Tín hiệu tốt cho chứng khoán đầu năm
Sắc xanh đang lan tỏa trên TTCK Việt Nam những ngày đầu năm sau khi lãnh đạo Chính phủ cùng lãnh đạo ngành chứng khoán và nhiều doanh nghiệp chia sẻ những kỳ vọng lạc quan năm Kỷ Hợi. Khi niềm tin thị trường lan tỏa sẽ thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh và tự tin hơn vào kênh đầu tư này.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM gõ cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm Kỷ Hợi tại HOSE
Niềm tin lan tỏa
Sự hiện diện và bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại lễ đánh cồng phiên giao dịch chứng khoán đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 là thông tin tạo hiệu ứng tâm lý tích cực tới cộng đồng nhà đầu tư. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là phát triển TTCK để hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong tương lai gần.
Trên nhiều diễn đàn, nhà đầu tư bày tỏ sự hào hứng với niềm tin trở lại sau giai đoạn tổng kết cuối năm 2018 không mấy khả quan. Cụm từ được nhắc nhiều là “nâng hạng” và “ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước – đang là tiêu điểm chính trong sự kỳ vọng của nhà đầu tư.
Trong một không gian khác, hòa chung dòng người xếp hàng tại cửa hàng trang sức để mua vàng nhân ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), nhà đầu tư V.T.L chia sẻ, chị đã nghỉ đầu tư chứng khoán chuyển qua đầu tư bất động sản, còn chồng chị vẫn kiên trì theo kênh “chứng cháo”. Năm 2018, tài khoản “anh nhà” chị V.T.L không lỗ nhưng cũng chẳng thu được đồng lãi nào. Tuy nhiên, chị hào hứng chia sẻ, “Năm mới may ghê, ông xã vừa nhắn tin báo cáo, nhờ bám trụ nên hiện tài khoản đang lời rồi”.
Còn nhà đầu tư P.N.P, sau thời gian hơn 1 năm nắm giữ cổ phiếu của DN dệt may với lý do đơn giản, không dám cắt lỗ vì đã “lõm” hơn 50%, nhưng may mắn trong năm 2018, sóng cổ phiếu dệt may giúp cổ phiếu này hồi lên dần.
Dù vậy, giai đoạn cuối năm, giá cổ phiếu lại có xu hướng “bất động”, thậm chí giảm nhẹ. Những phiên giao dịch đầu tiên sau Tết, cùng xu hướng chung của thị trường lại là DN cơ bản tốt, cổ phiếu này đang có mức tăng tốt, vượt qua các mốc kỹ thuật để kỳ vọng tiến tới các mốc cao hơn. “Thị trường lên tích cực quá. Tôi tin tưởng, tôi sẽ giữ tiếp cổ phiếu đang có và hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng tốt”, anh P nói.
ADVERTISEMENT
Dòng tiền nội trở lại
Trên thực tế, vài ba phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, dòng tiền nội được ghi nhận đang trở lại thị trường khi thanh khoản đạt mức cao so với trung bình 1 tháng trước đó.
Kết phiên giao dịch 13/2, nhịp tăng điểm mạnh kéo dài sang ngày thứ 3 liên tiếp với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao, tương đương phiên trước đó. Số cổ phiếu tăng điểm tiếp tục áp đảo số mã giảm điểm. Đây là tín hiệu ban đầu để kỳ vọng, dòng tiền sẽ còn lan tỏa trên diện rộng và thị trường vẫn còn biên độ tăng trong nửa đầu năm 2019.
Video đang HOT
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam cho rằng, các tín hiệu tạo đáy về thanh khoản trong giai đoạn trước Tết là chỉ báo về khả năng tạo đáy của thị trường và khi các yếu tố cơ bản từ thế giới tới Việt Nam đều có sự chuyển biến tích cực thì tín hiệu trở lại của dòng tiền là sự bắt đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Dòng vốn ngoại cũng đang mua ròng trở lại. Đặc biệt, thường quý đầu năm, khối này sẽ mua ròng lớn – đây được kỳ vọng là yếu tố hỗ trợ thị trường chung. Tính từ đầu năm 2019 tới nay, khối ngoại đã mua ròng khoảng 2.000 tỷ đồng trên toàn thị trường (bao gồm HOSE, HNX và UPCoM).
Trong đó đóng góp không nhỏ đến từ các quỹ ETF. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) phát hành lượng chứng chỉ quỹ, trị giá gần 20 triệu USD. Quy mô danh mục VNM ETF vào khoảng 360 triệu USD và cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng 75% trong danh mục Quỹ.
Quỹ ETF ngoại khác là iShare MSCI Frontier 100 ETF cũng phát hành ròng ròng 150 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng 4,2 triệu USD trong tháng đầu năm. Quy mô danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF hiện đạt xấp xỉ 500 triệu USD, trong đó tỷ trọng danh mục cổ phiếu Việt Nam chiếm 16,3%.
