Tin mới nhất về ’song trùng’ áp thấp nhiệt đới
Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên đất liền có tên quốc tế là Kajiki tiếp tục di chuyển theo hướng Đông Bắc và có thể mạnh lên thành bão trong 3 ngày tới. Trong khi đó, ATNĐ trên Biển Đông di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Hướng đi của ATNĐ
Hiện nay ATNĐ Kajiki đã đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế với sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 8 (không thay đổi so với 3 giờ trước đó).
Do ảnh hưởng của ATNĐ, sáng sớm nay (3/9), ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật mạnh cấp 9; ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, giật mạnh cấp 7-8; ở Hòn Ngư xuất hiện gió giật mạnh cấp 10 trong mưa dông. Các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 80-150 mm/24 giờ, có nơi to hơn như Hà Tĩnh 177 mm, Huế 224 mm.
Hồi 7h ngày hôm nay, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc, 107,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60 km tính từ tâm ATNĐ.
Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ hầu như ít dịch chuyển, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển về hướng Đông, mỗi giờ đi được 5-10 km. Đến 19h ngày 3/9, vị trí ATNĐ ở khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc, 108,4 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12-24 giờ tiếp theo ATNĐ di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10 km. Đến 4h ngày 4/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc, 109,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 8-9.
Trong 24-48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 4h ngày 5/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc, 111,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 100 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.
Video đang HOT
Trong 48-72 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Cảnh báo mưa lớn: Từ nay đến 5/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500 mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế 500-700 mm/đợt, có nơi trên 700 mm/đợt). Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300 mm/đợt). Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150 mm/đợt).
Về ATNĐ trên Biển Đông, hồi 7h ngày 3/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc, 112,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80 km tính từ tâm ATNĐ.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Đến 7h ngày 4/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc, 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Cảnh báo gió mạnh và vùng nguy hiểm trên biển: Trong ngày và đêm nay, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao 2-4 m; biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới do ATNĐ (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Trung Bộ mưa lớn diện rộng
Hiện nay, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, riêng các tỉnh từ Nam Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính phổ biến từ 40-80 mm, có nơi trên 80 mm.
Dự báo: Do ảnh hưởng của ATNĐ nên trong ngày và đêm nay, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-90 mm/24 giờ). Riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to (lượng mưa 100-250 mm/24 giờ, có nơi trên 300 mm). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Từ nay đến ngày 6/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500 mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế 500-700 mm/đợt). Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300 mm/đợt). Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150 mm/đợt).
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Các vùng biển phía Nam có mưa dông, gió mạnh, sóng lớn
Hiện nay gió mùa Tây Nam ở phía Nam đang hoạt động với cường độ mạnh. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ mạnh, nên trong ngày và đêm nay trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Sóng biển cao 2,5-3,5 m. Biển động mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Chi Mai
Theo Chinhphu
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông suy yếu và tan dần trong 2 ngày tới
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên vùng Đông Bắc Biển Đông sẽ suy yếu và tan dần trong 2 ngày tới.
Bản đồ đường đi của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ảnh: TTXVN phát
Hồi 19 giờ ngày 18/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển Đông Bắc Biển Đông, cách đảo Lu-dông khoảng 230km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Đến 19 giờ ngày 19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 23,8 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Tiếp tục di chuyển theo hướng Đông Bắc, đến ngày 20/7, áp thấp nhiệt đới suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa, gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão trên khu vực Đông Bắc Biển Đông cấp 3.
Ngoài ra, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong đêm 18/7 và ngày 19/7, trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng biển cao 2-4m, biển động.
Trên đất liền, nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài trong 1-2 ngày tới; Trung Bộ còn nắng nóng gay gắt, có khả năng kéo dài trong nhiều ngày. Nắng nóng kéo dài nên nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư; nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Chỉ số tia UV cực trị ở các thành phố Hà Nội và Đà Nẵng ở mức nguy cơ gây hại cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Các tỉnh Nam Bộ trong 1-2 ngày tới có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông nhiều nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Theo Minh Nguyệt (TTXVN)
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông gây biển động mạnh Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới vừa hình thành trên biển Đông đang di chuyển theo hướng Bắc. Hồi 13 giờ ngày 18/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển Đông Bắc Biển Đông, cách đảo Lu-dông...