Tin nhắn của 3 con đạp xe từ Cà Mau lên Sài Gòn khiến người mẹ bật khóc
Dọc đường đi, khi đói, khát, cả ba em vào quán ăn, nhà dân ven đường xin giúp đỡ. Nhiều người thương ba đứa nhỏ nên lấy đồ ăn, thức uống cho. Lúc mệt, buồn ngủ, cả 3 dừng lại ngủ trên ghế đá, vỉa hè.
Chiều 8/12, nam sinh Phan Văn Ngoan (12 tuổi, ở ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, Cà Mau) đã chia sẻ lại hành trình cùng hai bạn là Đỗ Nhật Huy (11 tuổi), Phan Văn Hậu (14 tuổi) đạp xe đạp gần 400km từ Cà Mau lên Sài Gòn tìm cha mẹ. Cả ba đều là học sinh Trường THCS Tân Hưng Tây.
Ngoan kể, sáng 1/12, em nói với bà ngoại vào trường để lao động. Tại trường, Ngoan nói với Hậu, Huy ý định của mình là đi Sài Gòn tìm cha mẹ. Cả ba sau đó thống nhất cùng đi Sài Gòn.
3 nam sinh Ngoan, Huy và Hậu đạp xe 5 ngày 5 đêm từ Cà Mau lên Sài Gòn
Sau khi chuẩn bị vài bộ quần áo, điện thoại di động để định vị và 55.000 đồng, cả ba bắt đầu đạp xe lên đường.
Ngoan kể, trước khi lên đường đi Sài Gòn, em và hai bạn cũng có lúc đắn đo, định không đi. Song, cuối cùng cả ba quyết định đạp xe lên Sài Gòn.
Khi đến một gầm cầu ở TP Cà Mau, cả 3 dừng lại nghỉ. Rạng sáng 2/12, các em tiếp tục lên đường.
Trên đường đi, Ngoan nhắn tin về cho bà ngoại với nội dung: “Ngoại an tâm đi. Con đang lên mẹ. Con không có đi một mình…”.
Video đang HOT
Ngoan nói em nhớ cha mẹ nên cùng hai bạn đạp xe đi tìm
Dọc đường đi, khi đói, khát, cả ba em vào quán ăn, nhà dân ven đường xin giúp đỡ. Nhiều người thương ba đứa nhỏ nên lấy đồ ăn, thức uống cho. Lúc mệt, buồn ngủ, cả 3 dừng lại ngủ trên ghế đá, vỉa hè.
Sau 5 ngày 5 đêm đạp xe, Ngoan và 2 người bạn tới quận Bình Tân, nhưng bắt đầu mất phương hướng.
Lúc này, Ngoan lấy điện thoại nhắn tin cho cha mẹ để thông tin mình và hai bạn đang ở Sài Gòn.
Khoảng 2h30 sáng 7/12, nhận được tin nhắn của con trai báo vẫn an toàn, chị Nguyễn Hằng Ni (37 tuổi, mẹ của Ngoan) bật khóc.
Chị Ni kể lại: “Lúc nghe tin con đi học rồi không về nhà, tôi sợ lắm. Sợ con mình bị bắt cóc. Đến lúc biết, Ngoan có nhắn cho bà ngoại nói đang trên đường lên tìm cha mẹ nên tôi ở lại phòng trọ đợi.
Nhưng chờ mãi không thấy con đâu, nên vợ chồng tôi lên xe về quê tìm con. Dọc đường về, hai vợ chồng chia nhau nhìn xem có gặp con không nhưng vô vọng”.
Ngay sau đó, chị Ni cùng người thân của bé Huy tức tốc thuê xe lên Sài Gòn đón các em. Lúc gặp nhau, hai mẹ con chị ôm chầm lấy nhau rồi khóc nức nở. Khi đó, cả ba chỉ còn trong người 2 ổ bánh mì và 1 trái dưa leo.
Ngoan nói với chị Ni, nhớ cha mẹ nên rủ hai bạn đạp xe lên Sài Gòn tìm.
Ông Đặng Văn Khang, trưởng ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, cho biết, hoàn cảnh của 3 em Ngoan, Huy và Hậu đều khó khăn.
Bố mẹ của Ngoan – vợ chồng chị Ni phải gửi con cho mẹ nuôi rồi rời quê lên Sài Gòn mưu sinh. Một năm, anh chị chỉ về thăm con đôi lần.
Còn Huy mồ côi cha lẫn mẹ. Em được chú và bà nuôi, lo cho ăn học. Chị gái của Huy được ngoại đem về chăm sóc, song cũng chỉ học hết lớp 9 phải nghỉ rồi lên Bình Dương làm thuê. Trong chuyến hành trình, Huy định lên Sài Gòn cùng bạn, rồi sau đó, nếu có cơ hội thì đi tìm chị gái.
