Tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc trộm dữ liệu sông Mekong
Mỹ cáo buộc tin tặc Trung Quốc đột nhập vào cơ sở dữ liệu của Bộ Ngoại giao Campuchia, trộm thông tin về sông Mekong.
Reuters hôm nay dẫn hai nguồn thạo tin cho hay bản cáo trạng dài 30 trang tại tòa án Mỹ tiết lộ Campuchia cũng nằm trong số các chính phủ bị tin tặc Trung Quốc tấn công.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19/7 cáo buộc 4 công dân Trung Quốc, gồm ba quan chức an ninh và một tin tặc dân sự, đã tấn công hàng chục công ty, trường đại học và cơ quan chính phủ tại Mỹ và nước ngoài dưới vỏ bọc là một công ty do an ninh Trung Quốc điều hành tại tỉnh Hải Nam. Trung Quốc chỉ trích cáo buộc này bịa đặt và nhằm động cơ chính trị.
Thuyền đánh cá trên sông Mekong ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 19/2. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, trong số các mục tiêu tấn công mạng có “Bộ A của chính phủ Campuchia”, cơ quan mà hai nguồn tin xác nhận là Bộ Ngoại giao Campuchia. Nguồn tin cho hay dữ liệu bị trộm “liên quan tới thảo luận giữa chính phủ Trung Quốc và Campuchia về cách sử dụng dòng Mekong” cùng ngày Campuchia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) có sự tham gia của các lãnh đạo Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tại Phnom Penh hồi tháng 1/2018.
Tin tặc đã giấu và bí mật truyền dữ liệu thủy âm học qua ảnh kỹ thuật số hình ảnh một con gấu koala và cựu tổng thống Mỹ Donald Trump rồi gửi tới một tài khoản trực tuyến. Hiện chưa rõ dữ liệu thủy âm học (dữ liệu thu thập bằng sóng siêu âm và sử dụng để theo dõi các đặc điểm dưới nước) có phải về khu vực sông Mekong hay không.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia không trả lời yêu cầu bình luận của báo chí. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận, cho rằng đây là cáo buộc vô căn cứ, chính Mỹ mới là nguồn tấn công mạng lớn nhất thế giới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia chuyển câu hỏi tới Bộ Viễn thông nhưng bộ này từ chối bình luận. Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cũng từ chối phản hồi.
Dòng Mekong dài 4.350 km, còn được gọi là Lan Thương ở thượng nguồn, chảy từ Trung Quốc dọc biên giới Myanmar, Lào và Thái Lan qua Campuchia và Việt Nam. Nó là nơi sinh sống và kiếm ăn của cộng đồng ngư dân trong nhiều thập kỷ.
Giống Biển Đông, Mekong đã trở thành mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Bắc Kinh vượt qua Washington cả về chi ngân sách và ảnh hưởng với những quốc gia vùng hạ nguồn thông qua kiểm soát nguồn nước sông.
Trung Quốc tức giận vì cáo buộc tấn công mạng toàn cầu
Trung Quốc chỉ trích cáo buộc của Mỹ và đồng minh "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" sau khi bị quy đứng sau chiến dịch tin tặc toàn cầu.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia, New Zealand và Na Uy hôm nay đồng loạt ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc tấn công các máy chủ quan trọng toàn cầu. Đại sứ quán Trung Quốc tại New Zealand mô tả các cáo buộc "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" và là "sự bôi nhọ ác ý".
Đại sứ quán ở Australia cáo buộc Canberra chỉ biết "nhại lại" luận điệu của Mỹ và mô tả Washington là "nhà vô địch thế giới về các cuộc tấn công mạng độc hại".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, Australia. Ảnh: AAP .
Đại sứ quán tại Na Uy nói rằng Oslo bất ngờ tuyên bố vụ tấn công mạng hồi tháng 3 vào hệ thống email của Storting bắt nguồn từ Trung Quốc mà không liên lạc trước để xác minh thông tin liên quan với phía Trung Quốc.
"Trong khi đó, một nhóm các quốc gia và tổ chức phương Tây cũng đưa ra cáo buộc liên quan an ninh mạng nhằm vào Trung Quốc. Có lý do để đặt câu hỏi và nghi ngờ liệu đây có phải hành động thao túng chính trị thông đồng hay không", đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy cho hay, đồng thời yêu cầu phía Na Uy cung cấp bằng chứng.
Phản ứng đồng loạt của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ cùng các đồng minh gồm NATO, Liên minh châu Âu, Anh, Australia, Nhật Bản, New Zealand và Canada cáo buộc Trung Quốc "hành động vô trách nhiệm, gây rối loạn và bất ổn trên không gian mạng, đặt ra mối đe dọa lớn với nền kinh tế và an ninh quốc gia".
Bộ Tư pháp Mỹ trước đó cho biết 4 công dân Trung Quốc, gồm ba quan chức ngoại giao và một tin tặc dân sự, bị cáo buộc liên quan chiến dịch tấn công mạng toàn cầu nhằm vào hàng chục cơ quan chính phủ, trường đại học và doanh nghiệp ở Mỹ cùng nhiều nước. Những hoạt động này diễn ra trong giai đoạn 2011-2018, tập trung vào những thông tin có thể làm lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Mỹ và đồng minh cũng cáo buộc "các tin tặc có liên hệ với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc" đứng sau vụ xâm nhập máy chủ email Exchange của Microsoft được công bố hồi tháng 3. Truyền thông Mỹ cho biết hàng chục nghìn máy chủ email bị tấn công do lỗ hổng từ hệ thống Exchange, trong khi Microsoft nghi ngờ thủ phạm nhóm tin tặc Hafnium có trụ sở tại Trung Quốc.
Indonesia tiếp nhận thêm 8 triệu liều vaccine Sinovac Ngày 22/7, Indonesia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 29 gồm 8 triệu liều do hãng Sinovac của Trung Quốc sản xuất. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) tại một trung tâm tiêm chủng ở Tijuana, Mexico. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia...