Tín dụng vi mô khơi dậy tiềm năng của phụ nữ nghèo
Một trong những cuộc gặp gỡ ấn tượng nhất đối với các cán bộ Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH) cho đến bây giờ là trường hợp của khách hàng Hà Thị Nội ở xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy).
Chị Nội chia sẻ: “Giờ vay vốn không còn khó như trước, khi tham gia vay vốn tôi không phải đi đâu xa, vì đã có cán bộ, nhân viên TCVM đến tận thôn, tận nhà để thu phát vốn. Bản thân tôi lại được cán bộ TCVM hướng dẫn, tư vấn kỹ càng về mức vay, lãi suất, thời hạn hoàn trả sao cho phù hợp. Những lúc khó khăn gia đình tôi còn được thăm hỏi, động viên, vậy nên chúng tôi biết ơn Tổ chức TCVM TH nhiều lắm”.
Cán bộ Tài chính vi mô Thanh Hóa thu, phát vốn ngay tại thôn, tạo điều kiện cho khách hàng đi lại thuận tiện.
Chị Nội vừa nói vừa xúc động nhớ lại trận lụt lịch sử năm 2018, nước lũ đã cuốn trôi tài sản của không chỉ gia đình chị, mà còn làm thiệt hại cho bao gia đình chị em trong thôn, Tổ chức TCVM TH đã cử cán bộ, nhân viên đến tận nhà thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời nào là gạo, dầu ăn nước mắm, xà phòng, bát đũa… Đó là sự quan tâm động viên với tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Hành động, nghĩa cử cao đẹp ấy khiến cho chị Nội cũng như nhiều chị em trong thôn rất cảm kích và luôn tâm nguyện phải nỗ lực cố gắng để vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển kinh tế và hoàn trả vốn vay đúng hạn.
Trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo ở các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã đạt được những kết quả quan trọng. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh trong ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho các địa phương đã tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực miền núi theo hướng sản xuất gắn với thị trường, phát huy thế mạnh ở vùng dân tộc miền núi, giúp đồng bào chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tỉnh đã tạo cơ sở, điều kiện tốt nhất để phát triển, nhân rộng những nguồn vốn hỗ trợ các hộ thu nhập thấp, phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Một trong những kênh hỗ trợ vốn vay hiệu quả và được chị em đánh giá cao là tín dụng vi mô, được cung cấp bởi TCVM TH. Là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng thông qua các dịch vụ tài chính, TCVM TH đã có hơn 20 năm đồng hành cùng chị em phát triển kinh tế, giúp hàng ngàn hộ gia đình thoát nghèo bền vững. Mỗi năm, TCVM TH cung cấp vốn vay cho từ 15.000 đến 20.000 hộ gia đình, trong đó được chị em yêu thích nhất là vốn vay dành cho hộ nghèo, hộ chính sách. Với lãi suất hỗ trợ chỉ 6%/năm, người vay không phải giao dịch xa xôi để nhận vốn và hoàn trả, mà chỉ cần đến nhà văn hóa thôn gặp cán bộ tín dụng để được hướng dẫn làm hồ sơ theo mẫu.
Để thuận tiện cho các hộ khó khăn, không có tài sản thế chấp, TCVM TH chỉ yêu cầu khách hàng được xác nhận của người có uy tín trong cộng đồng và chi hội trưởng phụ nữ thôn. Với những khách hàng hiện đang vay vốn và hoàn trả tốt tại tổ chức, khi gặp khó khăn bất ngờ, hoặc muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh, có thể vay thêm vốn bổ sung cũng chỉ với lãi suất 6%/năm. Đây là chính sách đặc biệt của TCVM TH, nhằm giúp khách hàng vượt qua khó khăn; đồng thời hỗ trợ những nữ doanh nhân vi mô, phụ nữ khởi nghiệp có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Song song với việc hỗ trợ vốn vay, cán bộ TCVM TH còn chú trọng tư vấn về quản lý tài chính, tổ chức các hoạt động tập thể hữu ích, giúp chị em nâng cao năng lực, hiểu biết trong các lĩnh vực như: sức khỏe, dinh dưỡng, bình đẳng giới… Từ đó, giúp cho chị em có cơ hội thoát nghèo, cải thiện thu nhập; đồng thời vững tin và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
Với sự chuẩn bị chủ động, kỹ lượng, Việt Nam đã hòan thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, để lại dấu ấn đậm nét là một thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm.
Ngày 29/4/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Báo cáo năm 2021 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho rằng Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động, phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ lộ trình thực hiện. Chính phủ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo và báo cáo Quốc hội về kết quả tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 (Báo cáo số 472/BC-CP ngày 6/10/2020).
Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, các kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 1-1,5%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (giảm bình quân 4%/năm).
Chính phủ đã chỉ đạo ban hành đồng bộ hệ thống chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo thuộc các lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, tín dụng ưu đãi, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, môi trường, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng. Các chính sách giảm nghèo đặc thù cũng được chú trọng ban hành, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước tích hợp chính sách, giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tập trung phát triển chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng.
Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước từng giai đoạn. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.
Ảnh minh hoạ
Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo; dành 21% ngân sách Nhà nước cho phúc lợi xã hội - đây là mức cao nhất trong các nước ASEAN.
Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả và nhiều địa phương thoát khỏi tình trạng khó khăn để xây dựng vùng nông thôn trù phú; đưa Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo.
Tiếp vốn cho hộ mới thoát nghèo Sau một thời gian tạm ngừng giải ngân, từ đầu tháng 4, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Khánh Hòa tiếp tục cấp vốn cho hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 02 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã có hơn 1.000 hộ được tiếp cận nguồn vốn. Góp phần thoát nghèo bền vững Thoát nghèo đã được...