Tín hiệu tích cực
Việc các nhà đầu tư nước ngoài mua trở lại cổ phiếu châu Á do tác động tích cực từ việc dỡ bỏ các giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 đã gia tăng lạc quan vào sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực.
Theo số liệu của Reuters, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 5,45 tỷ USD cổ phiếu khu vực trong 6 ngày giao dịch đầu tháng 6, dựa trên dữ liệu từ các sàn giao dịch chứng khoán ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 5, các nhà đầu tư đã bán 46,45 tỷ USD, ảnh hưởng xấu đến các hệ thống tiền tệ trong khu vực và làm dấy lên lo ngại rằng một số quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài để tài trợ cho thâm hụt tài khoản hiện tại, sẽ chịu áp lực hơn nữa. Theo Jingyi Pan, chiến lược gia về nghiên cứu thị trường của Công ty Dịch vụ tài chính IG, có trụ sở tại Singapore: “Bức tranh chỉ số kinh tế tháng 6 được cải thiện hơn so với tháng 5 đã mang đến cảm giác hy vọng và tạo đà phục hồi cho các thị trường châu Á”.
Chỉ số tăng mạnh nhất của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương là của MSCI, tăng khoảng 6,5% trong tháng 6. Chứng khoán Ấn Độ dẫn đầu khu vực khi thu hút ngoại tệ trị giá 2,76 tỷ USD trong tháng này, trong khi lãnh thổ Đài Loan nhận được 1,88 tỷ USD. Sự gia tăng số lượng việc làm phi nông nghiệp của Mỹ vào tháng 5 cùng với việc các chính phủ trên thế giới bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa cứng rắn được áp dụng để phòng ngừa Covid-19 đã làm tăng thêm sự lạc quan trong tuần này. Cũng theo các nhà phân tích, một nguyên nhân khác của sự gia tăng sức mua cổ phiếu châu Á từ nước ngoài là do lãi suất toàn cầu sụt giảm khi các ngân hàng trung ương lớn tung các gói kích thích kinh tế để phục hồi nền kinh tế của họ. Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ngân hàng ANZ, cho biết: “Với sự mở rộng các gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương lớn cùng các hoạt động kinh tế – xã hội bắt đầu phục hồi, các dòng tiền đang quay trở lại”.
Mặt khác, theo Cơ quan Xếp hạng tín dụng Fitch, động lực kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Apac) sẽ chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm khi việc phong tỏa tại các nước được nới lỏng và nhu cầu bên ngoài dần được cải thiện. Điều này sẽ hạn chế sự sụt giảm sản lượng kinh tế khu vực xuống còn 1,7% trong năm nay. Mặc dù vậy, cơ quan này cho biết, một số nền kinh tế của Apac có thể tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ khó khăn trong bối cảnh tác động từ đại dịch Covid-19 vẫn nặng nề. Tuy nhiên, theo Fitch thì nhìn chung toàn bộ Apac đã có được trạng thái kinh tế tích cực nhất trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Fitch cũng dự báo, khi toàn bộ các nền kinh tế khu vực trở lại tình trạng bình thường hóa sau dịch thì tăng trưởng của khu vực sẽ hồi phục mạnh mẽ.
Còn theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, Apac luôn là động lực cho sự phục hồi kinh tế thế giới với mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 đạt 3,7% và năm 2018 đạt 3,9%. David Mann, nhà kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered, nhận định, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng vừa phải và ổn định trong nửa cuối năm 2020 và Apac sẽ vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Trước giờ giao dịch 5/6: Các trụ ít nhất phải giữ được giá
Diễn biến êm ả cho phiên hôm nay phần lớn phụ thuộc vào khả năng giữ giá hoặc tích cực hơn là tăng giá của nhóm trụ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Thế giới
Chỉ số Dow Jones đóng cửa tăng 11 điểm, khoảng 0,1% lên mức 26.281,82 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm khoảng 0,3%, trong khi đó chỉ số Nasdaq giảm đến 0,7% do lao dốc từ nhóm ngành công nghệ.
Phiên giao dịch cuối tuần kết hợp với dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào cuối ngày là lý do khiến thị trường có khả năng xuất hiện các nhịp điều chỉnh giá. Nhưng bù lại, bơm tiền từ ECB vừa đưa ra trong phiên giao dịch hôm qua với số tiền trị giá đến 600 tỷ EURO và khiến cho chương trình hỗ trợ này lên đến hơn 1000 tỷ EURO. Theo đó, động lực tăng trưởng từ thị trường lại tiếp tục xuất hiện và kỳ vọng sẽ không để các chỉ số giảm quá sâu.
Kinh tế trong nước
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương năm 2021. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra công bố vào tháng 12/2021. Kết quả chính thức công bố vào quý II/2022.
Tập đoàn VNPT vừa thông tin, đúng như dự kiến, đến 7h20 hôm 4/6, tuyến cáp AAG đã được sửa chữa xong, 100%% lưu lượng trên tuyến cáp này đã được khôi phục hoàn toàn.
Chứng khoán và doanh nghiệp
Tháng 5, tổng doanh thu PVN tháng 5 đạt 38.300 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng 4; lũy kế 5 tháng đạt 237.800 tỷ đồng. Hết tháng 5, toàn tập đoàn đã giảm chi phí trên 8.700 tỷ đồng, đem về lợi nhuận sau thuế hợp nhất 7.100 tỷ đồng.
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ hơn 1,8 triệu cổ phần, tương ứng 49% vốn tại CTCP quản lý và kinh doanh Chợ nông sản Thủ Đức. Giá chuyển nhượng 48.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị thu về 87,7 tỷ đồng.
PV Power (POW) HĐQT trình ĐHĐCĐ kế hoạch tổng sản lượng điện năm 2020 là 21.600 triệu kWh. Doanh thu dự kiến 35.449 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với mức thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 28% còn 2.044 tỷ đồng. Cổ tức năm 2019 dự kiến tỷ lệ 3%.
Công ty Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) Theo báo cáo tài chính kiểm toán mới công bố của Công ty, doanh thu hợp nhất niên độ 2019 - 2020 của TCH đạt hơn 2.237 tỷ đồng, tăng gần 170% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ doanh thu tăng mạnh, biên lãi gộp của Công ty cũng được cải thiện từ mức 30% lên hơn 33%. Hoạt động kinh doanh khởi sắc toàn diện, TCH đạt lãi sau thuế trên 631 tỷ đồng, tăng 123% so với niên độ trước.
Tổng công ty bưu chính Viettel (VTP) Ngày 6/6 tới đây VTP sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020.
Phái sinh
Phái sinh khá chậm chạp với điễn biến của thị trường cơ sở nhưng cũng kết phiên giảm và dừng tại hỗ trợ mạnh 815. Đây là ngưỡng quan trọng có thể sẽ khiến diễn biến ngắn hạn có sự thay đổi rõ rệt về xu thế. Trường hợp 815 vẫn được duy trì thì phe Short sẽ chưa thể mạnh tay trong các phiên tới.
Chứng quyền sắc đỏ chiếm ưu thế. Với thanh khoản và GTGD đi ngang, dòng tiền chưa có dấu hiệu sụt giảm mạnh là tín hiệu tốt cho thấy cung cầu vẫn khá cân bằng. Nhưng động lực mua lên khá yếu, đồng pha với CKCS. Nước ngoài giao có phiên mua ròng hiếm hoi. Một số chứng quyền được mua mạnh như CVRE2001/3 & CSBT2001.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, hiện tại dòng tiền vẫn cho thấy diễn biến tích cực tại 02 nhóm ngành trụ là Ngân hàng & Thực phẩm do đó diễn biến êm ả cho phiên hôm nay phần lớn phụ thuộc vào khả năng giữ giá hoặc tích cực hơn là tăng giá của nhóm trụ. Chỉ số được giữ vững, bên Bán sẽ có thêm lý do để chọn ở lại với thị trường.
Giới chuyên gia cảnh báo Eurozone đang đứng trước nguy cơ giảm phát Lạm phát ở Eurozone giảm trong 4 tháng liên tiếp sẽ làm tăng sức ép đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc ngăn chặn khu vực này rơi vào tình trạng giảm phát. Eurozone đang đứng trước nguy cơ giảm phát. (Ảnh: Getty) Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang trước nguy cơ giảm phát sau khi...