Tin nóng: Căng thẳng Nga-Israel bùng lên vì Ukraine
Mâu thuẫn mới bùng nổ giữa Nga và Israel liên quan đến cuộc xung đột Ukraine và vấn đề Palestine trong khi căng thẳng giữa Moscow và Tel Aviv vì vụ trinh sát cơ Il-20 bị bắn hạ ở Syria hồi tháng 9 còn chưa hạ nhiệt.
Căng thẳng giữa Nga và Israel vẫn chưa hạ nhiệt vì nhiều vấn đề
Theo Presstv, phong trào Hama của người Palestine ở Gaza gần đây thông báo rằng, người đứng đầu Phòng Chính trị của Hama Ismail Haniyeh sẽ tới thăm Moscow vào cuối tháng 12 theo lời mời chính thức từ Bộ Ngoại giao Nga.
Trong chuyến thăm, ông Haniyeh sẽ thảo luận về quan hệ giữa Hama và Moscow cũng như sự phát triển chính trị ở Palestine với các lãnh đạo Nga, Hamas cho biết thêm.
Ngoại trưởng Palestine Riad Maliki cũng được mời đến Moscow, nhưng vẫn chưa rõ liệu ông Maliki có được tiếp đón cùng thời điểm với ông Haniyeh hay không. Tuy nhiên, lời mời thăm Moscow của Haniyeh đã khiến chính quyền Tel Aviv “nổi giận”. Kênh 10 ngày 18.12 đưa tin, Đại sứ Israel Israel tại Moscow Gary Koren đã gửi phản đối gay gắt tới Điện Kremlin về vấn đề này.
Ngoài ra, Đại sứ quán Nga tại Israel cũng đã đã nhận được công hàm phản đối.
Tuy nhiên, các quan chức Nga đã bác bỏ sự phản đối của Israel và cho rằng, bản thân Tel Aviv cũng đang đàm phán với Hamas, mặc dù là gián tiếp.
Video đang HOT
Trong một động thái hiếm hoi đầu tuần này, Israel đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc quân sự hóa bán đảo Crimea, và thúc giục Moscow chấm dứt việc chiếm đóng lãnh thổ của Ukraine.
Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập về với Nga năm 2014 sau những thay đổi chính trị sâu sắc ở Kiev. Tuy nhiên, Ukraine và các đồng minh phương Tây không công nhận kết quả trưng cầu dân ý này.
Quan hệ giữa Moscow và Tel Aviv căng thẳng đỉnh điểm vì vụ trinh sát cơ Il-20 của Nga bị bắn hạ ở Syria hồi tháng 9. Nga đổ lỗi cho Israel về vụ việc và nhanh chóng chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Syria bất chấp sự phản đối của Tel Aviv.
Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và Israel còn liên quan đến việc Tel Aviv không hài lòng với sự hợp tác của Nga và Iran ở Syria.
Tel Aviv đã nhiều lần yêu cầu Moscow gây áp lực buộc Iran rút các cố vấn quân sự khỏi Syria nhưng Nga ủng hộ vai trò của Tehran trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Theo Danviet
Căng thẳng Nga-Ukraine: Nga đưa S-400 thường trực chiến đấu tại Crimea
Người đứng đầu bộ phận báo chí Quân khu phía Nam Vadim Astafyev cho biết, tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-400 Triumf sẽ làm nhiệm vụ thường trực chiến đấu tại bán đảo Crimea trước cuối năm nay.
Căng thẳng Nga-Ukraine: Nga đưa S-400 thường trực chiến đấu tại Crimea
"Trong tương lai gần, Tổ hợp phòng không S400 mới sẽ thay thế các tổ hợp phòng không trước đó thường trực chiến đấu tại bán đảo Crimea", ông Vadim Astafyev nói.
