Tín dụng mua nhà sẽ tăng trở lại vào năm tới
Đó là nhận định của ông Trịnh Bằng Vũ, Giám đốc Khối Bán lẻ Ngân hàng Shinhan Việt Nam
Ông đánh giá thế nào về động thái kéo dài thêm thời hạn áp dụng Thông tư 22/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về giảm vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn?
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản lấy ý kiến các tổ chức tín dụng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN, trong đó có việc lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung – dài hạn.
Theo đó, có 2 phương án được đưa ra: Một là các ngân hàng tiếp tục giữ tỷ lệ tối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn đến 31/3/2021 và sẽ hạ dần theo tỷ lệ cũ trong các năm tiếp theo; hai là sẽ duy trì tỷ lệ 40% đến hết ngày 30/9/2021 và hạ dần sau đó.
Theo tôi, dù là phương án nào thì việc kéo giãn lộ trình áp dụng như trên là phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là khi đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực và còn diễn biến phức tạp. iều này sẽ tác động tích cực lên cả thị trường tín dụng và thị trường bất động sản.
Vậy tín dụng cho cá nhân vay mua nhà trong nửa cuối năm 2020 cũng như năm 2021 sẽ tích cực hơn?
Như chúng ta đã biết, dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2020, GDP Việt Nam chỉ tăng 1,81% – thấp nhất trong nửa đầu năm của cả giai đoạn 2011-2020.
Trong bối cảnh đó, việc phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc lớn vào khả năng khống chế dịch và theo chúng tôi, mọi kịch bản dự đoán đều không chắc chắn.
Tuy nhiên, với việc khống chế dịch tốt và nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương trong nửa đầu năm, các hoạt động sản xuất – kinh doanh nói chung và tín dụng mua nhà nói riêng sẽ từng bước hồi phục và tăng trưởng trở lại trong năm 2021.
Video đang HOT
Theo ông, rào cản trong cho vay mua nhà của khách hàng cá nhân hiện nay là gì?
Ông Trịnh Bằng Vũ.
Theo chúng tôi, thị trường tín dụng nhà ở của khách hàng cá nhân hiện nay tồn tại 3 rào cản chính, thứ nhất là về giá.
Hiện nay, giá nhà ở bình quân, đặc biệt tại khu vực thành thị, còn khá cao so với thu nhập bình quân của đại đa số người dân có nhu cầu mua nhà.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay mua nhà tại Việt Nam cũng cao hơn so với so với các nước khác trong khu vực, từ đó tác động trực tiếp lên giá nhà ở.
Thứ hai là về pháp lý trong quản lý hoạt động bất động sản, đặc biệt liên quan đến các sản phẩm của phân khúc nhà dự án như căn hộ, condotel… đang khiến thị trường nhà ở vẫn chưa được tháo gỡ tại các nút thắt để phát triển thuận lợi hơn.
Thứ ba là nguồn vốn tham gia thị trường, chủ yếu là sự yếu kém về nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư, dẫn đến phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng hoặc từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mà như chúng ta đã biết, hiện có không ít ý kiến quan ngại việc huy động vốn rầm rộ từ thị trường này với người mua chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp nên dễ dẫn đến rủi ro.
ây là một trong những lý do khiến cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây.
Ông có đề cập lãi suất vay mua nhà đang thấp, vậy lãi suất cá nhân vay mua nhà của Shinhan Bank hiện ra sao?
Hiện Shinhan Bank đang áp lãi suất đối với khách hàng cá nhân mua nhà quanh mức 7,5%/năm (cố định trong 1 năm đầu), 8,3%/năm (cố định trong 2 năm đầu) và 9,4%/năm (cố định trong 3 năm đầu).
Sau thời gian ưu đãi, khoản vay sẽ được áp dụng lãi suất thả nổi theo công thức: “Lãi suất cơ sở biên độ”. Hiện nay, tổng mức lãi suất thả nổi (lãi suất cơ sở biên độ) của Shinhan Bank chỉ khoảng 10%/năm, còn mặt bằng chung trên thị trường là 11-13%/năm.
Số tiền cho vay mua nhà tối đa áp dụng cho từng trường hợp khách hàng cụ thể phụ thuộc vào giá trị định giá tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay, cũng như năng lực trả nợ của từng khách hàng theo khung đánh giá của Ngân hàng, tối đa đến 70% giá trị định giá của bất động sản là nhà ở tại khu vực Hà Nội và TP.HCM.
