Tín dụng Ngân hàng CSXH hỗ trợ tạo việc làm cho 266.000 lao động
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng chủ trì hội nghị.
Đóng góp quan trọng vào giảm nghèo
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của HĐQT, Ban điều hành, Ban đại diện HĐQT các cấp cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức trong toàn hệ thống, hoạt động của Ngân hàng CSXH trong năm 2019 tiếp tục đạt hiệu quả cao và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi bò sinh sản giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo ở tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.G
Báo cáo tổng kết do Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Nguyễn Đức Hải trình bày tại hội nghị cho biết, đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 216.361 tỷ đồng, tăng 17.585 tỷ đồng so với năm 2018. Đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách các địa phương đạt 15.443 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng nguồn vốn, tăng 3.634 tỷ đồng so với năm 2018, hoàn thành 162% kế hoạch giao tăng năm 2019.
Báo cáo do ông Nguyễn Đức Hải trình bày cũng nêu bật, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 206.805 tỷ đồng, tăng 19.012 tỷ đồng so với cuối năm 2018 với trên 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong tổng dư nợ, dư nợ các chương trình tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo sinh kế và việc làm chiếm 73,8%.
Trong năm 2019 hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục đặt nhiệm vụ duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng quan trọng hàng đầu.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong năm 2019 đã hỗ trợ vốn đầu tư SXKD, tạo việc làm cho hơn 266.000 lao động, trong đó giúp gần 7.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 36.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng hơn 15.000 căn nhà ở cho hộ nghèo; hơn 4.000 căn nhà ở xã hội…
“Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh – xã hội, ổn định chính trị, an ninh – quốc phòng và phát triển kinh tế – xã hội…” – ông Dương Quyết Thắng khẳng định.
Video đang HOT
Về nhiệm vụ trong năm 2020, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng cho biết, năm 2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH theo Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, các đơn vị cần rà soát các nội dung công việc theo chiến lược, kế hoạch thực hiện chiến lược của Ngân hàng CSXH để chuẩn bị cho công tác đánh giá, tổng kết và xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2021 – 2030; xây dựng chiến lược giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, ông Dương Quyết Thắng yêu cầu các đơn vị bám sát chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao; chủ động khai thác, huy động các nguồn lực và tổ chức giải ngân vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các đối tượng thụ hưởng. Qua đây cũng góp phần hạn chế tín dụng đen; đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH.
Năm 2020, các đơn vị trong toàn hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục tập trung tham mưu các ban, bộ, ngành tại Trung ương và chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Ngân hàng CSXH chủ động triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới phù hợp và đảm bảo đúng quy định; tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, ban hành các quy chế, quy trình, hướng dẫn trên các mặt hoạt động theo hướng tinh giản, hiệu quả…
Hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục thực hiện củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách; chú trọng tới công tác kiểm tra, giám sát và kiểm tra nội bộ; thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và phúc tra chi nhánh Ngân hàng CSXH các tỉnh, thành phố; tăng cường công tác giám sát từ xa tại các đơn vị nhằm kịp thời khắc phục sai sót.
Theo Danviet
Các giải pháp đột phá, khắc phục khó khăn hiện nay
Chính phủ muốn lan tỏa tinh thần khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, hành động đến các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2020 và của giai đoạn 2016-2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ báo cáo tóm tắt một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020 - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sáng 30/12, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đang diễn ra tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo tóm tắt một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 (Nghị quyết 01/NQ-CP).
Dự thảo Nghị quyết đã được sự đồng thuận, thống nhất cao trong thường trực Chính phủ và các thành viên Chính phủ sau khi đã thể hiện đầy đủ tinh thần của Kết luận 63-KL/TW của Trung ương Đảng và Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội.
Phương châm 10 chữ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2016-2020, chuẩn bị, tạo đà cho Kế hoạch, Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn tiếp theo. Trong năm, nhiều sự kiện, kỷ niệm những ngày lễ lớn như: 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước, 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam và tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào năm 2021.
Với ý nghĩa đó, Phó Thủ tướng cho rằng Chính phủ mong muốn lan tỏa tinh thần khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, hành động đến các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển KTXH của năm 2020 và của giai đoạn 2016-2020 và xác định phương châm hành động của năm 2020 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả" với 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành.
Thứ nhất là tiếp tục hoan thiên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.
Thứ hai, tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả hơn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
Thứ ba, phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ tư, thực hiện nghiêm việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cưc.
Thứ năm là củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Cuối cùng là chủ động thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, lan tỏa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban MTTQ, đoàn thể các cấp; phat huy tinh thân thi đua yêu nươc, đôi mơi sang tao ở tất cả các nganh, cac cấp; tổ chức tốt các sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước.
10 giải pháp đột phá khắc phục các vướng mắc hiện nay
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết Chính phủ thống nhất 10 nhóm giải pháp chủ yếu (được cụ thể thành 138 nhiệm vụ cho từng bộ, ngành). Thứ nhất là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh.
Thứ hai, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, trong đó có việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, thanh toán nợ đúng hạn, không để ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, cải thiện triển vọng tín nhiệm quốc gia trong năm 2020.
Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn. Trong đó, hoàn thiện và phê duyệt phương án xử lý ngân hàng mua bắt buộc. Ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt. Có kế hoạch nâng xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 10 bậc, công bố sách trắng doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển và tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư, xây dựng các dự án lớn. Phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Thứ tư, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Thứ năm, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực găn vơi đôi mơi sang tao và phát triển, ưng dung KHCN hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài.
Thứ sáu, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân: Thực hiện hiệu quả, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Phấn đấu đến hết năm 2020 không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng người có công với cách mạng.
Thứ bảy, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ tám, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thứ chín, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển KTXH, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Cuối cùng là đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban MTTQ, đoàn thể các cấp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định đây là các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm có tính đột phá trong chỉ đạo, điều hành và giải quyết kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc hiện nay, đưa KTXH của đất nước hoàn thành các chỉ tiêu mà Trung ương và Quốc hội giao trong năm 2020.
Thành Chung
Theo Chinhphu
Công tác nhân sự khoá mới: "Không làm tốt thì tự ta lật đổ ta" Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, cán bộ là vấn đề quyết định, là then chốt của then chốt, do vậy, phải đặc biệt chú ý công tác nhân sự. "Không làm tốt thì tự ta lật đổ ta", ông Trần Quốc Vượng lưu ý. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng Sáng nay (25/12), Ban Tổ chức Trung...