Tín dụng tăng cao, nợ xấu vẫn giảm
Trong khi tín dụng tăng trưởng gần 12% song tỷ lệ nợ xấu tại VIB vẫn giảm mạnh còn 1,54%. Hôm qua (20/10),ngân hàng này cũng đã được Moody’s nâng hạng tín nhiệm lên B2, tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có chỉ số tín nhiệm dẫn đầu thị trường.
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2016. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước dự phòng lũy kế đạt 940 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thu nhập hoạt động tăng 21%.
Đáng chú ý, khép lại 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này lên tới 11,7% so với đầu năm, quy mô tín dụng đạt 53.374 tỷ đồng. Trong khi đó, huy động khách hàng tăng tương ứng 12,1%, đạt 59.779 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước dự phòng 9 tháng của VIB tăng ấn tượng 25,9% so với cùng kỳ
Số liệu báo cáo tài chính cũng cho thấy, đến cuối tháng 9, VIB có 88.610 tỷ đồng tổng tài sản; thu nhập từ phí và dịch vụ tăng 41% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,54% so với 1,84% cuối quý 2 và 2,07% cuối năm ngoái, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 15,6% cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước 9%.
Về mảng ngân hàng số, sau 2 quý triển khai, trong quý 3 vừa rồi, VIB đạt được số lượng khách hàng đăng ký và mở tài khoản tăng đột biến gấp 10 lần quý 2, lên 7.000 tài khoản/ một tháng. Số lượng khách hàng sử dụng ứng dụng Mobile banking My VIB và online Banking tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và chứng kiến sự chuyển dịch từ giao dịch truyền thống sang giao dịch trên nền tảng ngân hàng số.
Hồi đầu tháng 10, VIB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ từ 4.845 tỷ đồng lên 5.644 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu thưởng theo kế hoạch Đại hội cổ đồng cổ đông VIB thông qua vào tháng 4/2016.
Video đang HOT
Hôm qua (20/10), tại báo cáo xếp hạng các ngân hàng Việt Nam của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, VIB đã được nâng hạng tín nhiệm lên B2, tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có chỉ số tín nhiệm dẫn đầu thị trường.
Anh Minh
Theo Dantri
Áp lực lãi suất tăng cao, doanh nghiệp than trời
Cuộc đua lãi suất huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại đang đẩy dần lãi suất cho vay tăng cao, nhất là bước vào mùa kinh doanh cuối năm, nhu cầu tín dụng tăng "nóng". Chi phí lãi vay tăng cao khiến cho doanh nghiệp khổ sở, mất ăn mất ngủ vì vừa lo kinh doanh có lãi, vừa chịu áp lực trả nợ vay ngân hàng.
Thời điểm này, lãi suất huy động vốn ở nhiều ngân hàng đã đồng loạt tăng lên từ 0,1-0,5%/năm để thu hút nguồn vốn, phục vụ nhu cầu cho vay tăng đột biến dịp cuối năm. Còn lãi suất cho vay cũng chỉ tăng nhẹ.
Một số ngân hàng quốc doanh lớn như BIDV, Vietinbank, Vietcombank... đang niêm yết mức lãi suất huy động vốn ngắn hạn từ 4,5-6%/năm với kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, từ 6,2-6,5%/năm với kỳ hạn từ 7 tháng trở lên. Lãi suất tiền gửi chỉ tăng nhẹ 0,1-0,3%/năm so với thời điểm hai tháng trước đây.
Vốn "chảy chỗ trũng"
Khối ngân hàng thương mại như Eximbank đang thu hút người gửi tiền bằng mức lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 5%/năm, kỳ hạn 3 tháng 5,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng 6,1%/năm... Với các kỳ hạn gửi tiền dài là 13 và 15 tháng trở lên, lãi suất phổ biến là 7-7,3%/năm.
Trong khi đó, lãi suất cho vay thực tế phổ biến thấp nhất là 7%/năm, đến mức 9-11%/năm tuỳ giá trị khoản vay, thời hạn vay, đối tượng doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh...
Tuy vậy, để giảm áp lực chi phí lãi vay và kích cầu tín dụng, các ngân hàng đều dành một khoản vốn nhất định để cho vay ưu đãi lãi suất. Đơn cử: SHB dành gói tín dụng tới 11.000 tỷ đồng cho vay các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm. Mức lãi suất này thấp hơn cả lãi suất huy động vốn.
Theo lãnh đạo SHB, nguồn tín dụng ưu đãi này nhằm tiếp vốn kịp thời cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh cuối năm, nhất là doanh nghiệp SMES dễ dàng quay vòng vốn kinh doanh.
Áp lực lãi suất tăng cao, doanh nghiệp than trời
Ngoài ra, các ngân hàng lớn khác như MB, MaritimeBank, PVcombank, HDbank... cũng tung ra hàng loạt gói cho vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 6,8%/năm, hay 7,5%/năm nhằm hỗ trợ vốn kịp thời cho sản xuất, kinh doanh cuối năm.
