Tin kinh tế 6AM: Vải thiều sẵn sàng chinh phục thị trường Nhật Bản
Những tin chính: Nhà đầu tư tháo chạy, giá vàng lao dốc; Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô, mục tiêu “kích cầu” vẫn phải chờ Nghị định…
Nhà đầu tư tháo chạy, giá vàng lao dốc
Giá vàng giảm mạnh sau khi Cục dự Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ giảm lãi suất về âm, cùng với đó vẫn duy trì các gói cứu trợ mạnh đối với nền kinh tế như hiện nay.
Thông tin trên đã giúp thị trường chứng khoán tăng điểm ở cả 3 chỉ số chính. Và với những gói hỗ trợ mạnh như hiện nay, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ sớm phục hồi.
Bên cạnh đó, xu hướng nới lỏng các lệnh phong tỏa trên toàn cầu và sự kỳ vọng nền kinh tế dần phục hồi tăng trưởng trở lại cũng đang hạn chế đà tăng của giá vàng.
Xuất khẩu hạt điều mang về 1,24 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều đạt 184 nghìn tấn, trị giá 1,24 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều tháng 5/2020 đạt 45 nghìn tấn, trị giá 280 triệu USD, tăng 1,2% về lượng, nhưng giảm 3,9% về trị giá so với tháng 4/2020, tăng 8,9% về lượng, nhưng giảm 7,7% về trị giá so với tháng 5/2019.
Khôi phục hoàn toàn tuyến cáp AAG sau sự cố
Tập đoàn VNPT cho biết, lúc 7h20 hôm nay (4/6), tuyến cáp AAG (Asia America Gateway) đã được sửa chữa xong, 100% lưu lượng trên tuyến cáp được khôi phục hoàn toàn.
Trước đó, tuyến cáp AAG S1H xảy ra sự cố vào ngày 14-5 dẫn tới mất hoàn toàn dung lượng đi quốc tế (trong đó VNPT bị mất 1140G/1140G) trên tuyến cáp quang biển AAG. Đến ngày 28-5, các đối tác quốc tế đã thực hiện sửa tuyến cáp này.
Vải thiều Việt Nam sẵn sàng chinh phục thị trường Nhật Bản
Sau thời gian chuẩn bị, đến thời điểm này, quả vải thiều của Bắc Giang, Hải Dương đã sẵn sàng cho việc lần đầu tiên “đặt chân” vào thị trường Nhật Bản, thị trường khó tính hàng đầu thế giới.
Vải thiều Bắc Giang đang tiêu thụ thuận lợi. Ảnh: Báo Bắc Giang
Qua 5 năm đàm phán, vào cuối năm 2019, Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã đồng ý nhập khẩu vải thiều tươi của Việt Nam vào thị trường nước này, bắt đầu từ vụ vải 2020.
Ban Chỉ đạo 389/ĐP Đồng Nai – Đơn vị đi đầu phòng chống buôn lậu, hàng giả của tỉnh
Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước, do đó tình trạng tội phạm buôn lậu và hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi và manh động hơn. Đó cũng là lí do ra đời của Ban Chỉ đạo 389/ĐP – cơ quan chuyên trách phòng chống gian lận thương mại của tỉnh Đồng Nai.
Toyota RAV4 2020 sắp ra mắt ở Malaysia đối đầu Honda CR-V và Mazda CX-5
Thế hệ thứ năm của mẫu xe Toyota RAV4 được thiết lập để sẵn sàng ra mắt thị trường Malaysia, sau khi một hình ảnh hé lộ trên website chính thức của Toyota Malaysia.
Tại các thị trường bên ngoài ASEAN, RAV4 đã được quảng cáo so với Honda CR-V và Mazda CX-5 , những đối thủ trong cùng phân khúc.
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô: Mục tiêu “kích cầu” vẫn phải chờ Nghị định
Ngày 29/5/2020, Chính phủ đã có Nghị quyết 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Liên quan đến giảm một số loại thuế, lệ phí, Nghị quyết nêu rõ: Giảm 50% lệ phí trước bạ (LPTB) khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.
Kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại
Ngân hàng thế giới (WB) trong bản tin Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2020 cho rằng, sau khi bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội gần như tuyệt đối khắp toàn quốc trong tháng 4, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) của Việt Nam tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 3% so với tháng 5/2019.
Lô vải thiều đầu tiên vẫn vững tin xuất Nhật
Lô vải thiều đầu tiên dự kiến xuất sang Nhật Bản vào cuối tháng 5 vẫn đang được gấp rút hoàn thành các thủ tục xuất khẩu cần thiết, đại diện địa phương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đều khẳng định như vậy với phóng viên báo Tin tức.
Chỉ chưa đầy một tháng nữa, vải tươi sẽ chín rộ. Ảnh: TTXVN
Trước thông tin lô vải thiều đầu tiên sang thị trường Nhật Bản lỡ cơ hội xuất khẩu do phía Nhật Bản không thể cử chuyên gia kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam, phóng viên báo Tin tức đã tìm hiểu về vấn đề này.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết, việc Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch COVID-19, tỉnh đã nhận được thông tin và vẫn đang chủ động chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng những hộ trồng vải trong tỉnh sản xuất vải theo đúng những gì đối tác yêu cầu, cũng như đúng quy trình, tiêu chuẩn yêu cầu.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng cho biết thêm, với lô vải thiều tươi đầu tiên sang thị trường Nhật Bản vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, tỉnh Bắc Giang đang phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) tìm giải pháp kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Đại diện Bộ NN&PTNT trả lời về vấn đề này:
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cũng khẳng định đã nắm được thông tin này từ cách đây khá lâu và ngành nông nghiệp đã có chuẩn bị cụ thể khi phối hợp làm việc giữa các địa phương và phía Nhật Bản.
"Các yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản đã rất rõ ràng, vì vậy chúng tôi vẫn đảm bảo sản xuất theo đúng yêu cầu phía bạn ở cả các vùng trồng Bắc Giang và Hải Dương. Trước thông báo của phía Nhật Bản gửi tới đại sứ quán Việt Nam và Cục Bảo vệ thực vật về những khó khăn trong việc cử chuyên gia sang, chúng tôi có đề xuất giải pháp đề nghị họ ủy quyền cho cơ quan đại diện kiểm dịch của Việt Nam với các phương án kỹ thuật tối ưu nhất." - ông Hoàng Trung phân tích.
"Nhật Bản đã từng áp dụng phương pháp ủy quyền kiểm dịch với quả xoài và thanh long xuất sang thị trường này trong giai đoạn diễn ra dịch COVID-19 vừa qua. Tiếp tục hướng xử lý này, chúng tôi cũng đã đề xuất phía bạn áp dụng quy trình này lên quả vải và đang ở giai đoạn chờ phía bạn thông qua để tiến hành các bước tiếp theo.
Như vậy, với sự phối hợp của cả cơ quan nông nghiệp trong nước và phía Nhật Bản, tôi tin rằng chúng ta sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất đưa quả vải Việt Nam xuất đi." - đại diện ngành nông nghiệp Việt Nam khẳng định.
Để chuẩn bị xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên sang thị trường Nhật Bản, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn ở huyện Yên Thế và Lục Ngạn. Tỉnh đã hợp tác với 3 công ty Ameii, Chánh Thu, Toàn Cầu trong nước để liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Trước đó, Bộ Công Thương cho biết nhận được công hàm số 02/shouan/333 ngày 20/4/2020 của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) thông báo không thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh COVID-19. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản làm dấy lên lo ngại một vụ mùa khó khăn cho bà con nông dân các vùng sản xuất vải tươi Bắc Giang và Hải Dương khi không xuất khẩu được sang thị trường này.
Trong cuộc làm việc với Bộ NN&PTNT cuối tháng 4 vừa qua, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, tỉnh đã lường trước những khó khăn trong xuất khẩu nông sản nếu tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới.
"Tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị các kịch bản tiêu thụ vải. Kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu sang tất cả các thị trường; kịch bản thứ hai là xuất khẩu có khó khăn, nhưng vẫn có thể xuất khẩu được; kịch bản thứ ba trong bối cảnh khó khăn nhất là không xuất khẩu được, thì khi đó tập trung lớn nhất sẽ là tiêu thụ tại thị trường trong nước." - ông Dương Văn Thái chia sẻ.
Từ bài học kinh nghiệm của các năm trước, tỉnh Bắc Giang tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là đối với thị trường truyền thống, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, tập đoàn, nhà phân phối tới ký kết hợp đồng sớm với các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các tổ hợp tác, trang trại thu mua, tiêu thụ vải.
Ngành điều sẽ phải hạ mục tiêu xuất khẩu? Triển vọng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam năm nay phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19 Năm 2020, ngành điều Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức tiêu thụ hạt điều trên thị trường yếu hẳn so với cùng kỳ. Để khích cầu thị trường buộc...