Tin tặc tự nhận thuộc IS dọa chiến tranh mạng với Mỹ, châu Âu
Một nhóm tin tặc tự nhận đang phục vụ tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tung video đe dọa tấn công mạng các nước phương Tây, tuyên bố sẵn sàng “chiến tranh điện tử” với Mỹ và châu Âu, trang tin International Business Times cho biết.
Tuyên bố của nhóm tin tặc tự xưng thuộc IS trên video – Ảnh chụp màn hình Youtube
Đoạn video dài ba phút có tựa đề “Thông điệp gửi nước Mỹ” của một nhóm tự xưng “Những hộ vệ trên internet của IS” đăng trên Youtube đang gây chú ý.
Trong đoạn video, một nhân vật trùm đầu nói tiếng Ả Rập có phụ đề tiếng Anh bên dưới, gửi lời đe dọa sẽ tiến hành “chiến tranh điện tử” với Mỹ và châu Âu, theo trang tin International Business Times (Mỹ).
Đài Russia Today (Nga) ngày 13.5 cũng cho biết nhóm tin tặc này tuyên bố đã đột nhập vào các trang web của lãnh đạo Mỹ và Úc. Mặc dù vậy, nhóm này không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về “thành tích” của mình.
Video đang HOT
Ngoài ra, trang International Business Times nhận định có nhiều điểm đáng ngờ quanh việc nhóm tin tặc này có liên quan đến IS hay không.
Đầu tiên, đoạn video được quay với bối cảnh không giống những phòng ghi hình trước đây của IS, vốn rải rác ở Iraq và Syria. Tiếp nữa, thông thường IS tự xưng là Islamic States (Nhà nước Hồi giáo), trong khi phần phụ đề tiếng Anh này tự viết tắt tên mình là ISIS.
Nhóm IS có ba tên gọi thường được dùng là IS, ISIS và ISIL. Trong các video phát hành chính thức, họ hay tự xưng là IS (ISIS và ISIL là hai tên được dùng trước khi nhóm này tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo”). International Business Times cho rằng rất có thể video này chỉ được một nhóm ủng hộ IS sản xuất thay vì là tuyên bố chính thức của tổ chức cực đoan này.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh thành lập văn phòng chuyên phản ứng với các mối đe dọa từ internet.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
IPU 132: Chặn chiến tranh mạng, sử dụng Internet thực hiện tội ác
Ngày 30/3, tiếp tục chương trình nghị sự tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU-132, UB thường trực về hoà bình và an ninh quốc tế tiếp tục thảo luận phiên họp thứ 3 nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới.
(Ảnh: ipu132vietnam.vn)
Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ vai trò, những đóng góp của nghị viện trong định nghĩa và khái niệm khung của chiến tranh mạng, đặc biệt là thông qua các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong tương lai gần.
Theo đó, các đại biểu thống nhất cao về sự cần thiết trong việc hoàn thiện một công ước quốc tế về mạng Internet, nhằm ngăn chặn các thế lực khủng bố có thể sử dụng internet để thực hiện tội ác của mình, đặc biệt là quyên góp nguồn tiền cho các hoạt động khủng bố, cũng như chiêu mộ và đầu độc cộng đồng bằng những ý tưởng bạo lực.
Ông Saif Alsamahi, đoàn đại biểu các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cho rằng: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh mối liên kết giữa chiến tranh mạng và các nhóm khủng bố đang đe dọa thế giới. Các nhóm này đang sử dụng không gian mạng để triển khai các hoạt động toàn cầu. Đây là một mối đe dọa lớn đối với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hiện nay."
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết đại diện đoàn Việt Nam cho rằng, Nghị quyết cần đề xuất thêm nhiều giải pháp, tập trung vào việc đảm bảo "an ninh thông tin" cũng như "những tác động nghiêm trọng của những hoạt động làm bất ổn không gian mạng lên những lĩnh vực khác của xã hội toàn cầu" và có thể "khơi mào cho một loại hình xung đột mới".
Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng ta đang nói về việc lợi dụng công nghệ thông tin để gây bất ổn thế giới và chúng tôi muốn bổ sung rằng điều này có thể vi phạm quyền con người và quyền công dân. Điều đó khiến mối đe dọa này mang tính bao quát hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn bổ sung rằng việc thu thập thông tin tình báo vì mục đích gây bất ổn kinh tế, chính trị và xã hội là một trong những vấn đề có thể dẫn tới chiến tranh mạng."
Phân tích tình hình thực tế tại các nước, một số ý kiến cho rằng Dự thảo Nghị quyết cũng cần một chiến lược hành động trong lĩnh vực giáo dục và các tổ chức cộng động, để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó thúc đẩy họ tham gia các hoạt động chống tội phạm mạng. Có như vậy, Nghị quyết "Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới" mà IPU sẽ đề xuất lên Đại Hội đồng Liên hợp quốc, sẽ đóng góp cho một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.
Ông Alberto Bentacourt, đoàn đại biểu Cuba cho biết: "Các vụ tấn công mạng là mối đe dọa lớn đối với thế giới, đòi hỏi sự đoàn kết của các nước ở nhiều cấp độ từ nghị viện đến chính phủ các nước... Từ đó, chúng ta mới có thể củng cố việc sử dụng không gian mạng một cách hòa bình".
Căn cứ tình hình thực tế tại các nước, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết cũng cần một chiến lược hành động trong lĩnh vực giáo dục và các tổ chức cộng động, để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó thúc đẩy họ tham gia các hoạt động chống tội phạm mạng. Có như vậy, Nghị quyết Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới mà IPU sẽ đề xuất lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, sẽ đóng góp cho một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.
Dự kiến dự thảo Nghị quyết "Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh thế giới" sẽ được Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế thông qua vào ngày 31/3.
P.Thảo
Theo Dantri
Chiến tranh mạng: Mối nguy hiểm "chết người" thiếu khung pháp lý Tỏ ra lo lắng trước nguy cơ của những cuộc tấn công trong không gian mạng internet đang ngày càng gia tăng nhưng nhiều đại biểu tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) cũng thừa nhận, luật pháp mỗi nước cũng như quốc tế trong vấn đề này vẫn khá lỏng lẻo. Cuộc chiến không...