Tín dụng tiêu dùng đổi khẩu vị rủi ro
Do ảnh hưởng bởi Covid-19, các công ty tài chính phải đẩy mạnh tái cơ cấu nợ, giãn thời gian trả nợ cho khách hàng, miễn giảm lãi suất, vì thế khó có thể kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng cao trong năm nay.
Kiểm soát chặt rủi ro
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều ngành nghề, hàng ngàn lao động bị mất việc, khiến nhiều khoản nợ vay tiêu dùng khó trả đúng hạn. Để hỗ trợ khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các tổ chức tín dụng đã tái cơ cấu nợ, giảm lãi vay cho khách hàng.
Tính tới giữa tháng 5/2020, HD SAISON đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 1.000 khách hàng, với tổng dư nợ hơn 3 tỷ đồng; miễn giảm lãi suất cho hơn 1.000 khách hàng với tổng số dư nợ là gần 14 tỷ đồng. HD SAISON vẫn đang tiếp nhận số lượng lớn đơn xin hỗ trợ miễn, giảm lãi suất và cơ cấu khoản vay từ khách hàng.
“Đây là nỗ lực chung tay cùng toàn xã hội khắc phục hậu quả Covid-19 trong khi hoạt động kinh doanh của Công ty cũng chịu thiệt hại lớn suốt thời gian qua”, đại diện Công ty cho biết.
Trong khi đó, nhằm bảo vệ các khoản cho vay mới, FE Credit – Công ty tài chính trực thuộc VPBank – chọn cách cắt giảm doanh số ở phân khúc khách hàng rủi ro cao, ưu tiên người dùng hiện có với chất lượng tín dụng tốt nhằm tăng chất lượng tài sản.
Bên cạnh đó, đơn vị còn tập trung nguồn lực để đẩy mạnh thu hồi nợ, sử dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro, tập trung vào nhóm người dùng phân khúc ít rủi ro với các điều chỉnh hợp lý trong chính sách cho vay.
Tổng giám đốc VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, thời gian qua, FE Credit đã siết chặt hoạt động hơn rất nhiều, chẳng hạn tạm thời dừng tăng trưởng, tập trung vào nhóm khách hàng ít rủi ro hơn, tăng bán chéo, tìm cách kiểm soát rủi ro.
Đến thời điểm này, FE Credit mới chỉ tăng trưởng tín dụng hơn 1% và cũng xác định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ trong tháng 6 với mức tăng trưởng chỉ khoảng 1 – 2%.
Ông Lee Ja-Yong, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tài chính Mirae Asset (Việt Nam) – Mirae Asset Finance Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, Công ty đã đẩy mạnh cơ cấu nợ cho khách hàng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Đến thời điểm hiện nay, Mirae Asset Finance Việt Nam đã cơ cấu nợ cho 1.200 khách hàng, giảm lãi cho 1.445 khách hàng. Tổng số tiền Công ty tái cơ cấu, hỗ trợ cho khách hàng là 12 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Lúc đầu, Công ty dự tính sẽ hỗ trợ khách hàng từ tháng 3/2020 đến cuối tháng 6/2020, nhưng giờ kéo dài đến hết tháng 8/2020″, Lee Ja-yong cho biết thêm.
Lãnh đạo NHNN cho biết, trong điều hành tín dụng, bám sát diễn biến dịch Covid-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng khôi phục nhanh chóng sản xuất – kinh doanh.
Tuy nhiên, theo NHNN, dưới tác động của dịch Covid-19, cầu tín dụng tăng thấp, đến ngày 29/5, tín dụng tăng 1,96% so với cuối năm 2019.
Còn đến ngày 16/6, tăng trưởng tín dụng ngành tăng 2,13% so với đầu năm, chỉ bằng 1/2 so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2019 tín dụng ngành ngân hàng tăng 5,7%), do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Về cơ cấu tín dụng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho hay, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 0,7%, tín dụng tiêu dùng cũng giảm.
Lãnh đạo NHNN đưa ra khuyến cáo, tỷ lệ nợ xấu của ngành sẽ tăng do tác động của dịch Covid-19. Cơ quan quản lý đưa ra tỷ lệ kiểm soát nợ xấu đối với tỷ lệ không quá 5,5%. Lãnh đạo các công ty tài chính cũng thừa nhận, nợ xấu đối với tín dụng tiêu dùng sẽ tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng sẽ không quá nghiêm trọng.
