Tín dụng xanh, mức tăng cao nhưng dư nợ còn thấp
Các dự án, chương trình tín dụng xanh rất cần Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ gói lãi suất ưu đãi, các dự án này khi vay vốn mới tiết kiệm được chi phí và hoạt động tài chính hiệu quả hơn, bên cạnh đó là nguồn vốn từ các định chế tài chính nước ngoài.
Theo một nghiên cứu của IFC, cường độ phát thải các-bon của Việt Nam thuộc mức cao trên thế giới, đứng ngay sau Trung Quốc và Mông Cổ ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Giảm phát thải khí nhà kính là một mục tiêu quốc gia nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời cũng mang lại cơ hội đầu tư khí hậu trị giá 753 tỷ USD cho Việt Nam trong giai đoạn 2016-2030.
Số liệu từ NHNN cho biết đến tháng 6 năm 2019, dư nợ tín dụng dành cho các dự án xanh đã tăng 317.600 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2018, trong đó dư nợ tín dụng trung – dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/năm, trung – dài hạn từ 9-12%/năm.
Dư nợ tín dụng xanh tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh với 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng xanh và lâm nghiệp bền vững chiếm 5% tổng dư nợ.
Cũng theo IFC, tài trợ khí hậu hiện tại ở Việt Nam tính theo tỷ lệ phần trăm tổng danh mục cho vay của các ngân hàng chỉ khoảng 5%, tương đương với 10,3 tỷ USD, cho thấy thiếu hụt đáng kể về tài trợ khí hậu.
Cơ chế hiện nay chưa đủ khuyến khích các ngân hàng dồn vốn vào tín dụng xanh.
- Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank
Video đang HOT
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, ngành ngân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc đầu tư vào lĩnh vực xanh của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Còn theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, các dự án xanh thường phát sinh chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế, nhiều ngành nghề liên quan đến tăng trưởng xanh là các ngành nghề mới ở Việt Nam như điện mặt trời, điện gió, điện rác…, trong khi cơ chế hiện nay chưa đủ khuyến khích các ngân hàng dồn vốn vào tín dụng xanh.
Tương tự, Tổng giám đốc SHB, ông Nguyễn Văn Lê cho hay, hiện vẫn thiếu khung khổ pháp lý, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh… Đó là chưa kể các phương án kinh doanh, dự án tham gia chính sách phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, các thủ tục vay vốn phức tạp. Bởi vậy, nếu không có hỗ trợ lãi suất, các khách hàng sẽ chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng.
Về góc độ quản lý, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN thừa nhận: “Hệ thống ngân hàng đang gặp phải khó khăn khi triển khai tín dụng xanh như hướng dẫn về danh mục các ngành, lĩnh vực xanh chưa có các tiêu chí cụ thể để các ngân hàng có căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh”.
Theo một lãnh đạo cao cấp của BIDV, đặc thù cho vay của các ngân hàng đối với các dự án xanh còn nhiều khó khăn như cơ chế ưu đãi chưa rõ, chi phí đầu tư rất lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài trong khi nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn và trung hạn.
Đầu năm 2020, IFC đã cung cấp gói tài trợ trị giá 212,5 triệu USD cho VPBank nhằm giúp Ngân hàng mở rộng cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt tăng cường tài trợ các dự án thân thiện với môi trường.
“Khoản vay của chúng tôi nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược của IFC về tăng cường tài trợ cho các sáng kiến khí hậu thông minh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững về môi trường tại các thị trường mới nổi có nhiều tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính như Việt Nam,” bà Rosy Khanna, Giám đốc Khối các định chế tài chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IFC cho biết.
Được biết, đây là khoản tài trợ xanh đầu tiên của IFC cho một ngân hàng tại Việt Nam, nơi phần lớn tiềm năng đầu tư khí hậu trị giá hàng triệu USD trong tương lai gần nằm ở khu vực hạ tầng và năng lượng tái tạo. Khoản vay này sẽ đáp ứng các điều kiện của Bộ Nguyên tắc Tín dụng xanh – một bộ hướng dẫn tự nguyện được chấp nhận rộng rãi, quy định cụ thể việc sử dụng, theo dõi và báo cáo về việc giải ngân khoản vay cho các dự án thân thiện với môi trường.
Licogi 16 (LCG): Trình ĐHCĐ kế hoạch 2020 tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận
Năm 2020, nguồn thu của Licogi 16 (LCG) có sự thay đổi đáng kể từ doanh thu xây lắp chuyển sang doanh thu năng lượng tái tạo.
CTCP Licogi 16 (mã CK: LCG) đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ năm 2020 tổ chức vào ngày 30/5 tới.
Về kết quả kinh doanh năm 2019, doanh thu thuần hợp nhất đạt 2.536 tỷ đồng, LNST đạt 191 tỷ đồng lần lượt hoàn thành 93% và 96% kế hoạch kinh doanh 2019 và tăng nhẹ so với thực hiện 2018.
Trong đó một số dự án mang lại doanh thu lớn trong năm 2019 cho LCG gồm 484 tỷ đồng đến từ 2 dự án Khu dân cư Hiệp Thành (24 tỷ) và Khu dân cư Long Tân (460 tỷ đồng) và nhóm dự án năng lượng tái tạo với tổng doanh thu là 526 tỷ đồng với các dự án Điện mặt trời Nhơn Hải, Mỹ Sơn 1, Mỹ Sơn 2.
Sang năm 2020, LCG đề ra kế hoạch 2.668 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, lần lượt tăng 5% và 10% so với 2019 và cổ tức dự kiến là 15%. Trước đó theo báo cáo thường niên năm 2019, Licogi 16 (LCG) đặt mục tiêu kinh doanh 2020 với doanh thu hợp nhất đạt 2.068 tỷ đồng và 124 tỷ đồng LNST lần lượt giảm 18,4% và 36% so với thực hiện 2019.
Trước đó LCG cũng đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 413 tỷ đồng giảm 18,5% so với cùng kỳ do không có doanh thu từ hoạt động bất động sản, sau khi trừ chi phí LNST chỉ đạt hơn 12 tỷ đồng giảm 71% so với quý 1/2019 - Đây cũng là mức lãi ròng thấp nhất trong 9 quý gần đây của LCG. Như vậy nếu kế hoạch kinh doanh 2020 được cổ đông thông qua thì kết thúc quý 1 LCG mới hoàn thành được 15,5% mục tiêu về doanh thu và 5,7% mục tiêu về LNST.
Trong năm 2020 công ty sẽ thi công hoàn thiện các dự án như cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trạm tăng áp Tây Mỗ, BOO NMN Phú Ninh GĐ1,...để bàn giao dự án. Tiếp tục triển khai các dự án trọng điểm như Hữu Nghị - Chi Lăng, NMN Cần Thơ,...
Đồng thời triển khai thi công các dự án mới như Thủ Lệ, Tân Thanh - Cốc Nam, Solar Ninh Thuận, Mỹ Sơn 1, Mỹ Sơn 2... cũng như hoàn thiện thủ tục bàn giao, quyết toán các công trình đang tồn đọng như Kè Suối Hội Phú, Bệnh viện 2 Lâm Đồng, cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi,...
Đáng chú ý, LCG dự kiến doanh thu từ mảng năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 72%) đạt 1,910 tỷ đồng với riêng dự án Vạn Ninh dự kiến đã mang về đến 997 tỷ đồng trong khi đó doanh thu từ hoạt động xây lắp của của Công ty được dự tính chỉ chiếm gần 13%, đạt 336 tỷ đồng, giảm đến 73% so với năm 2019 và không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Licogi 16.
Cũng theo tài liệu này, LCG đã công bố chiến lược kinh doanh cho giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến sẽ đạt 3.423 tỷ đồng doanh thu vào năm 2025 tăng trưởng 24%, LNST sẽ đạt 912 tỷ đồng tăng trưởng tới 82% sau khi sụt giảm 25% vào năm 2021.
IEA: Năng lượng tái tạo là trọng tâm trong kế hoạch khôi phục kinh tế Khi nhiều nước cam kết tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu khí hậu hà khắc, IEA kêu gọi chính phủ các nước tăng gấp đôi những nỗ lực đó khi lên kế hoạch khôi phục kinh tế. Tuabin gió tại Biển Baltic, miền Bắc nước Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)...