Tín hiệu xấu cảnh báo một tương lai bấp bênh của tiền ảo Libra
Người đứng đầu các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang nghi ngờ về chất lượng của đồng Libra. Hiện, chính phủ nhiều nước có động thái ngăn chặn sự phát triển của loại tiền này.
Visa, Mastercard và Uber là những cái tên nổi bật trong nhóm các doanh nghiệp đang hỗ trợ cho đồng Libra của Facebook.
Tuy nhiên, trong thời điểm Libra đang vật lộn với các chính phủ, 7 công ty giấu tên đang tỏ rõ sự thận trọng trong mối quan hệ hợp tác với dự án phát triển tiền tệ của Facebook.
Họ đề cập đến các thoả thuận không ràng buộc. Những công ty này cho biết không có bất kỳ điều khoản nào trong bản hợp đồng yêu cầu họ phải sử dụng hoặc hỗ trợ quảng bá cho đồng Libra.
Giám đốc điều hành tại 7 doanh nghiệp này khẳng định họ có thể dễ dàng rút lui nếu cảm thấy thị trường tiền tệ này không còn phù hợp nữa.
Trái lại, Facebook cho rằng 27 doanh nghiệp đã đồng ý tham gia vào dự án phát triển và quảng bà cho đồng Libra vào năm 2020.
Tuy nhiên, trên thực tế, giữa hai phía chưa xuất hiện những cuộc giao dịch tiền bạc. Một số nhà đầu tư cho biết quyết định có tiếp tục tham gia vào hiệp hội gốm 27 thành viên này nữa hay không phụ thuộc vào cách vận hành sắp tới của Facebook.
Sự nghi ngờ đến từ các đối tác, đang thách thức sự phát triển của loại tiền mã hoá này. Hy vọng trở thành nền tảng cho nền tài chính kỹ thuật số mới từ các giám đốc điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giớ đang đứng trước nguy cơ thất bại lớn.
Mặc dù chỉ mới ra mắt được 1 tuần nhưng Libra đang chịu giám sát nghiêm ngặt của Washingtion.
Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, gấp rút lên kế hoạch để kiểm tra đồng Libra. Bà khuyên Facebook nên kết thúc dự án này trước khi vấn đề trở nghiêm trọng.
Video đang HOT
Phiên điều trần được Hạ viện ấn định diễn ra vào ngày 17/7. Mới đây, Thượng viện cũng dự kiến sẽ tổ chức một phiên điều trần tương tự về cùng một vấn đề.
Vào thứ 3 tuần này, trong một sự kiện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, Jerome H. Powell – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho biết Ngân hàng trung ương đang để mắt đến đồng Libra do những rủi ro tài chính của nó. Theo đó, ông nhấn mạnh việc bảo vệ quyền lợi pháp lý của người tiêu dùng.
Các nhà quản lý tài chính tại châu Âu cũng yêu cầu được biết thông tin chi tiết của dự án.
Bà Elka Looks – phát ngôn viên của Facebook- cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đã có kế hoạch về một buổi trao đổi và tranh luận với các thành viên sáng lập, nhằm làm rõ các vấn đề và thắc chặt mội quan hệ giữa hai bên. Bà cho biết Facebook đã sẵn sàng đón tiếp các thành viên mới trong tháng tới.
Bà Looks còn tin tưởng triển vọng của Libra khi phát biểu: “Tôi biết rằng việc này đòi hỏi nhiều thời gian và không hề dễ dàng, nhưng cùng nhau, chúng tôi có tể biến sứ mệnh đồng Libra trở thành sự thật”.
Người phát ngôn của Hiệp hội Libra – Dante Disparte – thông tin rằng kể từ đợt ra mắt vào tuần rồi, hiệp hội này đã đón nhận được sự quan tâm của rất nhiều công ty, với mong muốn được gia nhập hiệp hội.
Ông dự đoán vào năm tới, khi Libra chính thức đưa vào hoạt động thì danh sách thành viên của nhóm các công ty ủng hộ Libra sẽ lên đến con số 100.
Facebook hy vọng các đối tác có thể hỗ Libra giải quyết các chỉ trích xoay quanh đồng tiền này, cũng như giúp dự án lánh xa các vấn đề đến từ dư luật và pháp lý xảy ra trong thời gian gần đây.
Dù vậy, từ khi bắt đầu tham gia dự án, các đối tác tiềm năng đều có mối quan tâm riêng của họ.
Hiện, Facebook bị cho rằng đã thất bại trong việc tiếp cận một số công ty tài chính lớn, bao gồm Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Fidelity. Các công ty tài chính đã từ chối tham gia, một phần vì các câu hỏi quy định về tiền điện tử.
Cán bộ báo chí cho các ngân hàng đều từ chối bình luận. Người phát ngôn của Fidelity cho biết công ty đang tiếp tục theo dõi dự án.
Quỳnh Hoa
Theo vietnamdaily.net.vn
9 trong 10 rủi ro tiềm tàng đang hiện hữu, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2020
Vào mùa Hè năm 2018, hai nhà kinh tế nổi tiếng là Nouriel Roubini - người đã dự đoán đúng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và Brunello Rosa đã xác định 10 rủi ro tiềm tàng có thể dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và thế giới vào năm 2020. Đến nay 9 trong 10 rủi ro tiềm tàng trên vẫn hiện hữu.