Khó kỳ vọng mục tiêu cao
Kế hoạch tổng thể của VPBank năm nay thận trọng, riêng Ngân hàng năm nay vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng khoảng 15%, nhưng phần sụt giảm đến từ FE Credit. Mọi năm, công ty tài chính đóng góp khoảng 44% vào lợi nhuận hợp nhất nhưng năm nay có thể thấp hơn.
Tổng giám đốc Fe Credit, ông Kalidas Ghose cũng đánh giá, dịch bệnh đã tác động tiêu cực lên nhiều mặt đời sống và công ty tài chính cũng không là trường hợp ngoại lệ. Hoạt động cho vay của công ty này đã chậm lại đáng kể.
Song với định hướng kiểm soát rủi ro nên trong thời gian qua, FE Credit đã giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu từ mức 6% cùng kỳ 2019 xuống chỉ còn 4,4% như hiện nay.
Công ty sẽ tiếp tục theo con đường tập trung vào các nhóm khách hàng tốt và tăng kiểm soát rủi ro. FE Credit chọn tập trung phục vụ nhu cầu của khách hàng thông qua quy trình tự động hóa.
Sau giai đoạn giãn cách xã hội, quá trình số hóa diễn ra nhanh hơn, thích nghi với các hoạt động “bình thường mới” và phục vụ người tiêu dùng sau dịch.
Hệ thống cho phép đơn vị lựa chọn phân khúc khách hàng ít rủi ro hơn với các sản phẩm phù hợp. Khi hoàn thành sẽ giúp FE Credit tự động hóa tất cả các tương tác với người dùng, cải thiện trải nghiệm, đảm bảo hiệu quả về chi phí, thời gian tiếp cận thị trường của sản phẩm.
Ngày 25/6, Công ty tài chính VietCredit tổ chức Đại hội đồng cổ đông thông qua chỉ tiêu kinh doanh có điều chỉnh cho năm 2020.
Theo VietCredit, do tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành ngân hàng, tài chính tiêu dùng và các doanh nghiệp theo từng cấp độ khác nhau, nên Công ty tiếp tục chọn cách lên kế hoạch kinh doanh theo các kịch bản của dịch bệnh.
Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, VietCredit dự kiến mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 45 tỷ đồng cho năm nay.
Hiện tại, dựa trên những đánh giá tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, HĐQT VietCredit đã họp và thống nhất kế hoạch tăng trưởng dư nợ lên 3.300 tỷ đồng (trước xóa nợ).
Tại kịch bản giả định với nền kinh tế phục hồi, tâm lý người dân ổn định, các chính sách vĩ mô tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, dòng vốn giữa các định chế tài chính luân chuyển bình thường và các ngành dịch vụ hoạt động trở lại như trước dịch Covid-19, HĐQT VietCredit phấn đấu đạt được mục tiêu doanh thu, lợi nhuận lần lượt 1.086 tỷ đồng, 18 tỷ đồng.
Ông Lee Ja-Yong cho biết, 5 tháng đầu năm nay, Mirae Asset Finance Việt Nam giải ngân 2.370 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kế hoạch tăng trưởng đưa ra năm nay của Công ty khó có thể đạt được, nhưng cố gắng đạt 90% kế hoạch năm.
Với chủ trương giảm cho vay tiền mặt đối với công ty tài chính theo quy định mới của NHNN, Công ty chuyển sang đẩy mạnh cho vay liên kết với các điểm bán.
Mirae Asset Finance Việt Nam có định hướng mở 8.000 điểm dịch vụ với các điểm bán để giảm thiểu rủi ro và giải ngân có mục đích rõ ràng.
Thực tế, lợi nhuận biên (NIM) trong cho vay của công ty tài chính tăng tương đối tốt so với ngân hàng, tuy nhiên trong năm 2020, lợi nhuận biên của công ty tài chính khó tránh ảnh hưởng do dịch bệnh.
TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia ngân hàng cho rằng, năm nay, tài chính tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng các năm tới vẫn hết sức lạc quan bởi dư địa để phát triển là rất lớn.
Lo nguồn ngân sách tăng vốn điều lệ cho Agribank
Thảo luận ở hội trường về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chiều ngày 10/6, hầu hết các đại biểu Quốc hội ủng hộ sự cần thiết phải tăng 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho ngân hàng này.
Nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn bị suy giảm. Ảnh: Lê Tiên
Song, các đại biểu cũng bày tỏ sự băn khoăn về nguồn vốn dùng để tăng vốn cho Agribank cũng như thời điểm tăng vốn...