Trong khi đó, Phan Văn Hậu cũng có hoàn cảnh khó khăn không kém. Cha em bị tật nguyền nhưng phải gồng gánh lo cho gia đình. Hậu chia sẻ đi theo bạn lên Sài Gòn với hi vọng tìm việc làm để gia đình bớt khổ.
Cà Mau: Thiếu sót trong quản lý đất, Thanh tra đề nghị kiểm điểm nhiều lãnh đạo một huyện
Ngày 11/10, theo nguồn tin của phóng viên, Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa có thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai tại huyện Phú Tân và đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm nhiều cán bộ lãnh đạo huyện này.
Thông báo kết luận thanh tra do ông Huỳnh Việt Ân - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau ký vào ngày 9/10.
Theo kết luận của Thanh tra thì đất công trên địa bàn huyện Phú Tân cho thuê, mượn trái quy định và bị lấn chiếm với tổng diện tích hơn 26ha. Trong đó: Đất công (do UBND cấp xã quản lý) cho thuê, cho mượn trái quy định 22 khu, thửa đất với tổng diện tích 5,92ha (thị trấn Cái Đôi Vàm 8 khu, xã Phú Mỹ 1 khu, xã Phú Tân 5 khu, xã Phú Thuận 4 khu, xã Tân Hải 1 khu, xã Tân Hưng Tây 1 khu, xã Việt Thắng 2 khu).
Ngoài ra, Thanh tra cũng chỉ ra đất công của huyện Phú Tân để bị lấn chiếm 35 khu, thửa đất với tổng diện tích hơn 20ha (thị trấn Cái Đôi Vàm 4 khu, xã Nguyễn Việt Khái 1 khu, xã Phú Tân 13 khu, xã Rạch Chèo 8 khu, xã Tân Hải 6 khu, xã Tân Hưng Tây có 3 khu).
Thanh tra tỉnh Cà Mau kiến nghị UBND huyện Phú Tân tổ chức rút kinh nghiệm đối với nhiều cán bộ lãnh đạo huyện Phú Tân.
Bên cạnh đó, Thanh tra cũng khẳng định việc cho thuê, cho mượn, lấn chiếm trái pháp luật ở các xã, thị trấn đã xảy ra thuộc trách nhiệm của chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Qua kiểm tra thực tế của cơ quan chức năng, tại xã Việt Thắng có 2 khu đất của Trường Tiểu học Việt Thắng 1 (diện tích hơn 1.837m 2) và Trường THCS Việt Thắng (diện tích hơn 2.215m 2) được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2007. Đến năm 2008, cả 2 trường dời về địa điểm mới, nhưng không làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh quyết định thu hồi đất. Năm 2009, UBND xã tự phân ra được 53 nền nhà và ký hợp đồng cho hộ dân thuê là sai thẩm quyền quy định.
Còn tại thị trấn Cái Đôi Vàm, UBND thị trấn giao đất khi chưa có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền 3 khu đất với tổng diện tích 8.942,8m 2 (giao cho 134 hộ dân), vi phạm khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013.
Theo đó, trách nhiệm thuộc về ông Trần Văn Kỉnh - nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm (nay đã nghỉ hưu), chịu trách nhiệm giao đất trái thẩm quyền đối với khu đất nêu trên. Ngoài ra, UBND thị trấn cho thuê đất sai thẩm quyền 3 trường hợp, diện tích 645m 2.
Với những thiếu sót trên, Thanh tra tỉnh Cà Mau kiến nghị UBND huyện Phú Tân tổ chức rút kinh nghiệm đối với ông Trần Minh Huyện - Phó Chủ tịch UBND huyện và hai ông Lê Công Quẩn, Trần Trường An - cùng giữ chức Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, do có thiếu sót trong cấp phép xây dựng và cấp phép quy hoạch; ông Nguyễn Văn Chánh - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, nguyên Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, do tham mưu cho UBND huyện về quản lý đất đai và cấp phép xây dựng.
Hơn 20 năm chung thủy chỉ trồng 1 loài hoa rực rỡ này, một ông nông dân tỉnh An Giang sống đời khá giả Từ niềm yêu thích hoa kiểng, một số nông dân ở huyện Phú Tân (An Giang) nâng tầm kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật trồng cây bông trang thành nghề để làm ăn. Đơn giản như với cây bông trang gần gũi, mộc mạc, vốn chỉ được trồng trong nhà, hàng rào hay công viên để trang trí, nay qua bàn tay uốn...