Các rủi ro khác được kết hợp với các hình thức nợ mới, đặc biệt đối với nhiều thị trường mới nổi, nơi các khoản vay chủ yếu bằng ngoại tệ. Khả năng của các ngân hàng trung ương với vai trò là người cho vay cuối cùng ngày càng hạn chế. Các thị trường tài chính thiếu thanh khoản sẽ dễ bị tổn thương trước các "đổ vỡ bất ngờ" hay những biến động khác. Một trong số đó có thể sẽ đến từ những quyết định của Tổng thống Mỹ Trump, nếu ông khơi mào một khủng hoảng chính trị ở nước ngoài với một quốc gia như Iran. Cách tiếp cận trên của người đứng đầu Nhà Trắng có thể sẽ phục vụ cho lợi ích trong các cuộc thăm dò cử tri, nhưng cũng sẽ có thể khơi mào cho một cú sốc dầu lửa.Khủng hoảng thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến các nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng, giống như căng thẳng Trung Đông gây ảnh hưởng đến giá dầu. Phần lớn các rủi ro này liên quan trực tiếp đến Mỹ, ngoài căng thẳng thương mại với Trung Quốc và các nước khác. Nguy cơ giảm tăng trưởng của kinh tế Mỹ hiện nay cũng trở nên rõ ràng hơn khi sự phục hồi nhờ tác động của chính sách thuế từ năm 2017 đã hết tác dụng.
Khủng hoảng thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến các nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. (Nguồn: Forbes)
Công cụ ngăn ngừa khủng hoảng rất hạn chế
Ngoài Mỹ, rủi ro còn gia tăng do tình trạng nợ quá mức của Trung Quốc và một số thị trường mới nổi, tương tự như các nguy cơ về kinh tế, luật pháp, tài chính và chính trị tại châu Âu.
Đáng lo ngại hơn, tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, các bộ công cụ nhằm ngăn ngừa khủng hoảng còn rất hạn chế. Ngày nay, các biện pháp can thiệp về tiền tệ, ngân sách và các biện pháp an ninh khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, như đã được triển khai trong khủng hoảng tài chính năm 2008, không còn nhiều dư địa thực hiện thành công.
Một nhân tố nữa mà hai nhà kinh tế về khủng hoảng đã tính đến nằm ở chính sách lãi suất của Fed. Sau khi tăng lãi suất nhằm kích thích ngân sách có tính chu kỳ của Chính quyền Tổng thống Trump, Fed đã thay đổi định hướng. Trong tương lai, cần phải trông đợi nhiều hơn vào việc Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác giảm lãi suất để hạn chế các cú sốc khác của kinh tế thế giới.
Chỉ một cú sốc đủ mạnh...
Các cuộc chiến thương mại và khả năng giá dầu tăng cao không chỉ gây rủi ro cho nguồn cung, nó còn có khả năng đe dọa đến nhu cầu và tăng trưởng tiêu dùng trên thế giới, do các hàng rào thuế quan và giá dầu đắt đỏ làm giảm thu nhập sau thuế. Đối mặt với các bất ổn trên, các doanh nghiệp có khả năng sẽ lựa chọn phương án giảm chi tiêu và đầu tư.
Đối mặt với các bất ổn, các doanh nghiệp có khả năng sẽ lựa chọn giảm chi tiêu và đầu tư. (Nguồn: New York Times)
Trong bối cảnh trên, ngay cả trong trường hợp các ngân hàng trung ương đưa ra các phản ứng nhanh nhất có thể, thì một cú sốc đủ mạnh cũng sẽ có thể khơi mào suy thoái trên toàn cầu.
Giai đoạn 2007 - 2009, Fed và các ngân hàng trung ương khác đã phản ứng mạnh mẽ trước khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nhiên vẫn không thể ngăn cản "đại suy thoái".
Ngày nay, lãi suất cơ bản của Fed đang ở mức 2,25 - 2,5% so với 5,25% tháng 9/2007. Tại châu Âu và Nhật Bản, các ngân hàng trung ương đã ở khu vực lãi suất âm. Với việc các bảng cân đối được thổi phồng sau các giai đoạn nới lỏng định lượng liên tiếp, các ngân hàng trung ương có thể sẽ gặp các trở ngại tương tự nếu cần mua lại tài sản ở quy mô lớn.
Khủng hoảng ở quy mô toàn cầu?
Trong một viễn cảnh như vậy, cú sốc đối với các thị trường trên toàn thế giới sẽ là quá đủ để dẫn đến một khủng hoảng ở quy mô toàn cầu.
Các căng thẳng hiện nay đang dần ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà đầu tư và làm chậm tăng trưởng toàn cầu. Chỉ cần một sự leo thang căng thẳng mới cũng có thể khiến thế giới lâm vào suy thoái. Xét mức độ nợ công và nợ tư nhân hiện nay, một khủng hoảng tài chính mới chắc chắn sẽ tiếp nối sau đó.
Có thể Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập sẽ gặp gỡ để thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28 - 29/6 sắp tới tại Osaka. Tuy nhiên, ngay cả khi họ đồng ý quay trở lại đàm phán, một thỏa thuận tổng thể giải quyết được toàn bộ các điểm bất đồng sẽ còn rất xa vời.
Khi hai bên ngày càng cách xa nhau, dư địa để đạt được đồng thuận ngày càng giảm đi và nguy cơ suy thoái hay khủng hoảng toàn cầu ngày càng tăng lên trong một nền kinh tế thế giới đã đầy bất ổn.
Theo baoquocte.vn
Tổng thống Trump sẽ đặc biệt quan tâm đến tỷ giá các đồng tiền trong G20 sắp tới Không nên kỳ vọng quá nhiều vào khả năng giới chức Mỹ sẽ trở nên mềm mỏng hơn về quan điểm chính sách với đồng USD ngay cả khi ở thời điểm mà đồng USD giao dịch ở mức thấp nhất trong 3 tháng trong cuộc họp thượng đỉnh G-20 sắp tới đây. Theo Bloomberg trích lời quan chức cấp cao trong chính...