Tín hiệu từ hình ảnh ông Putin lái xe qua cây cầu Crimea
Phía Ukraine nhiều lần tuyên bố rằng họ có kế hoạch phá hủy cầu Crimea. Nhưng ngày 5/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm các công nhân xây dựng ở đây và lái xe qua phần cầu đã sửa.
Tổng thống Putin lái xe qua cầu Crimea ngày 5/12. Ảnh: RT
Theo đài RT, Tổng thống Putin đã tự lái ô tô qua phần cầu đã được khôi phục, cho thấy tầm quan trọng của cây cầu này với Nga.
Cầu Crimea là tâm điểm kể từ khi xung đột Nga – Ukraine leo thang. Phía Ukraine đã nhiều lần tuyên bố rằng họ có kế hoạch phá hủy cầu này.
Đây là cây cầu đường sắt và đường bộ lưỡng dụng nối Bán đảo Crimea và vùng Krasnodar ở Nga, có tổng chiều dài 19 km và phần vượt biển dài 7,5 km.
Vào năm 2018, một phần cầu trên đường cao tốc đã hoàn thành. Đích thân ông Putin đã lái một chiếc xe tải lớn qua cầu để dự lễ thông xe. Cuối năm 2019, phần đường sắt của cầu cũng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, ông Putin cũng đã đến dự lễ khai trương và đi chuyến tàu đầu tiên qua cầu.
Vì vậy, cầu Crimea là công trình mang tính bước ngoặt đối với nước Nga, có ý nghĩa chính trị và biểu tượng quan trọng.
Trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine hiện nay, cây cầu cũng là một tuyến đường quan trọng để quân đội Nga vận chuyển hàng tiếp tế tới khu vực Kherson, nơi có ý nghĩa chiến lược to lớn. Các chuyên gia cho biết ông Putin và một số quan chức Nga đã đưa ra cảnh báo rằng việc Ukraine tấn công cầu Crimea “tương đương với hành động tự sát” nên việc Nga đáp trả quyết liệt là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Trước khi đến thăm cây cầu, Tổng thống Nga đã gặp Phó Thủ tướng Marat Khusnullin, người đang giám sát công việc sửa chữa. Ông Khusnullin thông báo với Tổng thống Putin rằng phần đường của cây cầu đã được sửa xong.
Cây cầu đã bị hư hỏng trong một cuộc tấn công khủng bố vào ngày 8/10. Bốn phần của cầu đã bị hư hỏng trong cuộc tấn công, trong đó một số phần bị sập xuống biển. Một đoàn tàu chở hàng đang đi qua đã bốc cháy và sự cố trên cầu này đã khiến ba người thiệt mạng. Nga đã cho sửa chữa phần cầu hỏng từ đó.
Nga đã trực tiếp đổ lỗi cho Ukraine và đặc biệt là tình báo quân đội Ukraine về vụ việc, coi vụ nổ là một “cuộc tấn công khủng bố”. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky phủ nhận ông ra lệnh đánh bom cầu Crimea.
Nga tuyên bố rằng cuộc tấn công vào cây cầu chỉ là nỗ lực mới nhất của Ukraine nhằm gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự của Nga. Vụ việc đã khiến Nga đẩy mạnh chiến dịch ném bom vào Ukraine, nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và các mục tiêu quân sự.
Nga nói loạt không kích Ukraine chỉ là 'tập đầu', NATO lên án các vụ tấn công
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố các cuộc không kích của Moskva vào Ukraine chỉ là "tập đầu tiên", trong khi NATO lên án các vụ tấn công này.
Xe cháy rụi ở Kiev sau đợt tấn công của Nga vào sáng 10/10. Ảnh: Reuters
Ông Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng Nga, cùng với việc bảo vệ người dân và biên giới của mình, "sẽ hướng tới việc loại bỏ Chính quyền Ukraine".
Nga đã nhiều lần nhắc lại tìm cách loại bỏ chính phủ của tổng thống Ukraine mà họ cáo buộc là theo khuynh hướng phát xít - những tuyên bố đã bị Ukraine và các đồng minh phản bác là vô lý.
Cùng ngày 10/10, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên án các cuộc tấn công tên lửa "khủng khiếp" của Nga vào Ukraine. "Tôi đã trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba và lên án các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine", ông Stoltenberg đăng trên Twitter. Nhà lãnh đạo NATO cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột này.
Trước đó, trong bài phát biểu trước Hội đồng An ninh Nga sau loạt không kích khắp các thành phố Ukraine vào sáng 10/10, Tổng thống Putin nói rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa là phản ứng trước "các hành động khủng bố" của các lực lượng Ukraine, trong đó có vụ nổ vào cuối tuần qua trên cầu Kerch nối lục địa Nga với Bán đảo Crimea.
"Sáng nay, theo đề nghị của bộ quốc phòng và theo kế hoạch của bộ tổng tham mưu, một cuộc tấn công lớn đã được thực hiện bằng vũ khí chính xác cao, tầm xa... vào các cơ sở năng lượng, chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc ở Ukraine", ông Putin cho biết trong cuộc họp với Hội đồng An ninh. Ông Putin tuyên bố Nga sẽ đáp trả "gay gắt" đối với bất kỳ cuộc tấn công nào tiếp theo của Ukraine.
Tổng thống Putin tiếp tục cáo buộc Ukraine và những đồng minh trong NATO đứng sau những vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream chạy từ Nga đến Đức dưới Biển Baltic. Trong khi đó, các nước phương Tây cáo buộc ngược lại, cho rằng Moskva phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Lực lượng khẩn cấp giúp đỡ người bị thương trong cuộc không kích của Nga vào Kiev ngày 10/10. Ảnh: Reuters
Trước đó, các hãng thông tấn Nga đã dẫn lời Bộ Quốc phòng nước này cho biết các lực lượng của Moskva đã tấn công "tất cả các mục tiêu được chỉ định" trong làn sóng tấn công tên lửa vào Ukraine ngày 10/10.
Bộ trên cho biết thêm các cuộc không kích được thực hiện bằng vũ khí dẫn đường chính xác và đã tấn công thành công các địa điểm quân sự của Ukraine, cũng như các cơ sở liên lạc và năng lượng.
Hàng chục vụ nổ đã làm rung chuyển các thành phố trên khắp Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev. "Sáng nay, 75 tên lửa đã được phóng đi. 41 trong số đó đã bị phòng không của chúng tôi vô hiệu hóa", Tướng Valeriy Zaluzhnyi, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, viết trên Twitter ngày 10/10.
Theo cảnh sát Ukraine, các cuộc tấn công đã khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 60 người bị thương.
Tòa nhà ở Kiev bị cháy và hủy hoại bởi loạt không kích do Nga tiến hành để trả đũa vụ nổ cầu Crimea. Ảnh: Reuters
Cầu Crimea bị đánh bom xe tải ngày 9/10.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) đã lên án vụ tấn công tên lửa của Nga. Ông Peter Stano, người phát ngôn của cơ quan điều hành Liên minh châu Âu, cho rằng các cuộc tấn công vi phạm luật nhân đạo quốc tế và dẫn đến "sự leo thang hơn nữa" của cuộc chiến ở Ukraine là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Đề cập đến khiếu nại của Moldova rằng 3 tên lửa hành trình do Nga bắn đã xâm phạm không phận của nước này, ông Stano cho biết việc sử dụng không phận của các nước láng giềng để tấn công Ukraine cũng là điều không thể chấp nhận được.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell trước đó đã lên án các cuộc tấn công của Nga. "Những hành vi như vậy không có chỗ trong thế kỷ 21. Tôi lên án họ bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể. Chúng tôi sát cánh với Ukraine. Hỗ trợ quân sự bổ sung từ EU đang được tiến hành", quan chức này đăng trên Twitter.
Cũng trong ngày 10/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga "chấm dứt hành động gây hấn vô cớ này ngay lập tức và rút quân khỏi Ukraine". Ông Biden tuyên bố Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình, đồng thời cam kết "cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các lực lượng Ukraine để bảo vệ đất nước và tự do của họ".
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng cam kết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kinh tế, nhân đạo và an ninh vững chắc để Ukraine có thể tự vệ và chăm sóc người dân của mình".
Nga nêu kịch bản đáp trả vụ tấn công cầu Crimea Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho rằng Nga nên đáp trả cuộc tấn công cầu Crimea do Ukraine thực hiện bằng cách trực tiếp tiêu diệt những kẻ khủng bố. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS "Nga chỉ có thể đáp trả tội ác này bằng cách trực...