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) ủng hộ chủ trương tăng vốn điều lệ cho Agribank, bởi đây là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài việc kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong đó có đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc tăng vốn điều lệ không chỉ làm tăng năng lực tài chính mà còn giúp Ngân hàng tăng năng lực cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao xếp hạng trong hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ông Hạ băn khoăn: "Việc tăng vốn điều lệ dự tính bằng nguồn tăng thu và tiết kiệm ngân sách trung ương năm 2019 cần phải tính. Thực tế, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và dự báo diễn biến khó lường, trong khi thu ngân sách nhà nước (NSNN) gặp khó khăn".
Về cân đối NSNN, trong điều kiện thu ngân sách giảm, sau khi sử dụng nguồn tiền để tăng vốn cho Agribank cùng với thực hiện các giải pháp cắt giảm nhiệm vụ chi, NSNN năm nay dự kiến còn thiếu từ 70.000 - 75.000 tỷ đồng. "Bối cảnh khó khăn như thế mà dùng nguồn vốn như đề xuất để tăng vốn cho Agribank có cần thiết không, có phù hợp không?", ông Hạ đặt câu hỏi.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) bày tỏ, bổ sung vốn cho Agribank là hợp lý nhưng chủ trương dùng NSNN để tăng vốn cho ngân hàng có nên không, khi thực chất là dùng vốn NSNN để bổ sung vốn cho 1 ngân hàng thương mại cụ thể. Theo bà Mai, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo (VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank), trong đó chỉ có Agribank là 100% vốn nhà nước. Thực tế, 4 ngân hàng này đối mặt với việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Một số ngân hàng có hệ số an toàn vốn thấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó riêng Agribank được xem xét dùng vốn NSNN để tăng vốn điều lệ.
Trong điều kiện thu NSNN giảm, sau khi sử dụng nguồn tiền để tăng vốn cho Agribank cùng với thực hiện các giải pháp cắt giảm nhiệm vụ chi, NSNN năm nay dự kiến còn thiếu từ 70.000 - 75.000 tỷ đồng.
"Để đảm bảo tính minh bạch của chính sách, cần khẳng định rõ, tại thời điểm này chỉ xem xét bổ sung vốn điều lệ cho 1 ngân hàng cụ thể chứ không phải là thay đổi chính sách trong việc dùng vốn NSNN để bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước", bà Mai nêu quan điểm.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nhấn mạnh, việc tăng vốn cho ngân hàng này có 4 điểm quan trọng: góp phần tăng tỷ lệ an toàn vốn; trong bối cảnh thị trường có nhiều bất thường, tăng vốn sẽ góp phần tăng sức chịu đựng cho Ngân hàng cũng như nền kinh tế; gia tăng huy động vốn; đây là hoạt động đầu tư chứ không phải là chi 3.500 tỷ đồng cho tiêu dùng nên khả năng thu hồi vốn là có.
Để Agribank hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, ông Ngân đưa ra một số lưu ý cho lãnh đạo ngân hàng này. Trước hết, khi phát triển chi nhánh, Agribank nên ưu tiên khu vực nông thôn, hạn chế đô thị, bởi đây là đối tượng khách hàng chính. Khu vực nông nghiệp, nông thôn thường ở vùng sâu vùng xa, Agribank cần tăng cường thêm hoạt động lưu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng đối với vùng sâu, vùng xa nhằm đẩy lùi cho vay nặng lãi, tín dụng đen; quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng, nhất là đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng...
Một số đại biểu khác cũng nhấn mạnh yêu cầu Agribank cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hiện đang tắc nghẽn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động...
Làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu cho ý kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chia sẻ, những năm gần đây, hoạt động của Agribank có những cải thiện rõ nét, vốn chủ sở hữu được bảo toàn và tăng trưởng hàng năm, nợ xấu được kiểm soát, tăng nộp NSNN. Nếu không được tăng vốn, nhu cầu vốn cho nông thôn, nông nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, đề xuất tăng vốn điều lệ đã được rà soát, bàn bạc kỹ lưỡng.
Trước đó, Chính phủ đã có Tờ trình về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, trong đó nêu rõ sự cần thiết bổ sung vốn điều lệ do Agribank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, có vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều năm qua, Agribank chưa được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn điều lệ, tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản, khiến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng bị suy giảm...
Đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau hơn 2 tháng thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đến cuối tháng 5, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet...