Tín hiệu tốt từ kích cầu tiêu dùng, du lịch nội tỉnh Quảng Ninh
Tập trung kích cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đang thu được những tín hiệu tích cực, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, nhà sản xuất.
Với dân số hơn 1 triệu người, tỉnh Quảng Ninh đã phát động kêu gọi “Người Quảng Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh”, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngành sản xuất, du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch Covid-19. Cuộc vận động được đông đảo các cơ quan, tổ chức, nhân dân hưởng ứng bằng các việc làm cụ thể, tăng cường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP Quảng Ninh.
Các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng, sức mua tăng cao mỗi dịp Hội chợ.
Từ đầu tháng 10, hàng loạt hoạt động văn hóa ẩm thực, mở rộng kết nối tiêu thụ vào chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, các doanh nghiệp lớn và khu công nghiệp, vừa giới thiệu sản phẩm vừa kích cầu tiêu dùng diễn ra trên toàn tỉnh. Tiêu biểu là Tuần giới thiệu sản phẩm OCOP và thủy sản Quảng Ninh tại Hà Nội, Kết nối cung cầu sản phẩm thủy sản Quảng Ninh…
Chương trình Yên Tử – Về miền đất Phật mùa thu góp phần nâng cao lượng khách du lịch dịp cuối năm.
Video đang HOT
Với thương hiệu sẵn có, sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lý, Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2020 có hơn 400 gian hàng, lần đầu cung cấp các loại hải sản tươi sống như hàu sữa, ngao hai cùi, cá song, cá giò… Sau 5 ngày, Hội chợ có hơn 80 nghìn lượt người đến tham quan, mua sắm, doanh thu hơn 11 tỷ đồng.
Chị Trần Thị Mai, người dân TP Hạ Long cho biết: “Tôi luôn lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho gia đình, nên bao giờ cũng ưu tiên dùng sản phẩm của Quảng Ninh, như miến dong Bình Liêu, nước mắm Cái Rồng. Tôi cũng mong muốn thực phẩm sạch của Quảng Ninh sẽ bày bán nhiều hơn ở các siêu thị để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.”
Không chỉ hàng hóa, Quảng Ninh cũng tăng cường kích cầu du lịch nội tỉnh với phong trào “Người Quảng Ninh đi du lịch Quảng Ninh”, thu hút người dân, các cơ quan, đơn vị trải nghiệm du lịch bản địa. Đặc biệt, trong quý IV, các đơn vị ngành than có kế hoạch tổ chức cho 37 nghìn lượt công nhân viên đi du lịch, ưu tiên các danh thắng trong tỉnh. Ngành du lịch tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, như giảm 50% giá vé tham quan vịnh Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích danh thắng Yên Tử, giảm giá các tour… Du khách nội tỉnh được trải nghiệm những điểm đến “vừa quen vừa lạ” như vịnh Hạ Long mùa đông; Yên Tử, Ngọa Vân mùa thu; Bình Liêu trong mùa vàng, mùa hoa sở; Tiên Yên đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc…
Mùa vàng Bình Liêu là một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách nội địa tìm đến.
Chị Ngô Thị Lý là người Quảng Ninh nhưng cũng lần đầu đến với huyện biên giới Bình Liêu, chia sẻ: “Cẩm Phả cũng như Hạ Long là thành phố biển, công nghiệp, nên đến với Bình Liêu thì cảm giác đây thực sự là một vùng miền núi rất hùng vĩ. Những cánh đồng lúa vàng đẹp đẽ, hương thơm dịu êm mang đến cho tôi những cảm xúc không có gì ngoài hai chữ Tuyệt vời.”
Trung bình từ đầu tháng 10 đến nay, lượng khách đến các điểm du lịch Quảng Ninh đã tăng 5 lần so với cùng kỳ tháng 9 và tiếp tục tăng. Vịnh Hạ Long thu hút hơn 3 nghìn lượt khách tham quan, lưu trú, Bảo tàng Quảng Ninh thu hút hơn 1000 lượt khách trong mỗi ngày cuối tuần. Tại Yên Tử, lượng khách lưu trú cuối tuần cũng đạt gần 100% công suất phòng.
3 tháng cuối năm, tỉnh Quảng Ninh tổ chức chuỗi hơn 60 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại trên toàn tỉnh nhằm kích cầu tiêu dùng, du lịch trong mùa thu đông, đặc biệt vào các dịp Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, khẳng định Quảng Ninh là điểm đến An toàn – Hấp dẫn – Trách nhiệm và góp phần hoàn thành mục tiêu đón 3 triệu lượt khách.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác những sản phẩm du lịch có thế mạnh của huyện Bình Liêu như ruộng bậc thang, thiên đường cỏ lau, hoa sở. Khi mà cả nước, các địa phương khác vào thời điểm thấp điểm của du lịch thì Bình Liêu vào thu đông sẽ là thời điểm để khai thác những giá trị khác biệt của địa phương. Đây là lợi thế cạnh tranh của Bình Liêu so với các điểm du lịch của Quảng Ninh cũng như trong cả nước.”/.
