Tin tặc tung “chiêu độc” để lấy cắp tiền điện tử của người dùng
Nhiều người sở hữu các loại tiền điện tử tại Việt Nam và trên thế giới đã dính phải “chiêu lừa” của các tin tặc, khiến họ mất đi một lượng tiền điện tử giá trị lớn.
Với việc các loại tiền điện tử ngày càng tăng giá và ngày càng nhiều người đổ tiền vào đầu tư, thị trường tiền điện tử trở thành “mảnh đất màu mỡ” của tin tặc. Nhiều người nắm giữ tiền điện tử đã bị mất một số tiền giá trị lớn sau khi dính “chiêu lừa” của các tin tặc.
Mới đây, hãng nghiên cứu bảo mật Check Point Research đã lên tiếng cảnh báo về một hình thức lừa đảo mới nhằm vào những người đang nắm giữ tiền điện tử trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Theo đó, tin tặc sẽ tạo ra những trang web hoặc extension (phần mềm mở rộng trên trình duyệt) giả mạo, với giao diện giống hệt trang web hoặc extension của các loại ví tiền điện tử phổ biến, như Phantom App, MetaMask hay PancakeSwap…
Giao diện của trang web lừa đảo giống hệt trang web thật
Không dừng lại ở đó, tin tặc sẽ chi tiền để mua quảng cáo trên Google để đưa các trang web lừa đảo của mình lên top đầu trong danh sách tìm kiếm. Nhiều người không kiểm tra kỹ đường dẫn của trang web đã truy cập nhầm vào các trang web giả mạo, thay vì trang web thực sự của các ví tiền điện tử.
Trên trang web giả mạo này sẽ có hộp thoại để yêu cầu người dùng đăng nhập vào tài khoản ví điện tử. Nhiều người dùng không nhận ra các trang web giả mạo đã không ngần ngại điền thông tin đăng nhập, sau đó điền mã xác nhận mật khẩu OTP (được cấp thông qua ứng dụng trên smartphone) để đăng nhập vào tài khoản ví điện tử.
Chỉ trong một thời gian ngắn, tin tặc sẽ sử dụng các thông tin đăng nhập này (bao gồm cả mã OTP) để truy cập vào ví điện tử của người dùng và lấy cắp sạch toàn bộ số tiền điện tử đang có trong đó.
Video đang HOT
Trong trường hợp nạn nhân truy cập vào trang web giả mạo và tạo một ví điện tử mới, họ sẽ được cấp một Recovery Phrase (cụm từ khôi phục tài khoản, là chuỗi 12 từ tiếng Anh người dùng có thể sử dụng để đăng nhập vào ví điện tử trên bất kỳ thiết bị nào). Trong trường hợp nạn nhân sử dụng cụm từ khôi phục tài khoản này để đăng nhập, họ sẽ đăng nhập vào tài khoản của tin tặc và mọi khoản tiền được chuyển vào đó thực chất sẽ được chuyển đến ví điện tử của tin tặc.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia bảo mật Check Point Research, chỉ trong vòng vài ngày gần đây, các tin tặc đã lấy cắp số tiền điện tử trị giá hơn 500.000 USD trên toàn cầu nhờ vào chiêu lừa này.
Trên các hội nhóm giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam, nhiều người cũng đã phản ánh mình bị mất toàn bộ tiền điện tử trong ví vì dính phải những “chiêu lừa” tương tự như Check Point Research đã cảnh báo.
Trang web giả mạo (phanton.app) thậm chí còn xuất hiện phía trên trang web thật (phantom.app) trên công cụ tìm kiếm Google
Do tính ẩn danh của các giao diện tiền điện tử, việc xác định danh tính của những kẻ lừa đảo và lấy cắp tiền từ ví điện tử là bất khả thi, do vậy, các nạn nhân đành phải chấp nhận mất trắng số tiền của mình mà không thể xác định được thủ phạm.
“Tôi tin rằng chúng ta đang đứng trước xu hướng tội phạm mạng mới, nơi những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm của Google để làm phương tiện tấn công, thay vì lừa đảo qua email như trước đây”, Oded Vanunu, Giám đốc Nghiên cứu lỗ hổng bảo mật của Check Point cho biết. “Theo quan sát của chúng tôi, mỗi quảng cáo của tin tặc trên Google đều được lựa chọn từ khóa một cách cẩn thận để nổi bật trên kết quả tìm kiếm. Các trang web lừa đảo được thiết kế một cách tỉ mỉ và giống hệt trang web thật”.
“Tôi kêu gọi cộng đồng tiền điện tử phải kiểm tra thật kỹ đường dẫn của các trang web mà mình truy cập để tránh mắc bẫy của tin tặc vào thời điểm này”, Vanunu cho biết thêm.
Phát hiện của Check Point Research đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các quảng cáo trên Google, khi công cụ tìm kiếm này đã không kiểm duyệt kỹ càng các nội dung được quảng cáo trên trang web của mình.
Sau khi Check Point công bố báo cáo về chiêu thức lừa đảo tiền điện tử, phía Google đã lập tức xóa bỏ những quảng cáo của các trang web lừa đảo.
“Hành vi này vi phạm các chính sách của chúng tôi và chúng tôi đã lập tức xóa các nội dung quảng cáo và tạm ngưng các tài khoản quảng cáo vi phạm. Chúng tôi luôn điều chỉnh các cơ chế hoạt động của mình để ngăn chặn các hành vi vi phạm này”, đại diện của Google cho biết.
Theo một nghiên cứu của GOBankingRates, trang web chuyên đánh giá về các dịch vụ ngân hàng và tài chính, 2020 là năm đạt kỷ lục về số vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử, với hơn 26.500 vụ lừa đảo được báo cáo, khiến các nạn nhân mất số tiền hơn 419 triệu USD. Số các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021. Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn tài chính Motley Fool, chỉ trong quý I/2021, đã có 14.079 vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử được ghi nhận tại riêng nước Mỹ, khiến các nạn nhân bị mất số tiền hơn 215 triệu USD.
Thiếu niên bị bắt vì lấy cắp số tiền điện tử trị giá 46 triệu USD
Một thiếu niên người Canada đã bị bắt giữ sau khi thực hiện hành vi lừa đảo để lấy cắp số tiền điện tử trị giá lên đến 46 triệu USD.
Thiếu niên sống tại thành phố Hamilton (tỉnh Ontario, Canada), với danh tính không được tiết lộ vì chưa đủ tuổi thành niên, đã bị cảnh sát bắt giữ, sau khi sử dụng hình thức lừa đảo hoán đổi SIM để xâm nhập vào tài khoản tiền điện tử của nạn nhân và lấy cắp số tiền trị giá 46 triệu USD.
Thiếu niên người Canada đã lấy cắp một lượng lớn tiền điện từ bằng hình thức lừa đảo hoán đổi SIM
Vụ bắt giữ do cảnh sát Canada thực hiện sau một cuộc điều tra, với sự giúp đỡ của FBI và Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, do nạn nhân trong vụ việc là một người Mỹ. Cảnh sát Canada cho biết đây là vụ lấy cắp tiền điện tử lớn nhất từ trước đến nay từ một cá nhân được ghi nhận tại quốc gia này.
Chi tiết về cách thức lừa đảo và lấy cắp tài khoản tiền điện tử của thủ phạm không được cảnh sát công bố. Nhưng về cơ bản, hình thức lừa đảo hoán đổi SIM sẽ được thực hiện bằng cách thủ phạm sẽ liên hệ với nhà mạng đang cung cấp dịch vụ di động của nạn nhân, lừa nhà mạng rằng mình chính là chủ nhân của số điện thoại đang sử dụng để yêu cầu nhà mạng cấp lại một SIM mới.
Để thực hiện được điều này, kẻ lừa đảo cần phải nắm giữ các thông tin cá nhân của nạn nhân, như họ tên, số căn cước công dân, địa chỉ, ngày sinh... từ đó có thể mạo danh nạn nhân nhằm qua mặt nhà mạng.
Nếu nhà mạng bị lừa, thủ phạm sẽ được cấp một SIM mới với thông tin đăng ký và số điện thoại của nạn nhân. Thủ phạm sau đó sẽ gắn SIM này vào một điện thoại khác để lấy cắp mã OTP (mật khẩu cấp một lần thông qua tin nhắn) để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản ví điện tử của nạn nhân, từ đó lấy cắp tiền bên trong đó.
Tuy nhiên, không rõ làm cách nào mà thiếu niên này có thể ăn cắp được thông tin đăng nhập tài khoản ví điện tử của nạn nhân trước khi có được mã OTP gửi về số điện thoại của nạn nhân.
Sau khi lấy được tiền điện tử từ nạn nhân, thủ phạm đã sử dụng số tiền này để mua sắm các vật phẩm trong game và nhiều đồ trên mạng. Khi bị bắt giữ, cảnh sát đã thu hồi được số tiền điện tử trị giá 5,5 triệu USD.
Sự việc cho thấy rằng việc nhận mã OTP thông qua tin nhắn SMS đến số điện thoại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị kẻ xấu lấy cắp để xâm nhập vào tài khoản trực tuyến của người dùng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cài đặt và sử dụng ứng dụng cấp mã OTP trên smartphone của mình, thay vì nhận mã OTP thông qua số điện thoại.
Giá coin 'Squid Game' tăng 450 lần nhưng nhà đầu tư không thể bán Cộng đồng tiền mã hóa nghi ngờ token ăn theo bom tấn "Squid Game" là một trò lừa đảo. Theo Cointelegraph, sau khi được ra mắt vào đầu tuần này, token Squid Game (SQUID) đã có mức tăng trưởng tới 450 lần chỉ trong vài ngày. Loại token này được "lấy cảm hứng" từ một bộ phim cùng tên trên Netflix và rất...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người dùng cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân lên không gian mạng

