Tin Thế giới hôm nay: Triều Tiên nhận là cường quốc hạt nhân vô song
Giới chức cấp cao Triều Tiên cho rằng Bình Nhưỡng đã tự tin gia nhập hàng ngũ các cường quốc hạt nhân và quân sự toàn cầu nhờ vào “tinh thần bất khuất” của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự hội nghị.
Triều Tiên vừa tổ chức một cuộc hội nghị quốc phòng, nơi một quan chức cấp cao của đảng cầm quyền kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân của nước này, hãng tin nhà nước Triều Tiên cho hay.
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 12.12, Hội nghị về Công nghiệp Bom đạn lần thứ 8 đã khai mạc tại Bình Nhưỡng để xem xét “thành tựu và kinh nghiệm” của ngành công nghiệp vũ khí và thảo luận về “các biện pháp mở ra thời kỳ hoàng kim” của ngành công nghiệp quốc phòng.
“Đây là lần đầu tiên Triều Tiên)tổ chức Hội nghị Công nghiệp Bom đạn công khai … Thật là bất thường”, hãng Yonhap dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tham dự hội nghị ngày 11.12 , cùng với ông Thae Jong-su, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Lao động Hàn Quốc, theo các báo cáo của KCNA. Hội nghị cũng có sự tham gia của những người đóng góp cho việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, mà nước này đã bắn vào ngày 29.11.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu tại hội nghị, giới chức cấp cao Triều Tiên cho rằng Bình Nhưỡng đã tự tin gia nhập hàng ngũ các cường quốc hạt nhân và quân sự toàn cầu nhờ “tinh thần bất khuất” của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Ông Thae Jong -su cũng cho biết ngành công nghiệp quốc phòng nên tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân về số lượng và chất lượng.
“Triều Tiên đã đặt cơ sở vật chất vững chắc và kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí hạt nhân để sản xuất bất cứ loại vũ khí hạt nhân mạnh mẽ nào”, Thae tuyên bố. “Một bước đột phá đã được tạo ra cho việc phát triển vũ khí chiến lược, đã nghiên cứu và hoàn thành việc sản xuất các công nghệ và vật liệu tiên tiến, vốn là tài sản độc quyền của các cường quốc quân sự trong lĩnh vực tên lửa”.
Ông Thae cũng khẳng định rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đưa ra chiến lược đồng thời thúc đẩy xây dựng kinh tế và xây dựng lực lượng hạt nhân, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy lực lượng hạt nhân.
“Điều này đã trở thành một bước ngoặt lịch sử trong việc đưa Triều Tiên lên vị thế của một quốc gia vũ khí hạt nhân vô song và nhanh chóng đạt được thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến với Mỹ”, ông Thae nói thêm.
Cũng trong ngày 12.12, trang mạng 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên của Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ vừa đăng tải một số hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều hoạt động diễn ra tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, bất chấp một loạt rung chấn vừa xảy ra ở khu vực này.
38 North cho rằng đã có nhiều hoạt động diễn ra tại cổng phía Tây của bãi thử Punggye-ri.
Nhiều phương tiện và nhân lực đã xuất hiện tại khu vực nói trên, điều này cho thấy Triều Tiên đang tiến hành đào một đường hầm mới trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân tiếp theo.
Nguồn tin tình báo về Triều Tiên mới đây cho biết, công tác xây dựng đã được nối lại ở đường hầm thứ tư ở cổng phía Tây nên đường hầm này sẽ không thể được sử dụng “trong thời gian dài.”
Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa sử dụng khu liên hợp ở cổng phía Tây của bãi thử Punggye-ri và chưa có hoạt động nào tại khu vực này trong vài tháng qua.
Năm trong sáu vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trước đây đều được tiến hành ở khu cổng phía Bắc, tuy nhiên chưa phát hiện bất cứ phương tiện hay trang thiết bị nào ở khu vực này kể từ tháng 9 vừa qua.
Theo Danviet
Nga bị tố ngầm bơm dầu cứu Triều Tiên
Nga bị cho là đã bỏ qua các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc để xuất khẩu dầu mỏ cho Triều Tiên, cứu nền kinh tế đang ở bên bờ vực thẳm của nước này.
Theo Express, giá dầu diesel ở Triều Tiên đã giảm 60% kể từ đầu tháng 11 còn xăng dầu giảm khoảng 25%.
Giá dầu giảm mạnh ở Triều Tiên được cho là nhờ lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Theo đó, Nga được cho là đã bỏ qua các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc để xuất khẩu dầu mỏ cho Triều Tiên, cứu nền kinh tế đang ở bên bờ vực thẳm của nước này.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Nga bỏ qua các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên phản ánh việc Moscow từ chối cách tiếp cận của chính quyền Trump để giải quyết vấn đề Triều Tiên. "Chúng tôi biết Nga đã xuất khẩu dầu mỏ cho Triều Tiên và tôi tin rằng, các tàu của Triều Tiên đang làm mọi cách để lẩn tránh các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm giấu nguồn gốc của số dầu mỏ nhập khẩu", bà Lisa Collins từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế bình luận.
"Các nhà chức trách Nga thường chống lại các chính sách của Mỹ nhằm gây áp lực lên Triều Tiên vì họ tin rằng, chính sách đó khiến Bình Nhưỡng đẩy nhanh chương trình hạt nhân và tên lửa. Thay vì áp đặt thêm các chế tài trừng phạt, Moscow ủng hộ đối thoại ngay lập tức với Triều Tiên", ông James Brown, một chuyên gia về Nga tại Đại học Temple nhấn mạnh.
Triều Tiên tuần trước tuyên bố nước này đã có khả năng hạt nhân để có thể tấn công toàn bộ lục địa Mỹ sau khi thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 28.11.
Bình luận về vụ việc, Bộ trưởng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố, nước này đang cân nhắc để đưa ra phản ứng thích hợp. Theo truyền thông Nga, Điện Kremlin muốn đảm nhiệm vai trò dẫn đầu trong việc gây sức ép với Triều Tiên để nước này tuân thủ các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Theo Danviet
Tin thế giới hôm nay: Vì Jerusalem Trung Đông dậy sóng, Trung Quốc thiệt hại Theo một số quan sát viên về ngoại giao, Trung Quốc đoán biết sẽ xảy ra thêm nhiều xung đột nữa tại Trung Đông sau động thái Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, theo đó sẽ lần lượt gây trở ngại cho những kế hoạch đầu tư của nước này ở đây. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ...