Tín hiệu cảnh báo toàn cầu từ nhiệt độ kỷ lục
Nhiệt độ trung bình theo ngày trên toàn thế giới trong tuần qua liên tiếp phá vỡ kỷ lục, khiến giới chuyên môn cảnh báo rằng năm nay có thể là năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào giữa thế kỷ 19.
Theo AFP ngày 8.7, các công cụ đo lường nhiệt độ theo ngày có thể cung cấp cảnh báo sớm về những sự kiện nhiệt độ nóng cực đoan, ngay cả khi chúng không chính xác như báo cáo theo tháng và năm của những cơ quan hàng đầu về thời tiết.
Một gia đình giải nhiệt dưới cái nóng 50 độ C ở bang Baja California (Mexico) hôm 5.7
Reuters
Đại học Maine (Mỹ) đã thiết lập công cụ trực tuyến Climate Reanalyzer trong nỗ lực tái phân tích khí hậu, với biểu đồ nhiệt độ trung bình toàn cầu mỗi ngày kể từ năm 1979. Ngày 3.7, biểu đồ này cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt kỷ lục 17,1 độ C, trước khi tiếp tục tăng lên 17,18 độ C vào ngày 4.7 và 17,23 độ C vào ngày 6.7. Chương trình Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) có công cụ tương tự và xác nhận các kỷ lục vào ngày 3.7 và 4.7, dù con số có hơi chênh lệch và lần lượt là 16,88 độ C và 17,03 độ C.
Chuyên gia thời tiết Sean Birkel tại Đại học Maine (Mỹ), người phát triển công cụ Climate Reanalyzer, cho rằng dù có những hạn chế, giá trị của mức nhiệt hằng ngày có thể giúp xác định những sự kiện thời tiết cực đoan. Theo ông, dù mức nhiệt hằng ngày là khí hậu chứ không phải thời tiết, việc bổ sung vào kho dữ liệu nhiều thập niên sẽ cung cấp thông quan trọng về thời tiết. Ở một góc nhìn tương tự, chuyên gia Omar Baddour tại Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho rằng những ghi nhận nhất thời này là bằng chứng cho thấy sự thay đổi mô hình khí hậu toàn cầu do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.
Ngày nóng nhất thế giới ảnh hưởng cả ngôi làng lạnh nhất thế giới
Các ước tính về mức nhiệt trung bình toàn cầu được đưa ra dựa trên sự kết hợp của các biện pháp đo nhiệt độ từ các trạm mặt đất cho đến vệ tinh, sử dụng mô phỏng máy tính. Hai công cụ trên giống nhau về mặt khái niệm, nhưng khác nhau về nguồn và phương pháp chính xác, dẫn đến các kết quả hơi khác nhau.
Đại học Maine dựa vào dữ liệu đầu ra từ mô hình công khai của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) để dự báo. Về phần mình, NOAA cho biết dù ghi nhận được nhiệt độ bề mặt ấm kỷ lục tại nhiều địa điểm trên toàn cầu, họ không thể “xác thực phương pháp luận hoặc kết luận phân tích của Đại học Maine”. Thay vào đó, NOAA đảm bảo về các báo cáo nhiệt độ hằng tháng và hằng năm của riêng mình.
Theo chuyên gia khí hậu Zeke Hausfather tại tổ chức Berkeley Earth (Mỹ), thực tế cho thấy 2 kết quả của Đại học Maine và chương trình Copernicus tương đồng. “Tôi nghĩ rằng đây là một dấu hiệu của việc chúng ta đang bước vào một thời kỳ rất nóng. Tháng 6 vừa qua là tháng ấm nhất được ghi nhận với biên độ khá lớn. Cho đến lúc này, có vẻ như toàn bộ năm 2023 sẽ là năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận”, ông dự báo.
Thế giới vừa trải qua ngày nóng chưa từng thấy
"Đó không phải là một cột mốc quan trọng mà chúng ta nên ăn mừng. Đó là bản án tử hình đối với con người và hệ sinh thái"
Mặt trời lặn nhìn từ bãi biển Bondi, Sydney, Australia. Ảnh: Getty Images
Theo dữ liệu do Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (NCEP) công bố, thế giới vừa trải qua ngày nóng nhất chưa từng thấy vào ngày 3/7, khi nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu.
NCEP cho biết họ đã ghi nhận nhiệt độ trung bình toàn cầu là 17,01 độ C vào ngày 3/7. Con số này vượt qua mức kỷ lục trước đó là 16,92 độ C vào tháng 8/2016.
Nhà khoa học khí hậu Friederike Otto nhận xét: "Đó không phải là một cột mốc quan trọng mà chúng ta nên ăn mừng. Đó là bản án tử hình đối với con người và hệ sinh thái".
Cảnh báo nguy hiểm này được đưa ra trong bối cảnh nhiều bang miền Nam nước Mỹ vẫn chìm trong tình trạng nắng nóng gay gắt. Corpus Christi, một thành phố ở bang Texas, đã báo cáo mức nhiệt cao kỷ lục vào tháng 6 là 51 độ C. Nhiệt độ tương tự cũng được ghi nhận ở Oklahoma, Arkansas, Missouri và Louisiana.
Trong khi đó, Trung Quốc đã chứng kiến một đợt nắng nóng kéo dài, trong đó Bắc Kinh đã trải qua gần 10 ngày nắng nóng liên tục với nhiệt độ vượt quá 35 độ C. Một số khu vực ở Bắc Phi ghi nhận nhiệt độ lên tới 50 độ C.
Ngay cả Nam Cực, khu vực đang trong mùa đông, gần đây cũng trải qua nhiệt độ tương đối dễ chịu là 8,7 độ C, phá vỡ kỷ lục của tháng 7.
Các nhà khoa học khí hậu nói rằng biến đổi khí hậu, cùng với kiểu thời tiết ấm áp El Nino, là nguyên nhân gây ra nhiệt độ cao bất thường.
Nhà nghiên cứu Zeke Hausfather tại nhóm phân tích dữ liệu nhiệt độ Berkeley Earth nhận định rằng hiện tượng thời tiết bất thường đang diễn ra chỉ là những sự kiện đầu tiên trong hàng loạt kỷ lục mới có thể xảy ra trong năm nay.
Cách người dân châu Á hạ nhiệt trong các đợt nắng nóng thiêu đốt Khoảng thời gian từ 2023 đến 2027 có thể phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ cao do khí nhà kính giữ nhiệt kết hợp với hiện tượng El Nino. Trong đợt sóng nhiệt những tháng gần đây, người dân châu Á đã tìm đến nhiều biện pháp khác nhau để tạm thời làm mát. Các tình nguyện viên tại New Delhi (Ấn...