Tín hiệu tích cực trong nghiên cứu và phát triển vaccine phòng, chống COVID-19
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) hy vọng sẽ là cơ sở đầu tiên sản xuất vaccine chống dịch bệnh COVID-19 và sẽ đưa vào chương trình tiêm chủng vào tháng 10 tới.
Mẫu máu được lấy để xét nghiệm nhằm đánh giá về kháng thể đặc hiệu với virus gây dịch COVID-19 tại Thụy Sĩ. Ảnh: Swiss Info/TTXVN
Người đứng đầu ngành miễn dịch học tại trường Đại học Bern Martin Bachmann khẳng định có cơ hội để điều chế vaccine thành công. Ông Bachmann, cũng là Giáo sư về vaccine tại Viện Jenner, Đại học Oxford, cho biết việc đẩy nhanh sản xuất vaccine có thể được giải thích một phần nhờ khả năng sản xuất dễ dàng, trong bối cảnh Đại học Bern đã có tương đương với 200 lít lên men sinh học vi khuẩn, cần thiết để có thể sản xuất 10 – 20 triệu liều. Theo ông Bachmann, vaccine là giải pháp có khả năng mở rộng rất lớn và có khả năng sản xuất hàng tỷ liều trong một thời gian ngắn.
Vaccine được nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ phát triển có cách tiếp cận khác với các phòng thí nghiệm khác bằng cách sử dụng cái được gọi là các hạt giống virus, không lây nhiễm – không giống như khi sử dụng virus – và cung cấp phản ứng miễn dịch tốt. Một nguyên mẫu đã được phát triển vào tháng 2, chỉ vài tuần sau khi virus SARS-CoV-2 được xác định ở Trung Quốc, và đã cho thấy hiệu quả trong các thử nghiệm trên chuột.
Hầu hết các chuyên gia y tế và chính quyền các nước cho rằng để có vaccine sớm nhất cũng phải mất khoảng 1 năm đến 18 tháng.
Video đang HOT
Theo thống kê, Thụy Sĩ đã ghi nhận gần 28.000 người mắc COVID-19 và trên 1.400 ca tử vong. Trên thế giới, khoảng 2,5 triệu người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 với 170.000 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 20/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Thụy Sĩ cũng đang xem xét một gói tài chính để giúp thúc đẩy du lịch, lĩnh vực đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Bộ Kinh tế và Ủy ban Quốc hội Thụy Sĩ đang xem xét đề xuất của tổ chức tiếp thị quốc gia Switzerland Tourism về gói kích thích trị giá 40 triệu CHF (41,3 triệu USD). Theo đánh giá, tác động của đại dịch COVID-19 không thể so sánh với các cuộc khủng hoảng trước đây và có thể khiến du lịch ở Thụy Sĩ mất hơn 12 tháng để phục hồi.
Một chiến dịch quảng bá các điểm đến trong kỳ nghỉ của Thụy Sĩ sẽ tập trung vào khách hàng trong nước, trước khi có thể cố gắng thu hút khách du lịch từ nước ngoài. Theo một quan chức trong ngành, khách hàng trước tiên phải có được niềm tin vào các biện pháp phòng ngừa an toàn cho sức khỏe của ngành du lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng cũng như vận tải. Những nỗ lực đang được tiến hành để chuẩn bị đưa ra các biện pháp cụ thể.
Du lịch, một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Thụy Sĩ, đã tạo ra doanh thu 44,7 tỷ CHF trong năm 2018 – tương đương khoảng 3% GDP. Theo ước tính, do đại dịch COVID-19, ngành “công nghiệp không khói” này dự kiến sẽ chịu sự sụt giảm doanh thu lên tới 35% trong năm nay, trong bối cảnh nhu cầu suy sụp và các kế hoạch đặt phòng đang bị trì hoãn. Cho đến nay, Chính phủ Thụy Sĩ đã cấp cho ngành du lịch khoản vay và trợ cấp thất nghiệp trong ngắn hạn bên cạnh việc đang xem xét các chương trình xúc tiến khu vực.
Tố Uyên
Mọi quốc gia đều có quyền tiếp cận công bằng với vaccin chống Covid-19
Dù không mang tính ràng buộc, song nghị quyết vừa được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua là một bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao.
"Mọi quốc gia trên thế giới đều có quyền tiếp cận công bằng với các nguồn vaccine phòng chống Covid-19 trong tương lai", đây là nội dung nghị quyết vừa được toàn bộ 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua. Dù không mang tính ràng buộc, song đây là một bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao trong bối cảnh trên thế giới đã gần như không còn vùng miễn nhiễm với dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2.
Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN
Tập trung chủ yếu vào các phản ứng về mặt y tế, văn kiện do Mexico đề xuất và nhận được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, yêu cầu tăng cường hợp tác khoa học quốc tế trong cuộc chiến chống Covid-19, bao gồm cả khối tư nhân. Lời kêu gọi về "quyền tiếp cận vaccine công bằng" đưa ra trong bối cảnh gần như toàn bộ ngành công nghiệp được phẩm và các phòng thí nghiệm trên thế giới đã bước vào cuộc đua với thời giam nhằm tìm ra vaccine phòng chống Covid-19. Những vaccine được xem là có ý nghĩa quyết định thắng-thua đối với trận chiến này, song cũng đặt ra một thách thức về tài chính không hề nhỏ.
Nghị quyết kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres xác định và đề xuất các lựa chọn, bao gồm tăng cường quy mô sản xuất và chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy, đảm bảo phân phối công bằng, minh bạch, hiệu quả trang thiết bị y tế phòng dịch thiếu yếu, dược phẩm và vắc xin phòng Covid-19 trong tương lai. Mục tiêu là phải đáp ứng được nhu cầu của tất cả những quốc gia có nhu cầu, đặc biệt là những nước đang phát triển, những nước có hệ thống y tế yếu và dân số dễ bị tổn thương.
Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bà Melisa Flemming nhấn mạnh: "Covid-19 hiện đã lây lan ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Liên Hợp Quốc, chúng tôi đặc biệt lo ngại về tác động mà dịch Covid-19 sẽ gây ra đối với các quốc gia có hệ thống y tế yếu và dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở các trại hoặc các khu vực giống như trại và trẻ em bị suy dinh dưỡng và những người mắc bệnh mãn tính".
Đây là nghị quyết thứ 2 được nhất trí thông qua liên quan đến đại dịch Covid-19, đến nay cướp đi sinh mạng của hơn 170.000 người và hơn 2,4 triệu người mắc bệnh. Nghị quyết đầu tiên được thông qua hồi đầu tháng 4 kêu gọi hợp tác nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh.
Dù không mang tính ràng buộc song những văn kiện này lại có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19, nhất là khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang áp dụng quy trình đặc biệt trong việc thông qua các văn kiện. Theo đó, trong thời gian các cơ quan y tế vẫn chưa dỡ bỏ cảnh báo đối với các cuộc tụ họp đông người ở trụ sở Liên Hợp Quốc, thì tất cả các quốc gia thành viên gần như đều nắm trong tay quyền phủ quyết.
Đây là một đặc quyền vốn chỉ dành riêng 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh kể từ khi thể chế đa phương lớn nhất thế giới này ra đời cách đây 75 năm./.
Thu Hoài
Thái Lan thử nghiệm vaccine Covid-19 trên động vật Viện vaccine Quốc gia Thái Lan đang tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 trên động vật, sau khi thực hiện các xét nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm Viện vaccine Quốc gia Thái Lan (NVI) hôm 20/4 cho biết, viện đang tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 trên động vật, sau khi thực hiện các xét nghiệm ban đầu trong phòng thí...