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

OpenAI nâng tầm ChatGPT với 3 thay đổi lớn

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Trung Quốc phát minh bộ nhớ RAM nhanh hơn 10.000 lần hiện tại

Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện

Người mua sản phẩm HP có thể nhận bồi thường đến 2,6 triệu đồng

Microsoft cảnh báo lỗi nghiêm trọng trên Outlook

TSMC đối mặt khó khăn trong kiểm soát chip AI đến tay Trung Quốc

Ổ điện gia dụng 'hiện đại hóa' tích hợp sạc nhanh, khóa thẻ từ

Xiaomi gây ấn tượng với tốc độ cập nhật HyperOS 2
Có thể bạn quan tâm

Tỉ phú Elon Musk khẩu chiến bộ trưởng Tài chính Mỹ trước mặt ông Trump?
Thế giới
06:01:18 25/04/2025
Vét tủ lạnh, chồng nghĩ ngay đến làm cơm rang, bất ngờ được món ngon khiến vợ mê tít
Ẩm thực
05:54:18 25/04/2025
Tổng tài triệu đô bỏ cả gia sản để vào showbiz: Visual tuyệt đối điện ảnh, đóng phim nào cũng gây bão
Hậu trường phim
05:53:02 25/04/2025
Nửa đêm giật mình tỉnh giấc, thấy cổng nhà mở toang, tôi hốt hoảng chạy đi tìm mẹ chồng, tưởng kiệt quệ thì khi về lại thấy một cảnh động lòng
Góc tâm tình
05:27:35 25/04/2025
Thoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết áp
Sức khỏe
05:27:34 25/04/2025
Lộ trình di chuyển các khối diễu hành và xe nghi trượng lễ 30.4 ở TP.HCM
Tin nổi bật
05:24:08 25/04/2025
Quản lý thị trường TP.HCM tạm giữ 2.654 hộp sữa vi phạm
Pháp luật
05:14:47 25/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025