/8 vừa qua.
Khangoshvili, từng làm việc cho cả Ukraine và Nga sau chiến tranh Chechnya lần thứ 2 (1999-2009). Công tố viên liên bang của Đức cho rằng họ “có đủ bằng chứng” cho thấy vụ án mạng do phía Nga đứng sau, bất chấp những phản đối gay gắt từ Moscow.
Theo danviet
Báo Đức: Đến lúc EU phải thừa nhận sai lầm và tiến đến thỏa hiệp với Nga
Liên minh kinh tế Nga với Trung Quốc có thể ảnh hưởng xấu đến Liên minh châu Âu nói chung và Đức nói riêng - các nhà phân tích Đức nhận định.
Hồi chuông cảnh báo đối với toàn bộ thế giới phương Tây gióng lên trong tuần trước, khi đường ống dẫn khí kết nối các nhà cung cấp khí đốt của Nga với người tiêu dùng ở Trung Quốc được ra mắt. Liên minh châu Âu (EU) lo ngại, chẳng mấy chốc sự phát triển theo hướng này sẽ trở thành ưu tiên " đối với người Nga".
" Thời điểm hiện tại, chỉ có Đức là đang mua thêm khí đốt từ Nga, nhưng việc này sẽ kéo dài được bao lâu? Matxcơva và Bắc Kinh đang thảo luận về một đường ống khác, có khả năng vận chuyển tới 30 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Tây Siberia tới Trung Quốc qua khu vực Altai" - tờ Deutsche Welle viết ngày 11/12.
Nga và Trung Quốc cho thông dòng đường ống dẫn khí "Sức mạnh Siberia". (Ảnh: petrodigest.ru)
Theo ấn phẩm Đức, " chiến lược của Putin" là điều dễ hiểu: ông ấy không còn muốn phụ thuộc vào châu Âu, những người " đang tấn công Nga bằng các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc sáp nhập Crưm".
" Chính chúng ta đang đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, và tạo ra cho họ một tình huống đôi bên cùng có lợi" - Deutsche Welle viết. Và theo tác giả của bài báo, sau đây là những gì Nga và Trung Quốc nhận được, khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, và Mỹ áp đặt thuế đặc biệt đối với Trung Quốc:
Thứ nhất, Trung Quốc cảm thấy hạnh phúc: nước này sẽ có nguồn cung cấp khí đốt, dầu và nhiên liệu hóa thạch đảm bảo từ Nga; Thứ hai, thương mại giữa hai nước này cũng đang bước sang một ngã rẽ mới: theo kế hoạch con số này sẽ tăng lên 182 tỷ euro vào năm 2024; Thứ ba, Huawei của Trung Quốc sẽ thiết lập mạng di động thế hệ thứ năm tại Nga; Thứ tứ, cả hai nước nhận ra rằng, cùng với nhau, họ đang trở nên ít phụ thuộc hơn vào phương Tây.
Bây giờ, đã đến lúc Liên minh châu Âu phải tiến tới thỏa hiệp để ngăn chặn sự xích lại gần nhau hơn nữa giữa Trung Quốc và Nga. Bởi " không có Matxcơva. Brussels sẽ không thể tồn tại nổi giữa cuộc chiến giành quyền lực toàn cầu" - tờ Deutsche Welle kết luận.
(Nguồn: Deutsche Welle)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Châu Âu gây sức ép lên Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân 2015 Các cường quốc thế giới ngày 6/12 đã yêu cầu Iran ngưng các hoạt động vi phạm thỏa thuận hạt nhân 2015 để tránh căng thẳng gia tăng. Phát biểu với các nhà báo sau cuộc họp tại thủ đô Viên của Áo, phái viên Fu Cong của Trung Quốc cho biết các nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân...