Tín hiệu khả quan về “vũ khí” vaccine đối phó siêu biến chủng Omicron
Giới chức châu Âu cho biết các loại vaccine đặc hiệu dành cho biến chủng Omicron có thể được phê duyệt sau 3-4 tháng khi chủng virus này ngày càng lan rộng.
Các hãng dược đang vào cuộc để bào chế vaccine phòng ngừa biến chủng Omicron mới (Ảnh minh họa: EPA).
Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu Emer Cooke ngày 30/11 cho biết các loại vaccine được bào chế đặc biệt cho biến chủng Omicron mới có thể được phê duyệt trong 3-4 tháng nếu cần thiết.
“Nếu có nhu cầu thay đổi các loại vaccine hiện có, chúng tôi có thể sẵn sàng phê duyệt vaccine đó trong vòng 3-4 tháng”, bà Cooke phát biểu trước một ủy ban của Nghị viện châu Âu.
Bà Cooke cho biết các nhà chức trách EU vẫn chưa thể khẳng định liệu các loại vaccine hiện tại có hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chủng Omicron hay không, hay liệu vaccine mới có cần thiết hay không. Bà Cooke dự tính sẽ mất khoảng 2 tuần để xác định mức độ hiệu quả của các loại vaccine hiện tại đối với biến chủng mới.
“Cần phải đưa ra quyết định trước về việc liệu vaccine có cần thiết hay không, nhưng đó không phải là quyết định của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu”, bà Cooke nói thêm.
Cho đến nay, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu đã phê duyệt 4 loại vaccine để sử dụng cho người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) gồm Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Ugur Sahin, giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập hãng BioNTech, cho biết vaccine Covid-19 của Pfizer và BioNTech có thể cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào do biến chủng Omicron mới gây ra.
Các thí nghiệm đang được tiến hành trong vài tuần tới để xác định vaccine ngừa Covid-19 của hãng có hiệu quả trước biến chủng mới hay không. BioNTech đang nhanh chóng phát triển phiên bản nâng cấp của vaccine để đối phó với biến chủng mới dù vẫn chưa rõ việc này có cần thiết không.
Ông Sahin cho biết việc tiêm mũi vaccine thứ 3 có thể tạo ra lớp bảo vệ chống lại biến chủng Omicron so với việc chỉ tiêm 2 mũi. “Đối với tôi, không có lý do gì phải quá lo lắng. Điều duy nhất khiến tôi lo lắng lúc này là có những người chưa được tiêm phòng”, ông Sahin nói.
Video đang HOT
Ông Sahin không khẳng định liệu Omicron có trở thành biến chủng vượt trội như Delta hay không. “Nhưng ngay cả khi xảy ra điều đó, cũng không có lý do gì phải hoảng sợ”, giám đốc điều hành BioNTech nhận định.
Hãng dược Moderna cũng thông báo đang nghiên cứu vaccine đặc hiệu để đối phó với biến chủng Omicron. Tuy nhiên, giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel vẫn cảnh báo khả năng vaccine Covid-19 có thể không hiệu quả với biến chủng Omicron nếu so sánh với chủng Delta trước đó.
Ông Bancel cho biết sẽ cần phải làm rõ thêm về hiệu quả của vaccine Covid-19 đối với biến chủng Omicron trong 2 tuần và có thể mất vài tháng để bắt đầu phân phối loại vaccine chống lại được biến chủng mới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số nhà khoa học cho biết, sẽ phải mất vài tuần để hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến chủng mới và khả năng nó có thể “vượt mặt” kháng thể do vaccine tạo ra.
Được phát hiện lần đầu vào giữa tháng 11 ở châu Phi, Omicron hiện lây lan tới ít nhất 20 quốc gia trên toàn thế giới. WHO xếp hạng Omicron là “biến chủng gây lo ngại” vì sở hữu số đột biến nhiều chưa từng có.
20 thủ phạm 'có máu mặt' trên thế giới là nguyên nhân chính khiến biến chủng Omicron bùng nổ
Omicron chứng minh cho thế giới thấy vaccine thôi là chưa đủ để chiến thắng Covid-19 mà còn cần sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
Hãng tin CNN cho biết 20 nước giàu nhất thế giới đã nhận gần 90% lượng cung vaccine trên toàn cầu bất chấp những khu vực nghèo đói như Nam Phi mới chỉ tiêm chủng được chưa đến 7% và đang rất cần giúp đỡ.
Trong khi các công ty gây tranh cãi về lợi nhuận bán vaccine và những nước giàu thảo luận về mũi tiêm chủng thứ 3 tăng cường thì Omicron, biến chủng được cho là lây nhanh hơn cả Delta đã có cơ hội đột biến rồi xuất hiện tại Nam Phi.
Giờ đây khi cả thế giới lo sợ với biến chủng mới thì câu chuyện bất bình đẳng vaccine lại được nhắc đến. Mỗi ngày, các nước giàu cung ứng số mũi tiêm chủng nhiều gấp 6 lần so với các quốc gia nghèo. Số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy chỉ có 7,5% dân số những nước thu nhập thấp nhận được ít nhất 1 mũi tiêm chủng, kém xa so với con số 63,9% tại các quốc gia giàu có.
Trong số 8 nước bị giới hạn nhập cảnh vì biến chủng Omicron, phần lớn những quốc gia này đều có tỷ lệ tiêm chủng không cao. Bởi vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi những nước như Mỹ và Châu Âu với khoảng 70% dân số đã tiêm chủng ít nhất 1 mũi muốn hạn chế nhập cảnh từ các quốc gia nghèo. Thế nhưng nếu Omicron có thể kháng vaccine đúng như những gì cảnh báo thì câu chuyện lỗi tại ai ở đây đã quá rõ ràng.