Giám đốc một chi nhánh của Vietcombank cho biết, lãi suất sẽ tăng cao dịp cuối năm do đặc thù kinh doanh, chi phí cân đối vốn phát sinh thêm. Song, ngân hàng cố gắng cân đối nguồn vốn để dành một phần vốn có lãi suất thấp cho doanh nghiệp vay. Ngân hàng ưu tiên khách hàng tốt, còn sàng lọc khắt khe doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro.
Do đó, vốn "chảy chỗ trũng" - rót vào doanh nghiệp tốt cũng là tình trạng phổ biến lâu nay, để đảm bảo an toàn, hạn chế nợ xấu phình to, khó xử lý. Ngân hàng hiện đặc biệt chú trọng quản trị rủi ro, nâng chất lượng tín dụng.
Doanh nghiệp "dở khóc, dở cười"
Nguồn vốn ngân hàng đang dư dả, thanh khoản cao song thực tế, không ít doanh nghiệp phản ánh rằng việc tiếp cận, vay tiền không hề dễ dàng, có nhiều rào cản quy định cũng như những quy định "ngầm".
Bà Hoàng Kim, chủ sở hữu hai công ty chuyên kinh doanh lĩnh vực du lịch, khách sạn và có nguồn thu ổn định, tài chính minh bạch, không có nợ thuế, hay nợ xấu, nhưng cũng khổ sở vì khó vay ngân hàng.
"Mấy tuần nay, có đến 3-4 ngân hàng đến làm việc, tư vấn cho vay và sau khi đánh giá, thẩm định, họ đều bày tỏ rất muốn cho công ty vay vốn. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng yêu cầu tôi phải chứng minh rất kỹ về doanh thu của công ty, nguồn thu nhập của cá nhân tôi, chứng minh tài sản nhà đất, đặt ra các yêu cầu về kiểm soát dòng tiền, mục đích sử dụng vốn... khiến tôi thấy nản vì quá phức tạp"- bà Hoàng Kim chia sẻ.
Theo bà Kim, về lãi suất cho vay, các ngân hàng này đều cạnh tranh mức lãi suất tương tự ở năm đầu tiên, chỉ có khác ở biên độ lãi suất sau đó, các loại phí liên quan đến khoản vay... Lãi suất vay dịp cao điểm cuối năm cũng tăng cao nhưng cán bộ tín dụng hé mở "có đàm phán mức lãi suất tốt nhất".
Trong khi đó, lãnh đạo một công ty xây dựng cho biết, công ty đang nhận làm tổng thầu xây dựng phần móng cho dự án ở Hà Nội, được thanh toán theo tiến độ nghiệm thu. Nhưng mới đây, dự án bỗng dưng phải tạm ngừng thi công vì ngân hàng siết chặt vốn giải ngân, kéo theo hoạt động bán hàng của công ty gặp khó khăn.
"Chúng tôi đã vay vốn ngân hàng để thi công dự án, chờ tiền thanh toán của chủ đầu tư để trả nợ ngân hàng. Giờ, dòng tiền bị kẹt là ảnh hưởng dây chuyền tới nhiều giao dịch khác"- vị lãnh đạo này than thở.
Khó khăn về dòng tiền còn đến từ nhiều phía, nhiều dự án khác, khổ sở nhất là một chủ đầu tư bất động sản khác chây ỳ nợ tiền thi công từ lâu. Chủ đầu tư này cũng lại vay tiền của nhiều ngân hàng khác và bị kiểm soát mọi nguồn thu về tài khoản. Cho nên, nhà thầu xây dựng cũng ở thế yếu, khó có thể "bắt nợ" chủ đầu tư như ngân hàng được.
Hiện nay, các ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt để đẩy tín dụng tăng lên, nhưng đều dè chừng rủi ro nợ xấu nên mức lãi suất cao và điều kiện vay khắt khe là cách "sàng lọc" khách hàng vay vốn.
Thực tế, công ty chứng khoán Tp.HCM (HSC) cho biết, lãi suất huy động bình quân tháng 8 ở mức 6,11%, tăng 0,22% so với đầu năm, còn lãi suất cho vay bình quân chỉ 9,28%/năm, giảm 0,46% so với đầu năm.
Thị trường sẽ tự điều chỉnh xu hướng lãi suất ở từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng.
Theo Thời báo kinh doanh
Thị trường tài chính tiềm ẩn rủi ro Tín dụng năm qua tăng trưởng nhanh là do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt hơn. Tuy vậy, hệ thống ngân hàng cần tính đến khả năng nợ xấu sẽ tăng trở lại trong năm nay nếu không tập trung giải quyết các thách thức về mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn tín dụng, nhất là tỷ...