Quảng Ninh: Điểm đến "3 an toàn"
Với mục tiêu đón 3 triệu lượt khách trong quý IV/2020 và tạo tiền đề thúc đẩy phát triển du lịch trong năm 2021, bên cạnh chính sách kích cầu, tỉnh Quảng Ninh còn đưa ra nhiều cách hấp dẫn, cụ thể nhằm thu hút du khách.
Tín hiệu tích cực
Ngay sau khi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2 được kiểm soát, Quảng Ninh đã thông qua nghị quyết số 286/2020/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020.
Bảo tàng Quảng Ninh giảm 50% giá vé đến hết ngày 31/12/2020
Theo đó, tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian giảm 50% giá vé tham quan vịnh Hạ Long cho cả khách lưu trú và tham quan; giá vé thu phí tham quan cho khách du lịch tại các điểm: Bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích danh thắng Yên Tử kéo dài đến hết ngày 31/12/2020. Miễn phí tham quan đối với khách lưu trú trên vịnh Hạ Long vào các ngày lễ lớn...
Nhờ chính sách kích cầu, riêng tháng 9, Quảng Ninh đã đón được 120.000 lượt khách. Trong 10 ngày đầu tháng 10/2020, lượng khách đã đạt 92.000 lượt. Từ ngày 11 - 15/10, lượng khách tăng gấp đôi so với 10 ngày đầu tháng 10. Riêng trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã đón trên 16.800 khách du lịch, tăng gần 2.500 lượt khách so với tuần trước đó.
Nhiều giải pháp kích cầu
Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kích cầu nội địa "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam"; thúc đẩy phát triển du lịch đi đôi với phòng, chống dịch Covid-19; chuẩn bị chu đáo mùa du lịch Thu Đông, đặc biệt vào dịp Noel, Tết Dương lịch, Âm lịch tăng khả năng thu hút khách du lịch cao nhất; đồng thời, sẵn sàng khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp... thời gian tới, Quảng Ninh dự kiến sẽ tổ chức một chuỗi gồm 64 sự kiện, hoạt động về văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại. Cụ thể, trong tháng 10 có 30 sự kiện, hoạt động; tháng 11 là 20 sự kiện và tháng 12 là 14 sự kiện. Trong đó có các chương trình trọng tâm như: Tuần hàng thủy sản Quảng Ninh kết hợp với Hội chợ OCOP; Lễ hội Mùa vàng Bình Liêu; Tuần văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc; Yên Tử - về miền đất Phật mùa thu...
Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác phát triển khai thác thị trường du lịch nội địa, trong đó tập trung vào thực hiện một số chương trình tại các địa phương có nguồn khách lớn như TP. Hồ Chí Minh, khu vực miền đông, miền Tây Nam bộ và khu vực Đông Bắc bộ với các địa phương có khu công nghiệp với số lượng công nhân lớn, các tập đoàn kinh tế....
Ngoài ra, tỉnh dự kiến sẽ mở chuyên trang để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch "Quảng Ninh - An toàn, hấp dẫn, trách nhiệm" với thông điệp "Đi lại an toàn, vui chơi an toàn, nghỉ dưỡng an toàn" nhằm lan tỏa hình ảnh du lịch Quảng Ninh là điểm đến an toàn và tin cậy.
Ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Tỉnh sẽ tập trung khai thác, phát huy các sản phẩm mới, tiếp tục hoàn thiện và làm mới các sản phẩm truyền thống, khai thác sản phẩm có hàm lượng và kết tinh giá trị đặc sắc của văn hóa các vùng miền. Đồng thời, tạo sự liên kết của các doanh nghiệp tạo ra gói sản phẩm có mức giá cạnh tranh nhưng vẫn bảo đảm chất lượng dịch vụ.
Ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh: Hiện tại, tất cả giá dịch vụ du lịch trên địa bàn Quảng Ninh đã được các doanh nghiệp giảm ở mức thấp. Bên cạnh đó, tỉnh đã phát động chiến dịch "Người Quảng Ninh đi du lịch Quảng Ninh", với kỳ vọng thu hút khoảng 500.000 lượt du khách là người địa phương.
Quảng Ninh đón trên 16.800 lượt du khách trong hai ngày cuối tuần Theo thông tin từ Sở Du lịch, 2 ngày cuối tuần 17-18/10, Quảng Ninh đã đón trên 16.800 khách du lịch, tăng gần 2.500 lượt khách so với tuần trước. Hai ngày cuối tuần Quảng Ninh đón trên 16.800 lượt khách tham quan. Trong đó, lượng khách đến tham quan Vịnh Hạ Long ban ngày gần 4.700 khách; lưu trú trên Vịnh Hạ...