Theo ông Vadim Astafyev, mới đây hệ thống phòng không S400 Triumf đã được thử nghiệm thành công tại thao trường trong khu vực Astrakhan: các bài diễn tập chiến đấu tấn công mô phỏng các mục tiêu bay, mục tiêu tốc độ và mục tiêu đạn đạo.
Quan hệ Nga-Ukraine gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây liên quan đến tình hình trên biển Avoz. Cụ thể, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm 26/11 cho biết các tàu tuần tra biên giới của nước này đã bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tại Biển Đen gần bán đảo Crimea vào hôm 25/11, và FSB đã sử dụng vũ khí để buộc các tàu này dừng lại.
FSB giải thích rằng những tàu Ukraine này đã đi vào lãnh hải Nga một cách bất hợp pháp, phớt lờ những cảnh báo và có các hoạt động gây nguy hiểm. Tuyên bố của FSB có đoạn: "Các tàu của Hải quân Ukraine gồm tàu Berdyansk, tàu Nikopol và tàu Yany Kapu đã xâm phạm biên giới Nga, tìm cách thực hiện các hành động trái phép khác bên trong vùng biển của Nga vào khoảng 19h ngày 25/11 theo giờ địa phương (khoảng 23h giờ Hà Nội). Nhằm chặn các tàu chiến này, vũ khí đã được sử dụng. Kết quả là toàn bộ 3 tàu của hải quân Ukraine đã bị bắt giữ trong lãnh hải Nga ở Biển Đen".
Ngoài ra, theo FSB, có 3 thủy thủ Ukraine bị thương trong vụ việc trên và đã được chăm sóc y tế. Tính mạng của những người này không bị đe dọa.
Tổng thống Ukraine Poroshenko
Đáp trả hành động của FSB Nga, Ukraine đã ban bố tình trạng chiến tranh trên toàn quốc, đặc biệt là tại khu vực miền Đông Ukraine (Donbass).
Ngày 27/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng Nga đã tăng cường sự hiện diện quân sự một cách rõ rệt ở khu vực biên giới với Ukraine.
Phát biểu trên truyền hình, ông Poroshenko cảnh báo về nguy cơ xảy ra "một cuộc chiến tranh toàn diện". Ông Poroshenko nhấn mạnh: "Số lượng xe tăng Nga ở các căn cứ dọc biên giới với Ukraine đã tăng gấp 3 lần".
Tổng thống Poroshenko khẳng định số lượng đơn vị quân đội được Nga triển khai ở dọc biên giới với Ukraine đã tăng lên rõ rệt. Theo ông Poroshenko, số lượng binh sĩ Nga ở Crimea đã tăng gấp 3 lần kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014.
Hệ thống phòng không S400 của Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (theo phân loại của NATO-SA-21 Growler) được thiết kế để bảo vệ hiệu quả các cơ sở chính trị, hành chính, kinh tế và quân sự quan trọng nhất khỏi các cuộc không kích, các đòn tấn công của tên lửa chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa chiến thuật, cũng như các tên lửa tầm trung trong điều kiện chiến đấu và tác chiến điện tử.
S-400 là hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung thế hệ mới, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không vũ trụ hiện tại và tương lai; máy bay trinh sát, máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật; tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh; máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không.
S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong số đó. S-400 cũng đủ sức bắn hạ các tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km. Ngoài ra, S-400 có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu ở độ cao 27 km hoặc các mục tiêu tầm thấp, cách mặt đất chỉ từ 5-10 m.
Theo infonet
Nga chỉ trích nghị quyết Đại hội đồng LHQ thông qua do Ukraine đề xuất là gian dối Cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 17/12 bỏ phiếu thông qua một văn bản dự thảo do Ukraine đề xuất về giảm quân sự hóa trên biển Azov và biển Đen, theo RT. Theo RT, 66 quốc gia đồng ý với nghị quyết, 19 phản đối trong khi có đến 72 quốc gia không bỏ phiếu. Dự thảo nghị quyết...