Đối với ETF nội, khối ngoại còn mua ròng khá mạnh chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF trên sàn chứng khoán, giá trị khoảng 150 tỷ đồng. Những con số trên cho thấy tiền ngoại đang chọn chứng khoán nội, nhưng dòng tiền từ ETF khá nhạy cảm với thị trường nên nhiều lo ngại về tính bền vững của dòng tiền ở lại thị trường.
Ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) cho rằng, cần phân biệt ETF của Việt Nam và ETF quốc tế đang đổ vào TTCK Việt Nam. Các quỹ ETF quốc tế khi rót vốn vào một thị trường thường theo tỷ lệ.
Nếu thị trường biến động thì dòng vốn này sẽ tự động rút theo tỷ lệ mà không quan tâm tới thị trường đó như thế nào, bền vững ra sao. Với ETF Việt Nam như ETF VFMVN30, việc phát hành chứng chỉ quỹ thông qua nhà đầu tư lớn tại Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… và nhiều cá nhân đầu tư thông qua các nhà đầu tư lớn đó. Các nhà đầu tư cá nhân, họ không có đặc tính rút vốn mạnh như nhà đầu tư tổ chức (sử dụng thuật toán để tính toán lượng rút vốn).
Với các dữ liệu và diễn biến trên, nhiều ý kiến cho rằng, xu hướng uptrend sẽ rõ nét trong khoảng thời gian ngắn tới. Cơ hội đầu tư trên thị trường xuất hiện rõ và nhiều khi mặt bằng giá thấp, mức định giá hấp dẫn.
Một số công ty chứng khoán dự báo, mốc 1.000 điểm của VN-Index hoàn toàn có thể đạt tới, nhưng sự thận trọng trong đầu tư luôn cần thiết trước khi “xuống tiền”. Trong ngắn hạn, nhiều cố phiếu đã có mức tăng giá khoảng 10% ở các nhóm cổ phiếu dẫn dắt, VN-Index đã khá gần vùng kháng cự ngắn hạn quanh 960 điểm, vì vậy áp lực chốt lời ngắn hạn có thể xuất hiện.
Ông Nguyễn Hồng Điệp, Giám đốc Chi nhánh HCM, Công ty Chứng khoán SHS cho rằng, năm 2019, chứng khoán sẽ là một trong số ít kênh đầu tư hiệu quả.
Theo ông Điệp, nhìn trên bình diện dài hơn, chứng khoán vẫn đang trong kênh tăng trưởng. Những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung rồi cũng sẽ qua đi. Với sự quyết tâm của việc nâng hạng thị trường, thoái vốn một số DN lớn, khả năng rất cao TTCK Việt Nam không chỉ được khích lệ bằng niềm tin, mà còn bằng nhiều giải pháp khác để duy trì đà tăng trưởng.
Theo ông Điệp, kỳ họp Quốc hội tháng 5 tới, Luật Chứng khoán dự thảo sẽ được đưa ra xin ý kiến các đại biểu. Diễn biến này có thể sẽ tạo nên mối quan tâm lớn hơn của dư luận, của công chúng đến kênh đầu tư chứng khoán. Nếu chọn đúng cổ phiếu, ông Điệp cho rằng, việc kiếm 30-40% của kênh này là khả thi trong năm nay.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VnIndex tăng 17 điểm, cổ phiếu QCG nhà Cường Đôla vào "danh sách đen"
Sau khi "ém" 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỷ đồng, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai do bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Nguyễn Quốc Cường - Cường Đôla) giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã bị HSX đưa vào diện cảnh báo và danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ kể từ ngày 15.2.
VnIndex tăng 17 điểm phiên "khai xuân"
Sau một thời gian dài giằng co quanh ngưỡng 900 điểm, chỉ số VnIndex đã tăng tới tăng 17,43 điểm (1,92%) lên 926,1 điểm trong phiên "khai xuân". Còn HNX-Index tăng 1,91 điểm (1,85%) lên 105,25 điểm.
Hôm nay, khối ngoại trên TTCK Việt Nam mua ròng đạt 1,16 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 3,7 tỷ đồng. Tính riêng sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 10,7 tỷ đồng.
Trong đó, STB đứng đầu với giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 27 tỷ đồng. Tiếp theo, VCB và HPG được khối ngoại mua ròng lần lượt 23,9 tỷ đồng và 21,3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VHM bị bán ròng 23,2 tỷ đồng. GAS đứng vị trí thứ hai trong danh sách bán ròng của khối ngoại trên sàn HOSE với giá trị bán ròng là 17,9 tỷ đồng.
Sau phiên giao dịch "khai xuân" (ngày 11.2), VnIndex tăng tăng 17,43 điểm (1,92%) lên 926,1. (Ảnh: TVSI)
Diễn biến tích cực trong phiên giao dịch "khai xuân" (ngày 11.2) với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp chỉ số VnIndex tăng hơn10 điểm trong phiên giao dịch sáng.
Bước vào phiên giao dịch chiều 11.2, sắc xanh xuất hiện ở hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn, giá trị giao dịch của các cổ phiếu VIC, GAS, PLX, FPT, HPG, KDC, PLX đều tăng mạnh. Trong đó, VIC bật tăng 5,3% lên 104.000 đồng, GAS tăng 2,8% lên 90.500 đồng, PLX tăng 3,9% lên 55.600 đồng, PVD tăng 2,1% lên 16.650 đồng, MSN tăng 2,3% lên 80.200 đồng, ROS tăng 6,3% lên 33.650 đồng, MWG tăng 1,9% lên 84.600 đồng...
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, VPB tăng 5,7% lên 21.200 đồng, VCB tăng 2,8% lên 58.100 đồng, CTG tăng 3% lên 20.700 đồng...
Ở chiều ngược lại, một vài cổ phiếu ngược chiều giảm nhẹ như VHM giảm 0,1% xuống 79.900 đồng, TCB giảm 0,6% xuống 27.050 đồng.
Sau phiên "khai xuân", tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể. Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh 5,26%, tương đương 3.764,64 tỷ đồng, lên 75.292,79 tỷ đồng sau khi cổ phiếu VIC kết phiên với mức tăng 5,3% lên mức giá cao nhất ngày và khớp lệnh 527.310 đơn vị.
Tài sản tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng tăng 157,05 tỷ đồng (0,71%) lên 22.317,53 tỷ đồng nhờ đà tăng của cổ phiếu VJC. Trong khi đó, cổ phiếu HPG đảo chiều sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó, với mức tăng 5,9% lên sát giá trần 28.900 đồng giúp tài sản của tỷ phú Trần Đình Long trở lại mức 11.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu nhà Cường Đôla vào "danh sách đen"
Do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai của nhà Cường Đôla đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) đưa vào diện cảnh báo.
Cụ thể, từ ngày 15.2, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) chính thức bị đưa vào diện cảnh báo do vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin. Theo đó, cổ phiếu QCG đồng thời cũng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nâng con số cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên HOSE lên 80 đơn vị.
Trước đó, Quốc Cường Gia Lai đã có văn bản giải trình về những nội dung liên quan đến "ma trận khối nợ nghìn tỷ" cũng như các giao dịch góp, thoái vốn diên ra tư năm 2013-2017.
Quốc Cường Gia Lai cho biết, do liên tục có sự thay đổi nhân sự thư ký quản trị Công ty nên quá trình cập nhật các quy định quản trị còn hạn chế, hiểu chưa đúng về nội dung và thời hạn công bố thông tin. Phía Công ty cũng thừa nhận đã thiếu sót khi không công bố thông tin kịp thời mà chỉ ghi nhận kết quả các giao dịch tại báo cáo tài chính được công bố thông tin theo quy định khi hoàn tất.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24.1.2013 - 26.8.2017, Quốc Cường Gia Lai có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Nguyễn Quốc Cường - Cường Đôla) từng phải giải trình về 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
Trong tháng 1.2019 này, Quốc Cường Gia Lai nhà Cường Đôla tiếp tục có hàng loạt quyết định về việc góp vốn, thoái vốn khỏi công ty con.
Trong đó, doanh nghiệp giảm giá trị vốn mà công ty góp tại Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng xuống còn 261 tỷ đồng (giảm 195,3 tỷ đồng) trên tổng vốn điều lệ 290 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, HĐQT Quốc Cường Gia Lai cũng phê duyệt chủ trương giảm tỉ lệ vốn góp tại Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường từ 74,68% xuống còn 30,8%. Công ty này vừa mới thành lập ngày 25.9.2018 với người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Như Loan.
Ngay trước Tết Nguyên Đán, Quốc Cường Gia Lai nhà Cường Đôla công bố đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn điều lệ tại Công ty CP Bất động sản Sông Mã.
Theo danviet.vn
VN-Index có cơ hội vươn lên 920 điểm trước Tết TTCK châu Á tiếp tục giảm nhẹ với 2 chỉ số chính gồm Shanghai Se Composite (-0,1%) và Hang Seng (-0,16%). Bên cạnh đó, TTCK Mỹ ghi nhận giảm khá mạnh với S&P500 (-0,78%), NASDAQ (-1,1%) và DJIA (-0,84%). Mỹ đã đưa ra lệnh truy tố hình sự với một lãnh đạo tập đoàn Huawei của Trung quốc ngay trước ngày đàm phán...