Tín dụng góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhưng kết quả tín dụng 9 tháng đầu năm 2020 đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm của cả nước đạt 2,12%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, tính đến ngày 30/9/2020, tín dụng toàn bộ nền kinh tế đã tăng 6,09% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%).
Theo cơ quan này, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã hồi phục dần từ tháng 7, với tốc độ tăng trưởng đạt 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến cuối tháng 9-2020 đã tăng gần 6,1%. Trong khi 2 quý đầu tăng trưởng tín dụng mới đạt 2,8%.
Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn 63%, có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất khoảng 6,32%; dư nợ ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 5,89%, chiếm tỷ trọng 28,75%; tín dụng đối với ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 8,66%, ước tăng 5,09%.
Tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực hiện đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh mới, như tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mức tăng tín dụng thấp hơn nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ nền kinh tế tăng khoảng 5,5%.
Chứng khoán tìm điểm cân bằng mới
Những nhịp va vấp là sự kiểm chứng sức chống chọi của bên mua và lực bán của người cầm cổ phiếu. Điểm tích cực là bên bán không thể hiện sự quyết liệt. Kịch bản khả thi của thị trường là đi ngang trong biên độ vừa phải.
Điểm sáng tăng trưởng kinh tế
GDP quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước và 9 tháng đầu năm tăng 2,12% là mức tăng thấp nhất của quý III và 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011 - 2020. Đây không phải là con số nằm ngoài dự báo khi đầu tháng 9, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm trong khoảng 2 - 2,5%.
Tuy nhiên, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 9 của Việt Nam tăng 6,5 điểm so với tháng 8, đạt 52,2 điểm, mức tốt nhất tính từ đầu năm (PMI lớn hơn 50 điểm có nghĩa là có sự cải thiện so với tháng liền trước). Nhìn chung, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, niềm tin kinh doanh được cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam từ năm 2011 đến nay.
Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm một loạt loạt lãi suất điều hành. Đây là lần thứ 4 tính từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN giảm lãi suất nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ Covid-19.
Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3,0%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giảm từ 3%/năm xuống 2,5%/năm.
Thực tế, thanh khoản trên hệ thống liên ngân hàng duy trì trạng thái tích cực trong vài tháng trở lại đây nên các ngân hàng chưa hẳn là có nhu cầu lớn để vay vốn qua các kênh của NHNN. Nhưng giảm lãi suất điều hành là động thái thể hiện nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế của NHNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP hồi phục mạnh trở lại vào các tháng cuối năm.
Khối ngoại quay lại bán ròng
Đáng chú ý trong hoạt động giao dịch là khối ngoại quay trở lại tình trạng bán ròng rất mạnh trên VN30 trong tuần qua, tranh thủ các nhịp tăng để bán chốt lời các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó chỉ bán ròng vỏn vẹn 35 tỷ đồng. Không những vậy, các chứng chỉ quỹ ETF như VNDiamond và VFMVN30 vốn được nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng cũng đã chuyển sang trạng thái bán ròng.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Sự quyết liệt bán ròng trở lại của nhà đầu tư nước ngoài sẽ là rào cản cho khả năng bứt phá của thị trường chung, vì xu hướng thị trường thời gian qua phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động mua bán của khối ngoại.
Giá trị giao dịch tích lũy của khối ngoại trên VN30.
Nhật ký giao dịch tuần qua
Diễn biến trong tuần qua phần lớn là dập dìu trong biên độ, nhưng cũng có những đợt rung lắc mạnh trong phiên gây trở ngại cho các giao dịch ngắn hạn.
Diễn biến VN-Index từ ngày 25/8 đến 2/10.
Vị thế mua (Long) được duy trì trong tuần trước tại giá vốn 853 điểm ngay lập tức có được thành quả và đạt mức cao nhất tại 868 điểm ở phiên 29/9 rồi quay đầu đảo chiều và trượt rất nhanh. Diễn biến có phần bất ngờ nên chốt ở giá 859 điểm chỉ lãi 6 điểm cho vị thế mua nắm giữ qua tuần.
Ngày 30/9, giá tiếp nối đà tâm lý tiêu cực ở phiên trước đó, nhưng chỉ diễn ra trong phiên sáng. Tín hiệu phân kỳ dương xuất hiện khá đẹp vào phiên chiều và cú nảy bứt phá tạo ra điểm mua đảo chiều tại 856 điểm. Vị thế mua được đóng lại vào phiên ATC, không giữ qua tuần nhằm tránh những biến số khó lường từ thị trường chứng khoán quốc tế.
Chiến lược giao dịch trong biên độ có thể sẽ được đề cao hơn trong tuần này, thay vì "cược" vào xu hướng như các tuần trước đó.
Biên độ dao động đang được hình thành với cận trên là 868 - 870 điểm và cận dưới là 850 - 852 điểm. Mua tại cận dưới và bán tại cận trên là chiến thuật cụ thể được áp dụng.
Chiến lược cho tuần mới
Tuần qua tiếp tục là một tuần tăng giá, dù diễn biến gập ghềnh hơn rất nhiều so với tuần trước đó. Trong đó, thị trường có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, nhưng 2 phiên giảm thực sự là thử thách lớn đối với xu hướng tăng trong ngắn hạn.
Những nhịp va vấp là sự kiểm chứng sức chống chọi của bên mua và lực bán của người cầm cổ phiếu. Tựu chung, sự phản ứng trong tuần qua tốt hơn kỳ vọng, nhịp rung lắc diễn ra rất nhanh và bên bán không thể hiện sự quyết liệt.
Vấn đề của xu hướng thị trường hiện tại là sự lan tỏa ở các cổ phiếu vốn hóa lớn đang neo ở mức cao nhưng dòng tiền đầu cơ ngắn hạn không có dấu hiệu tăng thêm, mà thanh khoản cao chủ yếu là dòng tiền cũ xoay vòng liên tục.
Do đó, cơ hội để thị trường có thể bứt phá trong ngắn hạn là tương đối khó, nên kịch bản khả thi trong tuần này là đi ngang trong biên độ vừa phải (15 - 20 điểm).
Chiến lược giao dịch trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) là canh mua - bán trong biên độ từ 850 - 868 điểm. Canh mua khi giá điều chỉnh về hỗ trợ quanh 850 điểm và canh bán (Short) khi giá tiếp cận khu vực kháng cự quanh 868 điểm.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn là canh chốt bớt vị thế mua nếu đang nắm giữ để chờ mua lại với giá thấp hơn.
Cụ thể, đóng bớt vị thế mua ở vùng giá trên 860 điểm và mua lại tỷ trọng đã chốt nếu chỉ số phái sinh điều chỉnh về vùng 850 điểm. Tầm nhìn trong trung hạn vẫn là tích cực, nhưng chiến lược linh hoạt xoay vòng sẽ tận dụng cơ hội từ sự chùng lại có thể xảy ra của thị trường.
Mirae Asset: Thanh khoản tiếp tục tạo lực đẩy cho thị trường chứng khoán tháng 10 VN-Index được kỳ vọng sẽ duy trì xung lực tăng vừa phải nhờ sức mạnh nội tại trong nước cải thiện đi kèm với các chính sách hỗ trợ vốn có lợi cho thị trường chứng khoán. Báo cáo triển vọng thị trường tháng 10 của CTCK Mirae Asset Việt Nam cho rằng, làn sóng COVID-19 lần hai đã được kiểm soát thành...