Tất nhiên, số tiền vay cuối cùng còn phụ thuộc vào năng lực trả nợ của từng khách hàng như tổng mức thu nhập, số tiền còn lại dùng để trả nợ mỗi tháng sau khi khấu trừ các khoản chi tiêu, vay nợ khác (nếu có)… với thời gian vay đề nghị cụ thể.
Giãn lộ trình 'siết' vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Đề xuất lùi lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được dư luận đánh giá là hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Để giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, ngoài giảm dư nợ trung, dài hạn, ngân hàng có thể tăng vốn huy động.
Lùi thời hạn 6 tháng đến 1 năm
NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2020/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Dự thảo đề xuất 2 phương án lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 6 hoặc 12 tháng so với quy định.
Cụ thể, phương án thứ nhất là tiếp tục giữ tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 40% đến ngày 31/3/2021 và sẽ hạ dần theo tỷ lệ cũ trong các năm tiếp theo. Với phương án thứ hai, các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ 40% đến hết ngày 30/9/2021 và hạ dần sau đó. Theo lý giải của NHNN, để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn.
Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động theo chiều hướng giảm, ngân hàng khó huy động vốn dài ngày để cân đối lại nguồn, đáp ứng lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% về 37% từ ngày 1/10/2020 theo lộ trình tại Thông tư 22. Nếu đề xuất lùi thời hạn siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 6 hoặc 12 tháng được thông qua, các ngân hàng sẽ có thêm thời gian để đẩy mạnh huy động vốn dài ngày, cân đối lại nguồn vốn.
Trước đó, cuối năm 2019, NHNN đã đặt ra lộ trình để từng bước siết lại tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, nhằm tăng cường an toàn hệ thống và an toàn thanh khoản thông qua việc ban hành Thông tư 22. Theo đó, lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn như sau: từ ngày 1/1/2020 - 30/9/2020 là 40%; từ ngày 1/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; từ ngày 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ ngày 1/10/2022 là 30%.
Tháo gỡ một phần khó khăn cho các tổ chức tín dụng
Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đến cuối tháng 3/2020 là 29%. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, hiện 14 ngân hàng có trụ sở trên địa bàn Thành phố đã đáp ứng quy định của Thông tư 22, thậm chí giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn về dưới mức 40%. Các ngân hàng không dám "vượt rào", bởi nếu bị phát hiện, sẽ bị xử phạt nặng.
Trong 20 năm qua, NHNN đã nhiều lần thay đổi quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn. Trong đó, giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2015, NHNN "mở" quy định về tỷ lệ giới hạn tại Thông tư 13/2010/NHNN. Sau đó, NHNN ban hành Thông tư 36/2014/NHH quy định trở lại tỷ lệ giới hạn là 60%, rồi giảm về 45% và 40% từ ngày 1/1/2019 và đến nay là Thông tư 22/2020/TT-NHNN.
Trên thực tế, việc cơ cấu lại nợ có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá dồi dào, chứng tỏ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không phải là vướng mắc. Nhưng việc lùi lộ trình sẽ tháo gỡ một phần khó khăn cho các tổ chức tín dụng, nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.
Thông tư 01/2020/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi suất... cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu nợ, gia hạn thời gian trả nợ cho doanh nghiệp, nhằm giữ các khoản nợ không bị chuyển nhóm do khách hàng mất khả năng trả nợ. Chính điều này cũng khiến một phần dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng.
Theo Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ, ngân hàng này đã chủ động giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, trước khó khăn của thị trường do tác động của Covid-19, để đáp ứng lộ trình mà Thông tư 22 đưa ra là điều không dễ. Vì thế, việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn tại Thông tư này là cần thiết.
Ông Trịnh Bằng Vũ, Giám đốc Khối Bán lẻ của Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho rằng, diễn tiến Covid-19 chưa thể dự báo, nên ngân hàng ủng hộ phương án lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Điều này sẽ tác động tích cực tới thị trường tín dụng, khi Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực.
Để giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, ngoài cách giảm dư nợ trung, dài hạn, ngân hàng có thể tăng vốn huy động. Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn, việc thu hút vốn trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp như hiện nay không đơn giản, nhất là trước bối cảnh dịch bệnh và giá vàng ngày càng tăng
Thanh khoản từ thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ dịch chuyển sang thị trường chứng khoán Một nhà kinh tế cho biết, những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây nhằm giảm thiểu tính đầu cơ trên thị trường bất động sản sẽ có thể dẫn đến dòng tiền chảy vào cổ phiếu "Chúng tôi cho rằng thanh khoản từ thị trường bất động sản sẽ có thể dịch chuyển sang thị trường chứng...