Trò hề của người giàu
Ngay trước khi Omicron thu hút được sự chú ý của dư luận, Tổng thư ký Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gọi sự mất cân bằng trong phân phối vaccine là một vụ "bê bối" và cần được chấm dứt ngay. Thế nhưng chẳng ai quan tâm cả cho đến khi virus có cơ hội đột biến ở những vùng chưa tiêm chủng, tạo nên những biến thể mới thì các nước mới sốt sắng vào cuộc.
Sau khi Omicron khiến nhiều nước lo sợ, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 29/11 đã cam kết sẽ "đánh bại" biến chủng mới này nhưng là bằng cách kêu gọi người dân tiêm chủng mũi bổ sung thứ 3.
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown và là đại sứ của WHO từng mỉa mai rằng: "Thế giới đã thất bại trong việc đưa vaccine đến tay người nghèo và giờ đây chính chúng ta phải chịu hậu quả bắn ngược. Chúng ta đã được cảnh báo thế nhưng mọi chuyện vẫn đến mức này đây. Nếu không thể phủ sóng vaccine rộng khắp thì virus sẽ không chỉ lây nhiễm người chưa tiêm chủng mà còn có cơ hội đột biến. Giờ đây những biến chủng này đang tấn công lại chính những nước giàu có tỷ lệ tiêm chủng cao...Cho đến khi dứt điểm được dịch bệnh thì chúng vẫn sẽ quay tại tấn công chúng ta...Ví dụ điển hình là làn sóng biến thể Delta ở Ấn Độ".
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Những lời mỉa mai của ông Gordon là có cơ sở khi tính đến tháng 10/2021, khoảng 144 nước nghèo trên thế giới chỉ nhận được 537 triệu liều vaccine, một con số quá nhỏ bé so với 7,9 tỷ liều đã được phân phối trên toàn cầu.
Phía WHO cho biết mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số toàn cầu vào cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022 đã hoàn toàn phá sản.
Tồi tệ hơn, động thái hạn chế nhập cảnh với những nước nghèo như Nam Phi sau khi họ cảnh báo sớm về biến thể Omicron đã làm chạnh lòng nhiều người. Bác sĩ Richard Lessells tại Nam Phi cho biết động thái này quá ích kỷ khi thay vì tăng cường viện trợ vaccine, những nước giàu lại đóng cửa biên giới trước dù biến thể mới có thể lây lan dễ dàng.
"Chẳng có lời cam kết hỗ trợ nào từ những nước giàu với Nam Phi cả, ngay cả những lời kêu cứu về vaccine cũng vẫn bị phớt lờ", bác sĩ Lessells ngán ngẩm.
Cho đến hiện tại, ít nhất 1 trường hợp tại những nước phát triển đã nhiễm Omicron dù chưa từng đến Nam Phi, qua đó cho thấy khả năng biến chủng này đã lây lan ra cộng đồng và việc đóng cửa biên giới chẳng còn mấy ý nghĩa. Thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng động thái này mang tính trấn an người dân hơn là có tác dụng thực tế.
Vaccine thôi là chưa đủ
Tờ The New York Times, hãng Johnson&Johnson (J&J) có nhà máy sản xuất vaccine tại Nam Phi nhưng phần lớn chúng được chuyển trở lại Châu Âu để bán, bất chấp tỷ lệ tiêm chủng tại đây mới đạt 7% và còn 31 triệu liều vaccine chờ mãi chưa thấy đến.
Theo một số ước tính, các hãng dược đã thu về ít nhất 18 tỷ USD tiền từ ngân sách nhà nước nhờ bán vaccine và thị trường này được dự đoán có tổng giá trị khoảng 100 tỷ USD. Những nước giàu như Mỹ là các khách hàng lớn nhất với trữ lượng lớn bất chấp việc 15 triệu liều vaccine của họ đã bị hết hạn và đổ bỏ trong 6 tháng qua.
Các báo cáo cho thấy nếu mỗi người Mỹ tiêm chủng tăng cường mũi thứ 3 thì nước này vẫn thừa khoảng 500 triệu liều.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Trên thực tế, Ấn Độ và Nam Phi đã đã từng đề nghị dỡ bỏ tạm thời bản quyền vaccine để các nước tự sản xuất đáp ứng nhu cầu. Thế nhưng các nước giàu và những công ty dược không chịu với vô số lý do chẳng hợp lý chút nào.
Có lẽ những nước giàu và các hãng dược đã quá quen với việc mặc kệ Châu Phi. Gần 40 tập đoàn dược trên thế giới đã từng cố kiện Nam Phi vào thập niên 1990 cho bản quyền thuốc điều trị bệnh AIDS bất chấp căn bệnh này đang lây lan rộng ở lục địa đen. Giờ đây, lịch sử lại lặp lại với Covid-19 khi biến chủng Delta tàn phá thế giới và Omicron thì đang xếp hàng chờ sẵn.
Rõ ràng, cách chiến thắng đại dịch hiệu quả nhất không phải chỉ tiêm vaccine mà còn cần sự đoàn kết và lòng trắc ẩn. Phải chăng đã đến lúc các nước giàu và những đại gia ngành dược nên học hỏi lại về đạo đức trước khi đắm mình trong lợi nhuận?
COVID-19 tới 6h sáng 1/12: Thế giới có 7.000 ca tử vong mới; Thêm nhiều nước ghi nhận biến thể Omicron Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 551.000 ca mắc COVID-19 và trên 7.000 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 262,9 triệu ca, trong đó trên 5,23 triệu ca tử vong. Người dân di chuyển trên đường phố ở New York, Mỹ ngày 13/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Ba quốc...