Tín dụng và cho vay của Ngân hàng Bảo Việt đều tăng trưởng âm, nợ xấu ngất ngưởng
Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) vừa công bố cho thấy hầu hết các chỉ tiêu từ lợi nhuận đến cho vay và tiền gửi khách hàng đều giảm song nợ xấu lại tăng vọt.
Trong quý 3/2019, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng Bảo Việt đạt gần 217 tỷ đồng, tăng khá 24% so với cùng kỳ 2018.
Các khoản lãi thuần khác từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh đều tăng trưởng khá khi lần lượt đạt 22 tỷ, 1,2 tỷ và 71 tỷ đồng.
Riêng hoạt động khác ghi nhận lãi thuần giẩm gần 10%, xuống 1,8 tỷ đồng.
Do đó, mặc dù chi phí hoạt động tăng 7,6%, lên gần 163 tỷ đồng song lãi thuần của Ngân hàng Bảo Việt vẫn tăng vọt 113% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Bảo Việt tăng quá mạnh tới 133%, lên con số 143 tỷ đồng.
Do đó, sau cùng nhà băng này chỉ lãi ròng vỏn vẹn 5,8 tỷ đồng trong quý 3, giảm tới 21,5% so cùng kỳ 2018.
Lũy kế 9 tháng, tình hình cũng không khả quan hơn khi lãi thuần giảm hơn 26%, về mức 283 tỷ đồng. Dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng giảm 24%, còn 264 tỷ đồng song Ngân hàng Bảo Việt chỉ lãi hơn 16 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm 36% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Tổng tài sản tại thời điểm 30/9 của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,97%, xuống mức 53.662 tỷ đồng.
Trong đó cho vay khách hàng cũng giảm 3,98%, về còn 24.722 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 25.811 tỷ đồng, cũng giảm 4,55% so đầu kỳ.
Nợ xấu trên dư nợ cho vay của Ngân hàng Bảo Việt tại thời điểm cuối tháng 9/2019 tăng từ 3,97% lên tới mức 4,4%, tương ứng chiếm 1.088 tỷ đồng.
Hiện cổ đông lớn của Ngân hàng Bảo Việt chính là Tập đoàn Bảo Việt (BVH) với 49,52% vốn, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) nắm 14,03%, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC sở hữu 10,3% và CTCP Tập đoàn HIPT nắm 2,29%.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Tăng trưởng tín dụng cuối năm: Cần tập trung vào "chất"
Tính đến 30/9/2019, tăng trưởng tín dụng đạt 9,4%, nên dư địa để tăng dư nợ quý cuối năm vẫn còn nhiều, song cần tập trung vào chất lượng tín dụng, mà không nhất thiết phải đạt mục tiêu 14%.
Các TCTD đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và cho vay thời gian tới.
Trong bối cảnh vĩ mô hiện tại, giới phân tích tài chính nhìn nhận, khả năng tăng trưởng dư nợ năm nay sẽ thấp hơn con số 14% đặt ra hồi đầu năm.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính, tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chỉ đạt 13,2% với tốc độ tăng trưởng và mức trần tín dụng cho từng ngân hàng như hiện nay.
Tương tự, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt 12-13% trong năm nay chủ yếu do nhu cầu tín dụng giảm ở những ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn như bất động sản, thép...
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cũng cho rằng, với kịch bản tăng trưởng GDP thực tế đạt 6,6-6,8% và lạm phát bình quân là 3,5-4%, nếu không có sự thay đổi đáng kể thì mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm nay đạt khoảng 12-13%.
Hiện không ít ngân hàng cạn room tăng trưởng tín dụng đã đệ trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xin nới thêm để có dưa địa cho vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, song khả năng khó được chấp thuận.
Theo định hướng của NHNN, kể từ đầu năm 2019, các nhà băng có chất lượng tài sản tốt có thể được tăng hạn mức, nhưng đến nay mới có một số ngân hàng được tăng như ACB từ 13% lên 17%, VPBank từ 12% lên 16%, Techcombank và MBBank từ 13% lên 17% - cũng là những ngân hàng đã áp dụng Basel II.
Nhiều ngân hàng khác dù đã hoàn tất Basel II, nhưng vẫn khó được nới room. 9 tháng qua, tín dụng một số ngân tăng cao như OCB, TPBank tăng 20%..., nhưng cũng có ngân hàng tăng trưởng thấp như BIDV, VietinBank và Eximbank, lần lượt đạt 8,6%, 3,2% và 3,3%, cách xa so với mục tiêu đặt ra đầu năm là 12%, 7% và 12,9%.
Mặt khác, xét về cân đối vĩ mô, theo VDSC, cần lưu ý tới sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và GDP danh nghĩa, nếu độ lệch quá cao thì đồng nghĩa với việc tiền trong nền kinh tế dư thừa và ngược lại.
Hiện nay, khoảng chênh lệch đang ở mức 5%, thấp hơn đáng kể so với năm 2015 và 2017, lần lượt là 7% và 11%.
Tại thời điểm cuối năm 2018, khoảng chênh lệch giảm về 3%, từ mức 6% trước đó, dẫn đến tăng trưởng tín dụng và cung tiền bị siết lại kể từ quý III/2018.
Khảo sát mới đây của NHNN cho thấy, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và cho vay trong thời gian tới.
Cụ thể, huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,39% trong quý IV/2019 và tăng 13,06% trong năm 2019, điều chỉnh giảm 0,42% so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước (nhưng vẫn cao hơn mức tăng thực tế 12,45% của năm 2018).
Dư nợ cho vay được kỳ vọng tăng trưởng 4,85% trong quý IV/2019 và tăng 13,61% trong năm 2019, đã điều chỉnh giảm 0,72% so với mức bình quân kỳ vọng 14,33% ghi nhận tại kỳ điều tra trước (thấp hơn mức tăng thực tế 13,88% của năm 2018).
Các TCTD cũng liên tục điều chỉnh giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 qua các kỳ điều tra từ 15,27% xuống 13,61% (tháng 9/2019), gần với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm nay.
Trong khi đó, theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng cho vay và huy động trong 9 tháng đầu năm đang chậm lại.
Theo PGS-TS. Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM), trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng là điều quan trọng nhất.
Ông Ngân cho rằng, hoạt động tín dụng đã và đang hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, qua đó cho thấy vốn ngân hàng đang được sử dụng ngày càng hiệu quả, nên không nhất thiết phải hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% bằng mọi giá.
"Hiện nay, Việt Nam đang tái cơ cấu thị trường tài chính với định hướng nâng cao hơn nữa vai trò của thị trường chứng khoán để trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế.
Vì vậy, việc giảm dư nợ tín dụng là cần thiết để tăng vốn hóa thị trường chứng khoán. Hướng đi này vừa thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn, vừa đảm bảo hoạt động hệ thống ngân hàng an toàn bền vững, đồng thời giúp giảm phụ thuộc vào tín dụng", ông Ngân nhấn mạnh.
Theo Tnnhanhchungkhoan.vn
NHNN sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngư dân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết như vậy tại phiên giải trình chất vấn các bộ trưởng sáng nay (6/11). "Tàu 67" đang khiến nhiều ngư dân mang nợ. Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường về Nghị định 67, chính sách phát triển thủy sản,...