Tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản 2016
Báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, so với thời điểm quý I/2013, giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) đã giảm 75.303 tỷ đồng, tương đương 58%. Theo nhiều chuyên gia, đây là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS năm 2016, đặc biệt là phân khúc nhà ở sẽ có cuộc bứt phá.
Năm 2015 được giới chuyên gia nhận xét là năm “xì hơi bong bóng” của thị trường BĐS Việt Nam. Thị trường bán căn hộ sôi động hơn, kích thích dòng vốn đầu tư. Đơn cử như tại TP.HCM, trong quý III/2015, số căn chào bán là 10.114 căn hộ, tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái, số căn tiêu thụ được là 7.862 căn hộ, tăng 88%, giá chào bán trung bình tăng 2,5%.
Ngoài dự án căn hộ tại các thành phố, thì phân khúc dự án nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển cũng hồi phục và phát triển nhờ cơ sở hạ tầng tốt như Hồ Tràm, Mũi Né (Bình Thuận).
Thị trường BĐS năm 2016 được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn
Đánh giá triển vọng thị trường BĐS 2016, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, từ năm 2014, khi thị trường trở lại giá trị thực, người mua không còn tâm lý chờ giá nhà giảm, giao dịch nhà ở TP.HCM và Hà Nội từ năm 2014 đến nay liên tục tăng và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tín dụng BĐS năm 2015 đạt 342.000 tỷ, cùng với các dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh… đã góp phần kích thích sự phục hồi của thị trường. Ước tính nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM và Hà Nội trong năm 2016 lần lượt đạt 50.000 và 24.000, trong đó, phân khúc bình dân – trung cấp vẫn là phân khúc thanh khoản tốt.
“Theo phân tích của tôi, năm 2016 sẽ không thể xảy ra hiện tượng bong bóng BĐS vì dựa các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiện tại đường giao dịch đang nằm ngang. Thị trường trong năm 2016 sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn”, ông Võ nói.
Đồng quan điểm này, bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, đại diện Công ty CBRE cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang trong quá trình phục hồi, với các yếu tố tác động tích cực như sự kết nối của Việt Nam với thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do. Những chính sách nới lỏng về lãi suất, quy định vay mua nhà ở, hay người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam… sẽ là nhân tố giúp thị trường phát triển mạnh trong năm 2016.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tỏ ra quan ngại việc nhiều dự án BĐS chậm tiến độ, như tại TP.HCM hiện có 502 dự án đang ngừng thi công và chưa khởi công, chiếm 41,18% số dự án đã được cấp phép.
Đánh giá về vấn đề này, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, điều đó chứng tỏ thị trường BĐS vẫn phát triển theo hướng mất cân đối. Tức là, đa số doanh nghiệp trong ngành có xu hướng “chạy” theo phân khúc dự án nhà ở cao cấp mà bỏ qua những phân khúc tầm trung. Trong giai đoạn 2016 – 2018, ước tính thị trường có nguồn cung đến gần 80.000 đơn vị nhà ở, thì phân khúc cao cấp đã chiếm trên 70%. Dù nhu cầu về nhà ở bình dân đang khá lớn, doanh nghiệp vẫn ít quan tâm đầu tư.
Ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore đánh giá, các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam dành cho thị trường BĐS sẽ giúp thiết lập một thị trường cân bằng, minh bạch và bền vững hơn trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư BĐS nước ngoài, họ vẫn cần nhiều thời gian để quan sát các cơ hội trên thị trường này trước khi quyết định “rót” vốn đầu tư vào đây.
“Nhiều nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Quan ngại của chúng tôi là khi dòng tiền đã “đổ” vào thị trường BĐS, liệu Nhà nước có điều chỉnh chính sách hay không. Liệu sau 5 hay 10 năm sẽ thay đổi theo hướng nào”, ông Jeff Foo nói.
Theo Báo Đầu Tư
Quy trình thế chấp, giải chấp dự án nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 26/2015/TT - NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 26/2015/TT - NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai xây dựngg trong dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.
Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở đó; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tươ ng lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để mua chính nhà ở đó.
Với trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư đã thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khi thế chấp chỉ được thế chấp phần dự án không bao gồm nhà ở hình thành trong tương lai này.
Trong trường hợp đã thế chấp quyền tài sản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai thuộc diện được thế chấp theo quy định của pháp luật thì không được thế chấp dự án đầu tư xaayd ựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai đó theo quy định tại Thông tư này.
- Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
- Có giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng các điều kiện:
- Nhà ở thế chấp thuộc diện đã xây xong phần móng;
- Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp;
- Không có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu...
Tổ chức, cá nhân được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai với các điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Có giấy phép xây dựng;
- Có hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2014 giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2014), nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp để vay vốn bao gồm nha ơ thương mai và nha ơ xa hôi theo quy đinh cua phap luât vê nha ơ. Cu thê, la căn hộ chung cư được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nha ơ, hoặc nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề) được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nha ơ. Nhà ở hình thành trong tương lai được thê châp tại tổ chức tín dụng (TCTD) phải là dự án đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dưng xong phân mong nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán và có hợp đồng mua bán ký kết với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở; hoặc nhà ở đã được bàn giao cho người mua, nhưng chưa đươc cơ quan nhà nước co thâm quyên câp giây chưng nhân theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Đầu Tư
Dấu hiệu 'phục hồi' chỉ là phần nổi của 'tảng băng chìm' BĐS Thị trường bất động sản (BĐS) từ đầu năm 2015 đến nay đã có những tín hiệu được cho là "phục hồi". Nhưng theo dõi diễn biến của thị trường, có ý kiến cũng bày tỏ lo ngại: "Bong bóng" bất động sản đang có nguy cơ lặp lại, bởi nhiều DN BĐS hiện nay... không dám làm nhà giá rẻ. Dấu hiệu...